Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

300 Ngàn Thợ Viết…

300 Ngàn Thợ Viết…

Trung Quốc thuê đến 300 ngàn dư luận viên trực tuyến để tô vẽ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc
Theo Blog AnhVu – 2 Dec 2014
du luan vien
Trung Quốc thuê đến 300 ngàn dư luận viên trực tuyến để tô vẽ cho Đảng Cộng sản Trung Quốc
Nhà cầm quyền Trung Quốc không chỉ kiểm duyệt internet, mà còn bỏ tiền ra thuê các dư luận viên để tham gia ý kiến trên các mạng xã hội nhằm tạo hình ảnh tốt đẹp cho đất nước và chế độ này.
Cuốn sách ”Bị chặn trên Weibo” của nhà nghiên cứu Trung QuốcJason Q. Ng, đã cho chúng ta biết trang mạng Sina Weibo, một phiên bảnTwitter của TQ, đã chặn cụm từ ”50 xu”. Cụm từ này làm nhắc ta nhớ đến “Đảng 50 xu” ở TQ, là nhóm thường dân được nhà cầm quyền TQ thuê để tạo ra những tin tức trong ngày trên Internet theo hướng có lợi cho chế độ.
Những tay súng bắn thuê này được cho là kiếm được 50 xu (tức là 1/2 đồng nhân dân tệ) cho mỗi bài viết. Nhà cầm quyền TQ không chính thức thừa nhận sự tồn tại của những người này, nhưng thực sự họ hoạt động như một lữ đoàn với ở các cấp độ khác nhau, thậm chí có một số dư luận viên còn được chính các trang web hoặc các nhà cung cấp internet thuê.
Ước tính có khoảng 250.000 đến 300.000 người thuộc về “Đảng 5 xu”, theo báo cáo đăng trong Tạp chí Khoa học chính trị Hoa Kỳ năm 2013 của các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard. ”Quy mô và độ tinh xảo của chương trình kiểm duyệt mà nhà cầm quyền Trung Quốc đã sử dụng để kiểm duyệt sự thể hiện quan điểm của người dân Trung Quốc quả là chưa từng có trong lịch sử đã từng được ghi lại của thế giới,” các tác giả viết. Theo trang China Digital, năm 2011 một chỉ thịnội bộ dành cho thành viên Đảng 50 xu đã bị rò rỉ. Các nhiệm vụ được giao cho thành viên Đảng 50 xu bao gồm việc biến nước Mỹ thành ”mục tiêu của những lời chỉ trích”, và sử dụng ”lịch sử đẫm máu và nước mắt” của Trung Quốc để kích động những tình cảm ủng hộ Đảng. Mục tiêu của việc này là nhằm ngăn chặn làn sóng dân chủ từ hòn đảo nằm kề bên Trung Quốc nhưng có chủ quyền riêng là Đài Loan.
Tạp chí New Statesman của Anh quốc đã thực sự theo dõi một trongnhững tay tuyên truyền viên viết thuê trong năm 2012. Anh chàng vô danh 26 tuổi này cho biết anh ta có ”quá nhiều tên người dùng” đến nỗi không thể đếm xuể, và  mỗi sáng anh đều nhận được một emailtừ các văn phòng truyền thông trực tuyến ở địa phương nhằm định hướng những tin tức nào cần được chú trọng trong ngày hôm ấy.
“Đó là một đòn tâm lý … Bạn có thể làm một điều xấu thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn, dựng lên một câu chuyện rắc rối, và làm cho mọi người nghĩ rằng đó là một chuyện vớ vẩn khi thực sự họ nhìn thấy nó,” anh ta nói với Ngải Vị Vị, cộng tác viên biên tập của tờStatesman như vậy.
Chương trình kiểm duyệt của Trung Quốc, có tên gọi là Dự án Tấm khiên vàng (Golden Shield), được biết đến ở phương Tây dưới tên gọi “Vạn lý tường lửa” (Great Firewall)” đã tồn tại trong gần một thập niên. Nó chặn các trang web của nước ngoài đưa thông tin bất lợi về cộng sản, đồng thời giám sát và sàng lọc những nội dung từ trong nước.Các nhà báo và cư dân mạng nào không tuân thủ các quy tắccủa nhà cầm quyền đều đối mặt với nhà tù - hoặc tồi tệ hơn.
Tuy nhiên, theo tờ The Economist, bên cạnh việc chặn những thông tin bất lợi, nhà cầm quyền TQ cũng bắt đầu đưa thêm ý kiến riêng của mình lên Internet từ năm 2005, khi các cuộc biểu tình chống Nhậtnổ ra khắp Trung Quốc. Chỉ kiểm soát internet là không đủ. Đảng cần phải ”sử dụng” internet, như lời phát biểu của Chủ tịch TQ lúc ấy làHồ Cẩm Đào vào năm 2007. Và thế là mạng Sina Weibo của TQ đã ra đời vào năm 2009, khiến cho các “Trung tâm 50 xu” hoạt động nhộn nhịp hẳn lên.
Theo Đài Á châu Tự do (Radio Free Asia), Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc thậm chí còn đẩy mạnh khả năng kiểm duyệt của Đảng thêm một nữa khi họ thiết lập một trung tâm đào tạotrong năm 2014. Dự kiến sẽ có chương trình đào tạo các thành viêntiềm năng để chỉ đạo và kiểm soát các cuộc thảo luận trực tuyến.
“Một hệ thống với sự chuyên nghiệp hóa như thế này chưa bao giờ tồn tại trong quá khứ”, Wang Jinxiang, chủ nhân của một trang web độc lập, phát biểu như vậy với RFA. ”Dường như đó là những năng lực mới để có thể làm việc.”
Và những sáng kiến mới này quả là hiệu quả. Hệ thống kiểm duyệtcủa Trung Quốc vẫn hoạt động tốt trong cuộc biểu tình gần đây tại Hồng Kông.
(GNA: Ở Việt Nam, chúng ta có bao nhiêu dư luận viên? Lương họ như thế nào? Có cao hơn thu nhập của “nghề bán vé số”? Ai biết cho thông tin.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.