S&P cảnh báo cắt điểm tín nhiệm của Nga xuống hạng “rác”
10:47 (GMT+7) - Thứ Tư, 24/12/2014Cảnh báo của S&P được đưa ra trong bối cảnh Nga đương đầu khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ 1998...
Một người đàn ông xem Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trên TV, tại một siêu thị điện máy ở Moscow hôm 18/12 - Ảnh: AP.
Theo tin từ Bloomberg, Nga có thể sẽ không giữ được điểm tín nhiệm hạng khuyến nghị đầu tư lần đầu tiên trong một thập kỷ. Hôm 23/12, tổ chức đánh giá tín nhiệm Standard&Poor’s (S&P) tuyên bố có thể hạ định hạng tín nhiệm của Moscow xuống ngưỡng không khuyến nghị đầu tư (junk bond, hay còn gọi là trái phiếu “rác”).
Cảnh báo trên của S&P được đưa ra trong bối cảnh Nga đương đầu cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi nước này mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu vào năm 1998.
Tuyên bố của S&P nói rằng, có khả năng ít nhất 50% điểm tín nhiệm của Nga sẽ bị giảm xuống ngưỡng “rác” trong vòng 90 ngày tới.
S&P cho biết, cảnh báo hạ điểm tín nhiệm của Nga được đưa ra “dựa trên sự suy giảm nhanh chóng trong mức độ linh hoạt tiền tệ của Nga và ảnh hưởng của nền kinh tế suy yếu đối với hệ thống tài chính của nước này”.
Giá dầu ở vùng thấp nhất 5 năm và các lệnh trừng phạt của phương Tây đã đẩy Nga, quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, tới bờ vực suy thoái.
Từ tháng 3 khi Nga sáp nhập Crimea tới nay, Ngân hàng Trung ương nước này đã tiêu 1/5 dự trữ ngoại hối và tăng lãi suất 6 lần để bảo vệ tỷ giá đồng Rúp.
Tính đến hôm qua, đồng Rúp đã có ngày tăng giá thứ 3 liên tiếp. Vào cuối ngày tại Moscow, gần 55 Rúp đổi 1 USD, tăng 2% so với hôm trước. Chính phủ Nga hôm qua đã yêu cầu 5 công ty xuất khẩu lớn nhất của nước này bán ra ngoại tệ để ổn định thị trường ngoại hối.
Tuy vậy, so với đầu năm, giá trị đồng Rúp hiện vẫn giảm 40% so với USD. Trong số hơn 170 đồng tiền trên thế giới được Bloomberg theo dõi, đồng Rúp là đồng tiền mất giá mạnh thứ nhì trong năm nay, chỉ sau đồng Hryvnia của Ukraine.
Cảnh báo của S&P được đưa ra trong bối cảnh Nga nỗ lực ngăn chặn một cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng. Trong ngày hôm qua, Ngân hàng Trung ương Nga đã giành quyền kiểm soát National Bank Trust, ngân hàng lớn thứ 15 nước này về khối lượng tiền gửi.
Cùng với đó, Quốc hội Nga đang gấp rút thông qua một đạo luật cho phép cơ quan bảo hiểm tiền gửi nước này mua cổ phần trong các ngân hàng nhằm chặn nguy cơ có thể xảy ra các vụ vỡ nợ.
Cảnh báo trên của S&P được đưa ra trong bối cảnh Nga đương đầu cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi nước này mất khả năng thanh toán nợ trái phiếu vào năm 1998.
Tuyên bố của S&P nói rằng, có khả năng ít nhất 50% điểm tín nhiệm của Nga sẽ bị giảm xuống ngưỡng “rác” trong vòng 90 ngày tới.
S&P cho biết, cảnh báo hạ điểm tín nhiệm của Nga được đưa ra “dựa trên sự suy giảm nhanh chóng trong mức độ linh hoạt tiền tệ của Nga và ảnh hưởng của nền kinh tế suy yếu đối với hệ thống tài chính của nước này”.
Giá dầu ở vùng thấp nhất 5 năm và các lệnh trừng phạt của phương Tây đã đẩy Nga, quốc gia xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, tới bờ vực suy thoái.
Từ tháng 3 khi Nga sáp nhập Crimea tới nay, Ngân hàng Trung ương nước này đã tiêu 1/5 dự trữ ngoại hối và tăng lãi suất 6 lần để bảo vệ tỷ giá đồng Rúp.
Tính đến hôm qua, đồng Rúp đã có ngày tăng giá thứ 3 liên tiếp. Vào cuối ngày tại Moscow, gần 55 Rúp đổi 1 USD, tăng 2% so với hôm trước. Chính phủ Nga hôm qua đã yêu cầu 5 công ty xuất khẩu lớn nhất của nước này bán ra ngoại tệ để ổn định thị trường ngoại hối.
Tuy vậy, so với đầu năm, giá trị đồng Rúp hiện vẫn giảm 40% so với USD. Trong số hơn 170 đồng tiền trên thế giới được Bloomberg theo dõi, đồng Rúp là đồng tiền mất giá mạnh thứ nhì trong năm nay, chỉ sau đồng Hryvnia của Ukraine.
Cảnh báo của S&P được đưa ra trong bối cảnh Nga nỗ lực ngăn chặn một cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng. Trong ngày hôm qua, Ngân hàng Trung ương Nga đã giành quyền kiểm soát National Bank Trust, ngân hàng lớn thứ 15 nước này về khối lượng tiền gửi.
Cùng với đó, Quốc hội Nga đang gấp rút thông qua một đạo luật cho phép cơ quan bảo hiểm tiền gửi nước này mua cổ phần trong các ngân hàng nhằm chặn nguy cơ có thể xảy ra các vụ vỡ nợ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.