Giá trị đồng Rúp Nga xuống thấp nhất trong lịch sử
09:29 (GMT+7) - Thứ Ba, 16/12/20148h tối 15/12 theo giờ Moscow, đồng Rúp giảm giá 9,1%, còn 64,0005 Rúp/USD...
Thị trường đang “thử” độ sẵn sàng của Moscow trong việc bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ trong bối cảnh giá dầu sụt chóng mặt đẩy nền kinh tế Nga tiến sát bờ vực suy thoái - Ảnh: Bloomberg.
Hôm qua (15/12), đồng Rúp Nga chứng kiến phiên sụt giảm mạnh nhất trong hơn 16 năm, lần đầu tiên trong lịch sử rớt xuống dưới ngưỡng 60 Rúp đổi 1 USD.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, thị trường đang “thử” độ sẵn sàng của Moscow trong việc bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ trong bối cảnh giá dầu sụt chóng mặt đẩy nền kinh tế Nga tiến sát bờ vực suy thoái.
Tính đến gần 8h tối theo giờ Moscow, đồng Rúp giảm giá 9,1%, còn 64,0005 Rúp/USD. Đây là cú giảm mạnh nhất của đồng Rúp trong 1 phiên giao dịch kể từ năm 1998 khi Nga mất khả năng thanh toán trái phiếu phát hành bằng đồng nội tệ.
Cùng với đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Nga kỳ hạn 10 năm tăng thêm 23 điểm cơ bản, lên mức 13,23%.
Từ đầu tháng đến nay, giá trị của đồng Rúp Nga đã “bốc hơi” 22%. Giá dầu thô giảm về ngưỡng 60 USD/thùng và lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang xói mòn niềm tin của giới đầu tư vào các tài sản Nga.
Các dấu hiệu ngày càng hiện rõ cho thấy nền kinh tế Nga đang rơi vào một cuộc suy thoái mới. Thống kê công bố hôm qua cho thấy, sản lượng công nghiệp của Nga trong tháng 11 giảm mạnh nhất trong hơn 1 năm.
“Sự mất giá của đồng Rúp được đẩy nhanh hơn do giá dầu giảm và Ngân hàng Trung ương Nga chưa có hành động quyết đoán để ứng phó”, chiến lược gia Bernd Berg thuộc ngân hàng Societe Generale nhận xét. “Nga đang đối mặt với nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ và niềm tin”.
Cú giảm phiên hôm qua nâng tổng mức giảm của tỷ giá đồng Rúp từ đầu năm đến nay lên 48%, đánh dấu lần đầu tiên trong năm nay Rúp có mức giảm “qua mặt” mức giảm của đồng Hryvnia của Ukraine.
Vì vậy, Rúp trở thành đồng tiền mất giá “kinh hoàng” nhất thế giới năm nay trong số các đồng tiền được Bloomberg theo dõi.
Chiến lược gia Luis Costa thuộc ngân hàng Citigroup ở London đánh giá, thất bại của Ngân hàng Trung ương Nga trong phiên đấu giá vốn nội tệ dài hạn hôm qua là một trong những nhân tố quan trọng khiến tỷ giá Rúp rót mạnh. Ngân hàng Trung ương Nga đã hủy phiên đấu giá 700 tỷ Rúp, tương đương 11 tỷ USD, vốn kỳ hạn 3 năm do không có ai tham gia đấu thầu.
“Điều này cho thấy thị trường Nga đang khát vốn USD. Dĩ nhiên, giá dầu sụt giảm cũng gây sức ép. Đây đúng là một cơn bão hoàn hảo đối với Rúp”, ông Costa nhận định.
Chính phủ Nga mới đây dự báo, nền kinh tế nước này sẽ suy giảm 0,8% trong năm 2015, đánh dấu lần đầu tiên suy thoái kể từ năm 2009. Theo dự báo của Bộ Kinh tế Nga, lượng vốn chạy khỏi nước này trong năm nay sẽ là 125 tỷ USD, cao nhất tử năm 2008.
Trong tháng này, Ngân hàng Trung ương Nga đã chi hơn 6 tỷ USD để can thiệp vào thị trường ngoại hối và tăng lãi suất thêm 1 điểm phần trăm nhằm cứu tỷ giá. Theo các chuyên gia, hôm qua, Ngân hàng Trung ương Nga đã bán ra ít nhất 350 triệu USD để can thiệp thị trường.
Nếu tính từ đầu năm, Nga đã chi hơn 80 tỷ USD để cứu tỷ giá đồng nội tệ, khiến dự trữ ngoại hối của nước này giảm còn 416 tỷ USD, thấp nhất trong 5 năm.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, thị trường đang “thử” độ sẵn sàng của Moscow trong việc bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ trong bối cảnh giá dầu sụt chóng mặt đẩy nền kinh tế Nga tiến sát bờ vực suy thoái.
Tính đến gần 8h tối theo giờ Moscow, đồng Rúp giảm giá 9,1%, còn 64,0005 Rúp/USD. Đây là cú giảm mạnh nhất của đồng Rúp trong 1 phiên giao dịch kể từ năm 1998 khi Nga mất khả năng thanh toán trái phiếu phát hành bằng đồng nội tệ.
Cùng với đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Nga kỳ hạn 10 năm tăng thêm 23 điểm cơ bản, lên mức 13,23%.
Từ đầu tháng đến nay, giá trị của đồng Rúp Nga đã “bốc hơi” 22%. Giá dầu thô giảm về ngưỡng 60 USD/thùng và lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang xói mòn niềm tin của giới đầu tư vào các tài sản Nga.
Các dấu hiệu ngày càng hiện rõ cho thấy nền kinh tế Nga đang rơi vào một cuộc suy thoái mới. Thống kê công bố hôm qua cho thấy, sản lượng công nghiệp của Nga trong tháng 11 giảm mạnh nhất trong hơn 1 năm.
“Sự mất giá của đồng Rúp được đẩy nhanh hơn do giá dầu giảm và Ngân hàng Trung ương Nga chưa có hành động quyết đoán để ứng phó”, chiến lược gia Bernd Berg thuộc ngân hàng Societe Generale nhận xét. “Nga đang đối mặt với nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ và niềm tin”.
Cú giảm phiên hôm qua nâng tổng mức giảm của tỷ giá đồng Rúp từ đầu năm đến nay lên 48%, đánh dấu lần đầu tiên trong năm nay Rúp có mức giảm “qua mặt” mức giảm của đồng Hryvnia của Ukraine.
Vì vậy, Rúp trở thành đồng tiền mất giá “kinh hoàng” nhất thế giới năm nay trong số các đồng tiền được Bloomberg theo dõi.
Chiến lược gia Luis Costa thuộc ngân hàng Citigroup ở London đánh giá, thất bại của Ngân hàng Trung ương Nga trong phiên đấu giá vốn nội tệ dài hạn hôm qua là một trong những nhân tố quan trọng khiến tỷ giá Rúp rót mạnh. Ngân hàng Trung ương Nga đã hủy phiên đấu giá 700 tỷ Rúp, tương đương 11 tỷ USD, vốn kỳ hạn 3 năm do không có ai tham gia đấu thầu.
“Điều này cho thấy thị trường Nga đang khát vốn USD. Dĩ nhiên, giá dầu sụt giảm cũng gây sức ép. Đây đúng là một cơn bão hoàn hảo đối với Rúp”, ông Costa nhận định.
Chính phủ Nga mới đây dự báo, nền kinh tế nước này sẽ suy giảm 0,8% trong năm 2015, đánh dấu lần đầu tiên suy thoái kể từ năm 2009. Theo dự báo của Bộ Kinh tế Nga, lượng vốn chạy khỏi nước này trong năm nay sẽ là 125 tỷ USD, cao nhất tử năm 2008.
Trong tháng này, Ngân hàng Trung ương Nga đã chi hơn 6 tỷ USD để can thiệp vào thị trường ngoại hối và tăng lãi suất thêm 1 điểm phần trăm nhằm cứu tỷ giá. Theo các chuyên gia, hôm qua, Ngân hàng Trung ương Nga đã bán ra ít nhất 350 triệu USD để can thiệp thị trường.
Nếu tính từ đầu năm, Nga đã chi hơn 80 tỷ USD để cứu tỷ giá đồng nội tệ, khiến dự trữ ngoại hối của nước này giảm còn 416 tỷ USD, thấp nhất trong 5 năm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.