Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014

Lãnh đạo Việt Nam năm 2015 và ba đại ca

Lãnh đạo Việt Nam năm 2015 và ba đại ca


Theo:vhtttg.blogspot.com
Các ông Barack Obama, Tập Cận Bình và Vladimir Putin gây ảnh hưởng lớn trong năm 2014
Năm 2014 khép lại ở Anh Quốc bằng nhiều bảng 'phong thần' điểm mặt chỉ tên các nhân vật thắng hoặc thua trong năm, gọi là 'the winners and losers of 2014'.


Nhưng nhiều người trong giới chính trị Anh không quen thuộc với các bạn đọc của BBC ở Việt Nam nên tôi xin chỉ nhắc đến ba nhân vật quốc tế là các ông Barack Obama, Tập Cận Bình và Vladimir Putin.


Người được các nhà bình luận tại Anh cho là đang thắng thế nhất trong năm 2014 không phải ai khác mà là Chủ tịch Trung Quốc, còn người thua nhiều nhất lại chính là ông Putin.

Sức mạnh Obama
Tôi sẽ quay lại hai vị này sau khi bàn qua về ông Obama vì có thể ông sẽ thăm Việt Nam vào một thời điểm nào đó trong hai năm còn lại của nhiệm kỳ, theo hy vọng của tân đại sứ Ted Osius vừa sang Hà Nội nhậm chức.

Ông Obama có một năm không hẳn thắng mà cũng chẳng thua.

Về đối nội, kinh tế Mỹ khởi sắc, cải cách y tế của ông có thêm 10 triệu người đăng ký và dù có xung đột sắc tộc, Hoa Kỳ vẫn là nước đi đầu trong nhóm quốc gia sáng tạo công nghệ cao, biểu hiện bằng các đời iPhone mới lan ra thế giới.
Việc thay đổi cán cân năng lượng khiến Mỹ bớt lệ thuộc vào các đại gia dầu lửa, và gián tiếp góp phần làm ông Putin điêu đứng.
Về đối ngoại, đau đầu nhất cho ông Obama hiện là IS và hồ sơ Iran nhưng phần ưu điểm có sự quyết đoán ngăn chặn Ebola và cú ngoạn mục nối lại với Cuba, mở cơ hội ổn định toàn vùng Tây Bán Cầu.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn cuối năm với đài NPR, ông Obama xác nhận sự thất vọng với chiêu 'cản mũi kỳ đà' mọi nơi mọi lúc của phe Cộng Hòa nên ông cũng sẽ khỏi cần họ nữa.
Chính vì đảng của ông đằng nào cũng thất cử giữa kỳ rồi và ông Obama cũng không còn phải lo tái tranh cử nên nay rảnh tay làm những điều ông muốn mà vụ Cuba chỉ là một.
Có thể nói, vì yếu mà ông Obama lại trở nên mạnh và ông báo trước sẽ dùng cây bút phủ quyết nhiều hơn khi cần trong năm 2015.

Nhìn sang châu Á, cán cân 50/50 cũng là đánh giá công bằng cho chính sách của Hoa Kỳ.
Ông Obama đối thoại trực tiếp, thân thiện với lãnh đạo Trung Quốc nhưng không làm các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc thua thiệt gì.

Chính sách xoay trục, lúc mềm lúc cứng ở Biển Đông của Hoa Kỳ tuy không làm Trung Quốc rút hẳn đi nhưng cũng ngưng đối đầu và khiến các nước ASEAN yên tâm hơn, và cả Manila với Hà Nội đều được nhờ.

Ông Putin mở đầu năm 2014 bằng cuộc cờ Crimea khiến cả thế giới sửng sốt, và như chính lời ông Obama thì ngay tại Washington không ít người Mỹ cho rằng nhà lãnh đạo trong Kremlin là 'thiên tài'.
Ngay tại châu Âu, không hiếm nhân vật phe thiên hữu ở cả Anh, Đức, Ba Lan ngưỡng mộ ông Putin 'bàn tay sắt' trước một EU mềm yếu.
Nhưng ông Putin kết thúc một năm không phải là 'người hùng' mà là nhân vật bị cô lập, lên án tại các khu vực của thế giới văn minh, bị cấm vận kinh tế tài chính, và bị giá dầu sụt giảm cho cú đo ván.

Nói như Roger Boyes, nhà bình luận kỳ cựu của The Times về Đông Âu, ông Putin không chỉ đốt luật chơi sau Chiến tranh Lạnh mà còn liên tục đùa với lửa trong lúc cứ ngỡ mình đang có các bước đi chiến lược.

Ông Tập giải quyế̉t gọn khủng hoảng ở Hong Kong trong năm 2014
Trong bối cảnh đó, người ta càng thấy ông Tập Cận Bình về nhất trong bộ ba.
Kinh tế Trung Cộng có chững lại nhưng đà tăng trưởng vẫn mạnh, và tác động của Nhân dân tệ ngày càng lan tỏa ra khu vực châu Á, vào sâu châu Phi, Mỹ La Tinh.
Bắc Kinh còn thừa sức mạnh để gợi ý giúp Moscow bằng cách tăng trao đổi thương mại bằng Nhân dân tệ vì Nga bị kẹt khi tiêu USD và euro.

Nhưng điều làm giới bình luận thán phục nhất là vị thế lên cao không ai hơn của ông Tập ngay tại Trung Cộng.
Sau đợt thanh trừng Bạc -Chu, có tin nói ông sẵn sàng nhắm tới cả những người tiền nhiệm mà vụ bắt ông Lệnh Kế Hoạch, cựu bí thư của Hồ Cẩm Đào chỉ là món khai vị, theo Michael Sheridan, nhà báo Anh viết từ Hong Kong.
Trong quân đội ông cũng cho đi một loạt tướng tá và thay bằng người thân cận từ quân đoàn 31 ở Phúc Kiến nơi ông từng làm bí thư.

Không chỉ cho xử Từ Tài Hậu, ông Tập còn bổ nhiệm ông Miêu Hoa, người chưa bao giờ đi biển làm chính ủy Hải quân Quân Giải phóng, chứng tỏ ở vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương, ông đã hoàn toàn kiểm soát quân đội.

Như truyền thống của các vị hoàng đế Trung Hoa xưa, lên cầm quyền là phải 'nội công, ngoại kích' để xác lập vị thế, năm 2014, ông Tập không chỉ 'đả hổ diệt ruồi' trong nhà mà còn ra tay đe Nhật Bản, ép Việt Nam, lấn Philippines.

Thậm chí ông còn lạnh nhạt muốn 'cho đi' luôn cả Bắc Triều Tiên nếu Kim Jong-un cứ một mình một kiểu.

Với Trung Á và Ấn Độ, Trung Cộng tiếp tục hai tuyến Con đường tơ lụa, một trên bộ, một trên biển để vươn sang phía Tây và Nam như hai vành đai chiến lược.
Sau khi đã định hình các nét lớn về đại cục với Mỹ, Nhật và EU, ông Tập Cận Bình nay đưa khu vực 'châu biên' thành ưu tiên số một, báo hiệu các chuyện trong vùng, liên quan tới Việt Nam và ASEAN sẽ tiếp tục chịu tác động mạnh từ Trung Cộng trong năm 2015.

Ứng phó có khó khăn?

Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam cần lãnh đạo gì?
Là nước có gắn bó sát sườn với cả ba quốc gia nói trên, Việt Nam bước vào thời điểm cần có sự lãnh đạo vượt trội về chất lượng trị nước và về tầm nhìn.
Trung Cộng đang có một nhà lãnh đạo rất mạnh, rất quyết đoán cả trong lẫn ngoài và với một nhiệm kỳ còn khá lâu, ít nhất là 10 năm nữa.
Việt Nam lại vào cuối nhiệm kỳ của một loạt vị lãnh đạo và đà của Đổi Mới, hội nhập đợt một đã hết.
Trong năm 2014, khi thế giới bước vào những chuyển biến tầm thế kỷ, Việt Nam có dấu hiệu lúng túng.

Ví dụ động thái lại gần ông Putin không phải là sáng suốt vì vũ khí của Nga ai mua chẳng được và để nâng quốc gia lên một đẳng cấp khác, Việt Nam cần EU hơn Nga.

Căn cứ vào học thuyết quốc phòng vừa công bố, Nga trong những năm tới sẽ chỉ còn tập trung vào khu vực Ukraine và châu Âu, Trung Á, không còn hơi sức đâu mà giúp Việt Nam.
Bản thân ông Putin nhận định kinh tế Nga sẽ còn khó khăn trong hai năm tới nên tạm thời ta có thể để mối quan hệ Nga - Việt vào một USB thay vì để trong ổ cứng.
Kinh tế điêu đứng ông Putin thiên về các giải pháp quân sự
Từ phía bên kia Thái Bình Dương, Hoa Kỳ thì đã có một chiến lược rõ rệt về Việt Nam và khu vực.
Cho tới nay người Việt Nam cứ nghĩ 'Mỹ cần mình' theo kiểu lợi dụng vị trí địa chiến lược để co kéo, mặc cả.
Đây là một tư duy hết sức ngắn hạn.
Vì một khi Hoa Kỳ đã có chiến lược tức là họ sẽ thực hiện bằng được chiến lược đó.
Có bạn tham gia thì tốt, không có bạn người Mỹ vẫn thừa đủ thực lực và đồng minh thực hiện các mục tiêu đã hoạch định.
Họ cũng hoàn toàn có thể gạt bạn sang một bên để quyết cho nhanh.
Sau Thế Chiến II, Anh Quốc, đồng minh hữu hiệu nhất của Hoa Kỳ tại châu Âu, có cách nhìn khác hẳn về vùng Đông Âu, Balkans và Cận Đông nhưng Hoa Kỳ vẫn quyết theo ý riêng, tùy vào quyền lợi lớn của họ.
Anh và Pháp 'ương bướng' cho đến vụ kênh đào Suez là hết lực và đành chấp nhận nhường chỗ trọn vẹn cho Mỹ trong các chính sách từ châu Âu sang tới Trung Đông, Hồng Hải.
Từ Thế Chiến I đ̣ến nay tôi chưa thấy ở đâu Hoa Kỳ chưa đạt được mục tiêu chiến lược của họ và nước Mỹ luôn không thiếu người sẵn sàng giúp.

Ngay trong chuyện chuyển hướng với Cuba vừa qua, ai mà ngờ được đồng minh hữu hiệu nhất cho ông Obama lại là Đức Giáo hoàng Francis.
Viễn kiến của Hoa Kỳ cho khu vực và Việt Nam thì ai cũng đã thấy vì họ công khai nêu ra từ lâu.
Một bộ phận cán bộ ở Việt Nam hiển nhiên luôn cho rằng Hoa Kỳ có ý muốn thay đổi chế độ ở Hà Nội.
Tôi chưa nghe quan chức cao cấp nào của Mỹ đáp lại điều này nên xin tạm lấy lời của Tổng thống Obama nói về Iran để cùng chia sẻ cách nghĩ của người Mỹ về những ai ghét họ.
Theo ông Obama, có những người bảo thủ ở Iran "vì đã đầu tư quyền lợi và tình cảm quá nhiều vào chủ nghĩa bài Mỹ nên sự thay đổi, mở cửa ra với thế giới khiến họ run sợ" và vì thế trong đàm phán hạt nhân cứ 'một bước tiến hai bước lùi'.

Hiển nhiên, Việt Nam không phải là Iran mà thậm chí còn là đối tác toàn diện của Hoa Kỳ.
Tư duy đ̣ộc lập với nước ngoài là điều tốt nhưng Việt Nam đã không ở vào vị thế trung lập mà còn ký đối tác chiến lược với một loạt nước nên bài toán là làm sao vừa giữ vừa xây và bỏ giáo điều để canh tân chứ không phải bị động, loay hoay giữa xung đột của các bên.
Lấy ví dụ trước học thuyết quân sự mới của ông Putin coi Nato là kẻ thù chính, mà Việt Nam lại là đối tác chiến lược với cả Nga và một loạt nước Nato, thách thức ngoại giao sẽ không đơn giản khi xung đột của họ gia tăng trong năm 2015.
Việt Nam ứng xử thế nào với các diễn biến quốc tế?
Chính sách của ông Tập Cận Bình với Việt Nam thế nào thì các lãnh đạo Trung Cộng sang thăm cũng đã nói khá rõ.
Chỉ một chuyện mở Viện Khổng tử thôi đã làm náo động các giới trong và ngoài nước cho thấy người Việt Nam nói chung quá bị động và không có sự chuẩn bị để chơi với môộng nước Trung Cộng đang vươn ra mạnh mẽ.
Quan hệ với Mỹ và châu Âu thì trở thành cuộc kéo co về nhân quyền, bắt thả thả bắt, chẳng ra đâu vào đâu cả.

Nếu có sang thăm Việt Nam, như đã nói ở trên, vì không còn bị ràng buộc bởi Quốc Hội, ông Obama không hề yếu mà là người ở vị thế rất mạnh, có thể có những quyết định cơ bản cho quan hệ hai nước.

Căn cứ vào những gì ông Obama nói về Trung Đông, Nga và Cuba, ông có vẻ tỏ ra là người luôn chủ động chìa tay ra tạo cơ hội cho bất cứ ai, kể cả kẻ thù, đối thủ đáng gờm nhất, nhưng vế sau của tư duy Obama lại là nếu cho cơ hội mà không nhận thì hãy ráng chịu.
Năm 2015 như thế sẽ là năm bản lề cho Việt Nam trước kỳ Đại hội Đảng tới và câu hỏi là ai sẽ là người lãnh đạo đủ mạnh ở Việt Nam để chơi tay ba với các nhân vật quốc tế tầm 'khủng' như thế.

Nguyễn Giang

Những lời cuối cho một năm cũ

Những lời cuối cho một năm cũ

Theo:vhtttg.blogspot.com

Năm 2014 sẽ qua đi. Ở Việt Nam nó sẽ qua đi và để lại rất nhiều đau đớn.

Năm 2014 để lại rất nhiều người trung thực và can đảm ở trong tù. Nó cũng để lại những người lương thiện đang trong nguy cơ bị tòa án lấy mạng sống để thế cho những kẻ có tội thực sự. Nó để lại bao nhiêu người dân lương thiện bị đánh chết ở cái nơi mà lẽ ra họ phải được bảo vệ, bởi những người sống bằng tiền thuế của họ và lẽ ra phải bảo vệ họ. Nó để lại những người phụ nữ quả cảm đang tuyệt thực đòi công lý. Nó để lại cả một xã hội trong tình trạng chấn thương tinh thần tập thể triền miên: oan ức nối tiếp oan ức, bất công nối tiếp bất công, mất mát nối tiếp mất mát, xót xa nối tiếp xót xa, phẫn nộ nối tiếp phẫn nộ. Ngay giữa thời bình mà hầu như chẳng có ngày nào được yên.

Năm 2014 còn để lại nguy cơ nô lệ cho cả một dân tộc.

Những ngày cuối năm dồn dập hung tin. Tôi không đủ năng lượng, không đủ thời gian, không đủ sự vững vàng tinh thần để đề cập đến tất cả các sự kiện. Xin nhường lại cho những người khác vụ việc những người tử tù oan, những người đang tuyệt thực, những cựu tù nhân lương tâm và những người hoạt động nhân quyền vô cớ bị đánh đập, và những vụ việc khác. Ở đây tôi dành vài lời cuối cùng của năm để nói về sự vụ bắt bớ các bloggers.

Đã có nhiều bài viết nhằm giải đáp câu hỏi vì sao các bloggers bị bắt. Trong bài này tôi đặt ra một câu hỏi khác: « Ai làm cho các bloggers bị bắt ? »

Câu trả lời tưởng như dễ dàng và đơn nhất: chính các bloggers bằng hành động làm blog đã tự dẫn mình đến chỗ bị bắt giam và phải vào tù.

Nhưng tôi cho rằng câu trả lời không đơn giản như thế.

Còn một câu trả lời khác: Chúng ta làm cho họ phải vào tù.

« Chúng ta » là ai ? Theo tôi, trong chữ « chúng ta » này có hai đối tượng (chữ « đối tượng » ở đây không được hiểu theo nghĩa mà công an thường dùng): các tác giả có bài được giới thiệu và các độc giả của những bloggers ấy.

Ta hãy lấy trường hợp Bọ Lập làm ví dụ: blog Quê Choa chủ yếu đăng lại các bài viết đã đăng ở nơi khác, hoặc đăng bài của những người khác gửi đến Quê Choa, Bọ Lập viết blog rất ít và hầu như không viết về đề tài chính trị. Vậy không thể nói rằng Bọ Lập bị bắt vì các bài viết của Bọ Lập.

Bọ Lập bị bắt vì giới thiệu bài viết của những người khác. Chính các tác giả viết bài (trong có tôi) đã làm cho Bọ Lập phải vào tù.

Mặt khác, để biết ai là người làm cho Bọ Lập vào tù ta phải trả lời thêm câu hỏi này: nếu Quê Choa đăng bài nhưng không có độc giả hoặc ít độc giả thì chủ nhân của Quê Choa có bị bắt không ? Câu trả lời chắc chắn là « không ». Nếu blog không có độc giả hoặc ít độc giả thì chính quyền đâu cần bận tâm.

Chính là con số hàng trăm triệu lượt truy cập của Blog Quê Choa đã khiến cho chính quyền bất chấp hết cả luật pháp lẫn đạo lý để đưa con người tàn tật ốm đau ấy vào nhà giam.

Chính sự yêu mến mà độc giả dành cho Quê Choa đã làm cho Bọ Lập phải vào tù.

Việc bắt Hồng Lê Thọ hoàn toàn nằm trong logic này. Nguyễn Hữu Vinh tuy có viết bài, có bày tỏ chính kiến một cách rõ ràng, nhưng cũng không đi ra ngoài logic này, bởi trang Ba Sàm cũng giới thiệu tin và đăng lại bài của người khác, cũng có số lượt độc giả truy cập rất lớn.

Sự lan tỏa của các blog là điều mà các chính quyền dân chủ rất ủng hộ, cổ vũ, nhưng đó lại là điều mà một chính quyền độc tài không chịu đựng nổi. Và blog chỉ có thể lan tỏa được khi có sự quan tâm của độc giả.

Chúng ta, các tác giả và độc giả của blog Ba Sàm, blog Trương Duy Nhất, blog Quê Choa, blog Người Lót Gạch…, chúng ta đừng quên rằng chính chúng ta đã đẩy Nguyễn Hữu Vinh, Trương Duy Nhất, Nguyễn Quang Lập, Hồng Lê Thọ và những bloggers khác vào tù.

Chỉ còn lại là chúng ta có định làm gì cho họ không mà thôi. Một chữ ký, một bông hồng, một bài viết, đăng lại một bài của họ, nói lên một suy nghĩ về họ, tiếp tục công việc dang dở của họ (lập ra một blog khác, nếu không phải Quê Choa thì là Quê Tôi hay Quê Ta…, nếu không phải Người Lót Gạch thì là Người Lót Đường…), hay bất kỳ một hành động cá nhân hoặc hành động tập thể nào khác, để thể hiện chút tình đối với họ.

Việc các bloggers phải vào tù đặt chúng ta trước hai sự thật mà chúng ta phải đối diện: sự thật về chế độ, và sự thật về chính chúng ta.

Liệu chúng ta có thể im lặng nhìn họ ngồi tù trong đau yếu bệnh tật?

Liệu chúng ta có thể hoan hỉ say sưa đón năm mới, bỏ mặc họ một mình sau chấn song lạnh lùng tàn nhẫn của chế độ và sau màn sương mù lạnh lẽo vô cảm của chúng ta???

Họ đã làm rất nhiều cho chúng ta.

Họ đã làm rất nhiều và đã vào tù để giữ cho chúng ta niềm hy vọng, để cho chúng ta còn có thể tự hào rằng Việt Nam vẫn có những con người đích thực.

Họ vào tù để chúng ta được sống trong sự thật.

Họ dùng chính cuộc sống của họ để trả giá cho tự do của chúng ta.

Chúng ta đừng quên điều đó. Đừng để sự hy sinh của họ thành ra vô ích.

Chúng ta cần giữ ngọn lửa mà họ đã nhen nhóm và nuôi dưỡng suốt những năm qua, thổi bùng nó lên trong bóng đêm đen tối và lạnh giá này để tiếp tục đi về phía bình minh.

Paris, 27/12/2014
Nguyễn Thị Từ Huy

Đã tìm thấy xác máy bay QZ 8501 dưới đáy biển Java

Đã tìm thấy xác máy bay QZ 8501 dưới đáy biển Java

31/12/2014 13:43 GMT+7
TTO CẬP NHẬT - Sáng 31-12, CNN đưa tin một quan chức cứu hộ Indonesia cho hay nước này đã tìm thấy các mảnh vỡ của máy bay QZ8501 dưới đáy biển Java. Đến nay, họ đã vớt được 7 thi thể nạn nhân.
Thân nhân người bị nạn tại sân bay Juanda - Ảnh: Lê Nam
Sau khi tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 7, lực lượng tìm kiếm cũng đã xác định được vị trí xác chiếc máy bay gặp nạn dưới đáy biển Java nhờ thiết bị dò tìm bằng sóng siêu âm.
Theo CNN, nhờ hình ảnh truyền về từ thiết bị dò tìm bằng sóng siêu âm, người ta đã biết vị trí xác máy bay ở đâu.
Tuy nhiên, cũng theo thông tin từ đơn vị tìm kiếm, hiện chưa rõ xác máy bay đó có còn nguyên khối hay đã vỡ thành nhiều mảnh khác nhau.
Theo Daily Mail, giới chức thuộc Basarnas cho biết xác chiếc máy bay bị nạn được tìm thấy ở phần đáy biển Java thuộc độ sâu 24-30m.
Theo Reuters, trong sáng nay, lực lượng cứu hộ đã vớt thêm được thi thể của một nạn nhân. Người này được ông Tatang Zaenudin thuộc cơ quan cứu hộ Indonesia xác định đang mang áo phao trên người.  
Cũng trong quá trình tìm kiếm trước đó, một phi công đã từng cho biết trông thấy 3 nạn nhân chết trong tư thế nắm tay nhau khi người ta phát hiện thấy thi thể họ trôi dạt ở ngoài khơi biển Java.
Nhiều người tin rằng xác các nạn nhân chưa tìm thấy rất có thể vẫn đang ở bên trong xác máy bay.
Đội thợ lặn và các tàu sẽ tập trung tìm kiếm chiếc hộp đen của chiếc máy bay QZ 8501.
Triển khai thêm thợ lặn tìm kiếm nạn nhân
Sáng 31-12, Cơ quan Tìm kiếm và Cứu hộ Quốc gia Indonesia (Basarnas) đã triển khai một nhóm 21 thợ lăn, trong đó có 11 thợ lặn thuộc Hải quân, và trong ngày hôm nay số thợ lặn được bổ sung thêm 47 người để tham gia tìm kiếm. Độ sâu an toàn cho các thợ lặn hoạt động là 20-30 m, tuy nhiên, vùng biển này có nơi sâu đến 40-50 m.
Điều phối viên cứu hộ của Không quân, ông S.B. Supriyadi cho biết thời tiết tại khu vực tìm kiếm hiện có mưa và gió do ảnh hưởng của bão, gây khó khăn cho việc vớt các thi thể
Theo ông Supriyadi, ngay khi thời tiết thuận lợi hơn, đội cứu hộ sẽ vớt các thi thể nạn nhân và đưa tới Pangkalan Bun, thị trấn có sân bay gần nhất với nơi xảy ra tai nạn. Hàng trăm cảnh sát, binh lính và nhân viên cứu hộ quốc gia đã sẵn sàng ở Pangkalan Bun chờ thực hiện nhiệm vụ.
Hiện, tổng cộng 30 tàu và 21 máy bay của Indonesia và nhiều nước khác, như Australia, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc và Mỹ, đang phối hợp tìm kiếm.
Trung Quốc đã đề nghị cử một tàu khu trục và một máy bay quân sự tới giúp đỡ. Hải quân Mỹ cũng lên kế hoạch đưa tàu thứ hai tới khu vực tìm kiếm sau khi tàu khu trục USS Sampson đã được triển khai tại đây.
Trong một diễn biến khác, biên tập viên Geoffrey Thomas của trang AirlinesRating.com nhận định với BBC rằng rất có thể máy bay QZ 8501 của hãng hàng không AirAsia Indonesia "bị ảnh hưởng bởi một cơn giông mạnh".
Theo ông Thomas, điều này có thể làm ngưng hoạt động ở cánh máy bay, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng bay của máy bay.
BBC cho biết giả thiết được đưa ra dựa trên dữ liệu ra đa khi máy bay QZ 8501 giảm tốc độ trong khi đang bay lên cao hơn.
Dùng máy quét tàu ngầm tìm kiếm
Sáng nay 31-12 các đội tìm kiếm đang hướng đến khu vực gần nơi phát hiện các mảnh vỡ máy bay đế tiếp tục tìm kiếm các thi thể và những mảnh vỡ của QZ 8501.
Theo CNN, những mảnh vỡ và hộp đen của máy bay mang số hiệu QZ 8501 sẽ giúp các nhà điều tra xác định sai sót nào đã xảy ra trên chuyến bay khiến cho máy bay mất liên lạc với trạm kiểm soát không lưu vào ngày 28-12.
Hiện tại các máy quét tàu ngầm đang tìm kiếm ở độ sâu 40m đến 50 m dưới mặt biển để tìm kiếm xác chiếc máy bay của hãng hàng không AirAsia Indonesia.
Một ngày trước đó, các nhà tìm kiếm đã nhìn thấy chiếc bóng trông giống như "khung xương" của một chiếc máy bay trong khu vực gặp nạn của QZ 8501. Tuy nhiên thời tiết xấu và dòng nước chảy mạnh và xiết đã cản trở nỗ lực định vị vị trí của chiếc bóng này trong hôm nay 31-12.
Hãng tin BBC cho biết các quan chức Indonesia đã xác nhận rằng thi thể và các mảnh vỡ được tìm thấy ở vùng biển ngoài khơi đảo Borneo là từ máy bay QZ8501.
Tạm ngừng tìm kiếm máy bay vì thời tiết xấu
Theo AFP, thời tiết xấu buộc lực lượng cứu hộ Indonesia tạm hoãn việc tìm kiếm thi thể của những người trên máy bay AirAsia xấu số.
Theo AFP, mặc dù lực lượng cứu hộ đã cam kết sẽ tiến hành cuộc tìm kiếm quy mô lớn vào sáng nay nhưng mưa bão buộc họ phải ngừng việc tìm vớt các thi thể cũng như di vật sau tai nạn.
Ông S. B. Supriyadi, người chịu trách nhiệm điều phối lực lượng cứu hộ của không quân Indonesia cho biết: “Lúc này chúng tôi đang gặp thời tiết xấu. Mưa to và gió lớn khiến chúng tôi không thể khởi động lại việc tìm kiếm sáng nay”.
Còn người đứng đầu Ủy ban tìm kiếm cứu nạn Indonesia, ông Bambang Soelistyo cũng khẳng định: “Ngay khi thời tiết quang đãng hơn, chúng tôi sẽ đưa các thi thể đã vớt được về Pangkalan Bun”.
Cũng theo lời ông Supriyadi, lúc này hiện đang có hàng trăm người thuộc các lực lượng quân đội, cảnh sát và cơ quan cứu hộ đang chờ thời tiết khá hơn ở Pangkalan Bun.
Trước đó, hãng tin Today Online dẫn tin từ cơ quan cứu hộ cho biết lực lượng tìm kiếm đã dò được hình ảnh một vật thể nghi là thân máy bay QZ8501 ở độ sâu 24-30 m.
Một người phát ngôn Hải quân Indonesia đã xác nhận rằng các thi thể và mảnh vỡ được phát hiện trên biển Java ngoài khơi Indonesia là của chuyến bay mang số hiệu QZ8501, và những nhân viên cứu hộ đang "rất bận rộn trong việc vớt thi thể các nạn nhân."
Đã tìm thấy bảy thi thể
Tới 9g23 sáng nay theo giờ Singapore, Cơ quan Tìm kiếm và cứu hộ Indonesia (Basarnas) cho biết đã tìm thấy thêm 3 thi thể, gồm 2 người đàn ông và một phụ nữ. Trang CNA cho biết người phụ nữ mặc đồng phục tiếp viên.
Tuy nhiên, tất cả 7 thi thể đã vớt được tới thời điểm này vẫn chưa thể đưa về trung tâm xử lý trên bờ tại Pangkalan Bun, Kalimantan vì thời tiết rất xấu.
Thời tiết bất lợi đang gây cản trở nhiều với công tác cứu hộ ngoài khơi đảo Borneo. Tờ Wall Street Journal dẫn lời ông Tatang Zaenudin, Phó Giám đốc nhân sự cơ quan tìm kiếm cứu nạn quốc gia Indonesia nói: “Chúng tôi vẫn chưa thể đưa thợ lặn xuống” do sóng lớn và mưa to.
Trong khi đó, tại sân bay quốc tế Juanda ở Surabaya, đã có 75 chiếc xe cứu thương đang chờ sẵn. Xe nào cũng trang bị băng ca để sẵn sàng tiếp nhận thi thể đưa về.
Sau khi tiếp nhận, thi thể các nạn nhân sẽ được đưa tới một bệnh viện cách sân bay khoảng 10km để tiến hành nhận dạng và làm xét nghiệm pháp y. Người nhà các nạn nhân cũng sẽ được đưa tới bệnh viện.
Lực lượng cứu hộ đang rất bận rộn với các hoạt động cứu hộ
Đau khổ tột cùng của thân nhân hành khách chuyến bay QZ8501 khi biết máy bay đã rơi - Ảnh: AFP
Trước đó, chiều tối 30-12, lực lượng cứu hộ đã vớt được ba người, gồm 2 người phụ nữ và một cậu bé. 
Chính quyền Indonesia cho biết các thi thể được tìm thấy ở địa điểm cách 10 km từ khu vực máy bay mất tích. Một số thi thể đầu tiên được hải quân Indonesia vớt lên đều không mặc áo phao. 
>>Bấm F5 để tiếp tục cập nhật
D. KIM THOA - ANH THƯ

Câu hỏi “nhạy cảm” của Ai là triệu phú gây xôn xao

Câu hỏi “nhạy cảm” của Ai là triệu phú gây xôn xao 31/12/2014

(Văn hóa) - Trong chương trình Ai là triệu phú kỷ niệm sinh nhật 10 năm tối  qua (30.12), VTV3 đưa ra câu hỏi nhạy cảm cho nghệ sĩ Minh Thư khiến dân mạng xôn xao.


Cụ thể hơn, câu hỏi số 4 của Ai là triệu phú dành cho Minh Thư như sau: Theo một câu hát thì: “Ba thương con vì con giống mẹ. Mẹ thương con vì con giống… ai?”.
4 đáp án đưa ra là: A. Ông hàng xóm; B. Chú cạnh nhà; C. Ba; D. Bác đầu ngõ.

 Ai la trieu phu
Câu hỏi ‘nhạy cảm’ của Ai là triệu phú.
Dù ý đồ của VTV3 khi đưa câu hỏi này có thể chỉ mang tính chất vui vẻ, song ngoại trừ C (đúng) thì ba đáp án còn lại được cho là “nhạy cảm”.
 Ai la trieu phu
Bình luận bức xúc với Ai là triệu phú vì câu hỏi “nhạy cảm” trên.
 Ai la trieu phu
Khi xem đến đây, nhiều người liên tưởng đến lá thư tự chế gây xôn xao dư luận hồi tháng 8 vừa qua. Vì lá thư này mà các báo và trang tin điện tử bị phạt tiền.
Thậm chí, fan túc cầu còn chế ảnh ăn theo câu hỏi “nhạy cảm” trên, trong hai đáp án nhắc đến Terry và Giggs – hai cầu thủ dính tai tiếng vì ngoại tình với vợ của bạn và em trai.
 Ai la trieu phu
Ảnh chế của dân mạng ăn theo câu hỏi “nhạy cảm” của Ai là triệu phú.
Cũng trong chương trình này, câu hỏi số 5 mà Ai là triệu phú đặt ra cho nghệ sĩ hài Tự Long cũng làm nhiều người bàn tán. Đó là “Vợ của nghệ sĩ hài Xuân Bắc có tên là gì?” với 4 đáp án là: A. Cẩm chướng; B.Tuylip; C. Mào Gà; D. Hồng Nhung.
Bên cạnh đáp án đúng là D, nhiều người đặt câu hỏi là tại sao lấy các loài hoa để làm đáp án cho tên vợ Xuân Bắc, bạn đồng hành của Tự Long trong chương trình này.
 Ai la trieu phu
Câu hỏi số 5 Ai là triệu phú dành cho Tự Long.
Xem toàn bộ chương trình Ai là triệu phú kỷ niệm sinh nhật 10 năm:

Lời khai của kẻ bị tố ép thiếu nữ sống chung suốt 10 ngày

Lời khai của kẻ bị tố ép thiếu nữ sống chung suốt 10 ngày


Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

Quá trình khai thác dầu đá phiến bằng phương pháp thủy lực phân rã

Quá trình khai thác dầu đá phiến bằng phương pháp thủy lực phân rã

Bảng xếp hạng các đại học ở Việt Nam năm 2014

Bảng xếp hạng các đại học ở Việt Nam năm 2014

Nguồn:huc.edu.vn


Ba Đại học hàng đầu Việt Nam là Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Cần Thơ và Đại học Sư phạm Hà Nội.

Tổ chức xếp hạng các trường đại học trên thế giới Consejo Superior de Investigaciones Científicas (CSIC) đã công bố trên Webometrics bảng xếp hạng các trường đại học trong năm 2014 trên toàn thế giới, trong đó có xếp hạng 120 trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam.

Bảng xếp hạng của CSIC dựa trên các thông tin có được từ website do các trường đại học, cao đẳng công bố về số lượng sinh viên, giảng viên, cơ sở vật chất học tập, chương trình đào tạo, số lượng các công bố quốc tế được đăng tải hoặc trích dẫn, tầm ảnh hưởng của các công bố khoa học được đăng tải hoặc trích dẫn, và hoạt động hợp tác quốc tế.

Theo bảng xếp hạng, Đại học Quốc gia Hà Nội đang có vị thế hàng đầu Việt Nam, xếp thứ 23 trong Đông Nam Á, hạng 179 châu Á và vị trí 899 trên thế giới.

3 đại học của Mỹ đang dẫn đầu thế giới lần lượt là Đại học Harvard, Học viện Kỹ thuật Massachusetts (MIT) và Đại học Stanford. Top 3 trường Đại học châu Á lần lượt gồm Đại học Quốc gia Seoul Hàn Quốc, Đại học Quốc lập Đài Loan - Trung Quốc và Đại học Bắc Kinh - Trung Quốc.

Trong Đông Nam Á, dẫn đầu là trường Đại học Quốc gia Singapore, kế đến là trường Đại học Mahidol - Thái Lan. Thứ 3 là trường Đại học Kỹ thuật Nanyang - Singapore.

Bảng xếp hạng công bố khoảng 22.000 trường đại học, cao đẳng trên thế giới. Châu Á có khoảng 7.500 trường đại học, cao đẳng. Đông Nam Á có khoảng 1.200 trường.

CSIC là cơ quan nghiên cứu về khoa học, công nghệ, giáo dục trực thuộc Bộ giáo dục Tây Ban Nha. CSIC có 126 Trung tâm và Viện nghiên cứu phân bố khắp Tây Ban Nha.

Bảng xếp hạng các trường Đại học, Cao đẳng của Việt Nam

Chuyến bay QZ8501: Đã tìm thấy hơn 40 thi thể trên biển

Chuyến bay QZ8501: Đã tìm thấy hơn 40 thi thể trên biển

16:41 (GMT+7) - Thứ Ba, 30/12/2014

Tàu chiến của Indonesia đã tìm thấy hơn 40 thi thể trên vùng biển Java khi đang tìm kiếm chiếc máy bay mất tích của AirAsia...

Chuyến bay QZ8501: Đã tìm thấy hơn 40 thi thể trên biển
Mảng vỡ của QZ8501 nổi trên biển - Ảnh: Straits Times.
Một tàu chiến của Indonesia đã tìm thấy hơn 40 thi thể trên vùng biển Java khi đang tìm kiếm chiếc máy bay mất tích mang số hiệu QZ8501 của hãng AirAsia, người phát ngôn của Hải quân Indonesia nói với AFP.
"Tàu chiến Bung Tomo vừa tìm được 40 thi thể và con số còn đang tăng lên", ông Manahan Simorangkir, phát ngôn của Hải quân Indonesia nói.

Theo BBC, những thi thể này được nhìn thấy cùng với các mảnh vỡ trôi nổi trên biển Java ngoài khơi đảo Borneo của Indonesia.

“Nỗi buồn xâm chiếm cõi lòng tôi khi nghĩ đến tất cả các gia đình có người thân trên chuyến bay QZ8501. Thay mặt cho AirAsia tôi xin gửi lời chia buồn đến tất cả mọi người. Tôi không thể dùng lời lẽ nào để nói hết là tôi buồn đến mức nào,” ông Tony Fernandez, Giám đốc điều hành AirAsisa, viết trên mạng xã hội Twitter.

Trước đó, các hãng tin AFP và Reuters dẫn lời các quan chức Indonesia cho biết các mãnh vỡ này gần như chắc chắn là của chiếc máy bay mất tích của hãng AirAsia.

AFP dẫn lời ông Djoko Murjatmodjo, Tổng giám đốc Cơ quan Hàng không Dân dụng Indonesia nói: "Đến lúc này có thể xác nhận rằng các mảnh vỡ là của máy bay AirAsia và Bộ trưởng Giao thông sẽ nhanh chóng lên đường đến Pangkalan Bun".

"Dựa trên sự quan sát của các nhân viên tìm kiếm cứ hộ thì các vật thể như cửa hành khách và cửa hàng hóa đã được nhìn thấy trên biển nằm cách Pangkalan Bun khoảng 160km về phía tây nam", ông nói.

Tom Phillips, phóng viên báo Telegraph ở Indonesia cho biết truyền hình Indonesia đã phát sóng những hình ảnh đáng sợ của những thi thể được cho là nạn nhân trên chuyến bay QZ8501.

Trước đó, Reuters dẫn lời ông Bamgbang Sulistyo, người đứng đầu cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia, nói khả năng các vật thể này "95% là của máy bay mất tích".

Phát biểu trong một cuộc họp báo được truyền hình trực tiếp, ông Sulistyo cho biết lực lượng cứu hộ đã nhìn thấy ít nhất 10 vật thể nghi là của chuyến bay QZ8501, trong đó có cửa thoát hiểm và áo phao.

Ông cũng cho biết, máy bay Hercules của không quân Indonesia đã nhìn thấy một cái bóng dưới nước mà họ tin là có hình dáng giống một chiếc máy bay.

Được biết, khi bị mất tích hôm 28/12, chuyến bay QZ8501 đang chở 162 người, bao gồm phi hành đoàn 7 người và 155 hành khách, đi từ thành phố Surabaya (Indonesia) đến Singapore. Máy bay bị mất liên lạc với tháp kiểm soát không lưu Jakarta (Indonesia) vào lúc 6h17, theo giờ địa phương.

Truyền thông Indonesia cho biết bên cạnh phi hành đoàn 7 người, trong số 155 hành khách có 149 người Indonesia, ba người từ Hàn Quốc, một người Singapore, một người Anh và một người Malaysia. Có 16 trẻ em và 1 trẻ sơ sinh.

Theo lịch trình, đáng lẽ QZ8501 sẽ phải có mặt tại sân bay Changi (Singapore) lúc 8h30 sáng 28/12.

Bình luận của bạn

Biển hiệu của Viện Khổng Tử vi phạm Nghị định của Chính phủ

Biển hiệu của Viện Khổng Tử vi phạm Nghị định của Chính phủ

Ngày 27/12, Trường Đại học Hà Nội đã tổ chức lễ gắn biển “Viện Khổng Tử” tại Trường với sự tham gia của các đại biểu cấp cao Việt Nam và Trung Quốc…
Tham gia lễ gắn biển, về phía Việt Nam có ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Trần Đắc Lợi, Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương và ông Nguyễn Đình Luận, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.
Về phía Trung Quốc có ông Du Chính Thanh, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp); ông Vương Gia Thụy, Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Trưởng ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Trung Quốc; ông Lương Hồng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây…
untitlh635hhwed
PGS, TSKH Nguyễn Đình Luận, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội nêu rõ: Lễ gắn biển “Viện Khổng Tử” tại Trường Đại học Hà Nội là sự kiện quan trọng trong quá trình phát triển của nhà trường.
Nhưng tấm biển đó đã vi phạm Điều 23 Nghị định 103/2009/NĐ-CP của Chính phủ (ban hành ngày 6/11/2009) quy định: Biển hiệu phải viết bằng chữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên, chữ nước ngoài phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam.
Theo Điều 33 Nghị định số 75/2010/NĐ-CP của Chính phủ thì hành vi sau: – Thể hiện trên biển hiệu tên riêng, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài ở phía trên tên bằng chữ Việt Nam; Thể hiện trên biển hiệu tên gọi, tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế bằng chữ nước ngoài có kích thước lớn hơn tên bằng chữ Việt Nam sẽ bị phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng và buộc phải tháo dỡ biển hiệu.
Theo Nghị định 103 của Chính phủ thì biển hiệu này vi phạm cả hai: Đặt chữ Trung Quốc lên trên và to hơn chữ Việt. Đại học Hà Nội sao lại ít chữ vậy? Đề nghị Thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch vào cuộc.
(Nghị định được trích từ trang Thư viện pháp luật)
Trường Nhân

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Thiên Đường Nhậu của Việt Nam

Thiên Đường Nhậu của Việt Nam

Bia, rượu đang bóp chết thế hệ trẻ
Theo Quỳnh Hương – 27 Dec 2014 – CATP
Với 3 tỉ lít bia được tiêu thụ, Việt Nam hiện đang nằm trong danh sách 25 quốc gia uống bia nhiều nhất thế giới. Ngoài ra, theo dự đoán của Bộ Công thương, đến năm 2015 sản lượng bia tiêu thụ tại Việt Nam có thể đạt 4,2 – 4,5 tỷ lít
vi-mieng-an-dua-xe-thit-via-he-ve-dem
Ra ngõ gặp… quán nhậu
“Sài Gòn bây giờ nhiều quán nhậu quá!”, đó là lời một anh bạn Việt kiều trở về quê hương sau gần 10 năm xa cách. Câu nói của người xa quê bất chợt khiến tôi chạnh lòng suy nghĩ. Nếu như hơn 10 năm trước, đa số các quán nhậu chỉ tập trung tại khu vực trung tâm thì hiện nay, khắp nơi trên địa bàn thành phố kể cả hang cùng ngõ hẻm đều xuất hiện quán nhậu. Từ những nhà hàng sang trọng, các làng nướng rộng mênh mông, các quán nhậu bình dân đến cả quán ốc vỉa hè cũng thu hút một lượng lớn dân nhậu tìm đến. Từ lâu, các nhà hàng tại khu vực Lê Ngô Cát, Điện Biên Phủ (quận 3), Hai Bà Trưng, Võ Thị Sáu (quận 1)… đã được giới dân chơi rỉ tai nhau không chỉ bởi dàn tiếp viên trẻ đẹp mà còn vì những món đặc sản thú rừng không “đụng hàng”. Ngoài những động vật rừng như nhím, cheo, chồn, mễn… thì đủ loại chim trời cá nước cũng được các quán này đưa vào thực đơn với giá dao động từ vài trăm ngàn đến vài triệu đồng/kg. Dĩ nhiên, đi kèm theo các món độc này là những chai rượu ngoại đắt tiền, khiến cho mỗi hóa đơn thanh toán không dưới chục triệu đồng!
Trong khi đó, những khu “phố ăn nhậu” như Thành Thái, Nguyễn Tri Phương (quận 10), Trần Hưng Đạo B (quận 5), Nguyễn Thượng Hiền (quận 3), Nguyễn Thị Thập (quận 7), khu Trung Sơn, tuyến bờ kè kênh Nhiêu Lộc… đã trở thành địa điểm quen thuộc để giới trẻ tìm đến mỗi khi đêm về. Mệnh danh là “khu đất vàng” của quận 10, khoảng vài năm trở lại đây, các quán nhậu nằm trên đường Thành Thái được dân nhậu biết đến bởi giá cả khá bình dân và đội ngũ nhân viên phục vụ rất biết chiều khách. Với phương châm “khách hàng là thượng đế”, các quán nhậu này sẵn sàng phục vụ từ chiều đến tận sáng sớm hôm sau.
Ngoài ra, cũng không thể không nhắc đến khu vực đường Trần Hưng Đạo B (đối diện Trung tâm Văn hóa quận 5). Chỉ một đoạn ngắn chưa đầy 500m nhưng đã có đến trên chục quán nhậu chen chúc hoạt động thâu đêm suốt sáng. Còn tại đường Nguyễn Thượng Hiền (quận 3), mặc dù diện tích mặt đường khá nhỏ hẹp hàng ngày từ khoảng 19 giờ trở đi, các quán nhậu tại đây bắt đầu bày biện bàn ghế tràn xuống cả lòng đường để phục vụ “thượng đế”. Có thể nói, chưa bao giờ trào lưu mở quán nhậu lại phát triển một cách nhanh chóng và rầm rộ như hiện nay. Dù chưa có thống kê chính thức từ các cơ quan chức năng, thế nhưng theo ước tính, số quán nhậu trên địa bàn thành phố hiện nay phải lên đến hàng ngàn.
Hệ lụy nặng nề
Vui mừng, buồn nhậu, xả xui, thậm chí không vui không buồn cũng nhậu! Không biết từ bao giờ thói quen đó đã dần trở thành một nét “văn hóa” của người Việt?! Nhưng phía sau “đặc trưng” văn hóa  kỳ cục ấy là những hệ lụy nặng nề mà bia rượu đã và đang gây ra cho xã hội.
Càng nguy hiểm hơn khi thứ “văn hóa” đó đang giết dần nhiều thế hệ trẻ chúng ta. Dạo một vòng quanh làng đại học Thủ Đức, chúng tôi không khỏi giật mình bởi số lượng quán nhậu cũng như mức độ ăn nhậu của các sinh viên tại đây. Gần 50 quán nhậu lớn nhỏ mọc lên chen chúc nhau nhưng chỉ có duy nhất một nhà sách để phục vụ cho việc học tập (?!).
Một ngày trung tuần tháng 12, có mặt tại khu vực làng đại học, chúng tôi không khỏi “choáng” bởi tửu lượng của các sinh viên thời nay. 19 giờ, hàng chục quán cóc dọc theo tuyến đường nội bộ cạnh trường Đại học TDTT bắt đầu nườm nượp khách ra vào. Nhìn vẻ mặt ủ rũ của một nam sinh viên ngồi bàn bên cạnh, cùng với những lời an ủi “thôi đừng buồn nữa, chia tay đứa này thì tìm đứa khác!” của nhóm bạn, chúng tôi cũng phần nào đoán được lý do có cuộc nhậu này. Gần đó, một nhóm 7-8 sinh viên khác cũng đang say sưa “chén chú chén anh”. Bất chợt, một giọng nữ vang lên: “Chúc mừng cả nhóm tụi mình đã vượt qua được đợt kiểm tra vừa rồi! Cạn ly!…”, rồi cả nhóm cùng nâng ly hò hét hưởng ứng. Cứ như thế, cuộc vui của các sinh viên kéo dài suốt nhiều giờ với những tiếng cụng ly chan chát.
21 giờ một ngày cuối tuần, theo chân nhóm bạn, tôi tìm đến quán D. (nằm trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 5) mà từ lâu trở thành một địa điểm quen thuộc đối với dân nhậu đêm. Toàn bộ phần vỉa hè rộng gần chục mét đều được chủ quán tận dụng để xếp bàn ghế phục vụ khách. Khách của quán này đa số là giới trẻ, trai có, gái có, thậm chí cả những thành phần của giới tính “thứ ba”. Ngồi cạnh chúng tôi là một nhóm sáu thanh niên đang say sưa nói chuyện, dưới bàn là hai két Sài Gòn đỏ chỉ còn vỏ chai. Thỉnh thoảng lại vang lên vài tiếng chửi thề rồi cả đám thanh niên cùng phá ra cười. Đang nhìn khắp xung quanh, tôi chợt bị thu hút bởi một cô gái tuổi chừng đôi mươi, khuôn mặt khá xinh vừa bước vào quán. Anh nhân viên phục vụ liền nhanh nhẹn đưa cô đến lấy bàn. Sau khi gọi vài món ăn cùng một “khung Ken”, Ngọc L. – tên cô gái, liền lấy điện thoại cảm ứng đắt tiền ra gọi cho bạn bè: “Hôm nay tao có chuyện buồn, tụi bây rảnh không, ra quán D. ngồi chơi với tao!”. Nửa tiếng sau, bốn anh bạn theo lời gọi của L. đã có mặt để chia sẻ cùng người đẹp. Cả nhóm liền nâng ly cho vơi cạn nỗi sầu. Cứ như thế, hết ly bia này đến ly bia khác lần lượt được L. uống cạn, đến khi nhìn lại thì két Ken cũng chỉ còn vỏ chai trống rỗng nằm lăn lóc dưới bàn.
Đó là chưa kể đến một mô hình câu lạc bộ “nốc” bia đang dần hình thành lớn mạnh ở TPHCM hiện nay nhằm phục vụ các bợm là dân chơi… trẻ. Loại hình này tuy mới xuất hiện trong thời gian, ngắn nhưng lại được các đệ tử lưu linh nhiệt tình ủng hộ. Từng chứng kiến cảnh một câu lạc bộ bia tổ chức khai trương linh đình tại đầu đường Nguyễn Kiệm (Gò Vấp), người viết không khỏi ngỡ ngàng trước “trình độ” uống bia siêu việt của giới trẻ chúng ta hiện nay. Cả một không gian rộng lớn với sức chứa hàng nghìn người trong phút chốc được các bợm lấp đầy. Gần trăm nhân viên phục vụ mồ hôi nhễ nhại chạy đi chạy lại nhưng vẫn không đáp ứng yêu cầu từ thực khách. Tương tự, tại các địa bàn quận Tân Phú, Q10, Bình Thạnh…, thực trạng nhiều bạn trẻ sau giờ làm vùi đầu vào bia, rượu đã không còn xa lạ với người dân thành phố.
Cần biện pháp hạn chế
Theo thống kê, nếu như 10 năm trước Việt Nam chỉ tiêu thụ 1,29 tỉ lít bia/năm thì chỉ sau một thập niên, con số này đã tăng hơn 230%, một tốc độ chóng mặt! Chính sự tăng trưởng đáng nể này đã thu hút hàng loạt nhà đầu tư tham gia vào thị trường bia, bất chấp kinh tế suy thoái. Ước tính hiện nay nước ta có khoảng 30 thương hiệu bia với hơn 400 nhà máy sản xuất. Riêng về nhập khẩu, số liệu từ Tổng cục Hải quan cho biết, chúng ta đang nhập khẩu từ 3,6 – 4 triệu lít/năm. Ngoài ra, mỗi năm người Việt cũng “nốc” khoảng 68 triệu lít rượu. Tuy nhiên đó chỉ là trên lý thuyết, còn thực tế chắc chắn sẽ không dừng lại ở những con số này bởi hàng năm đều có một lượng lớn bia rượu nhập lậu qua đường biên giới! Khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cho biết: Để giữ gìn sức khỏe, nam giới không nên dùng quá hai đơn vị rượu bia và nữ không quá một đơn vị mỗi ngày (mỗi đơn vị tương đương một cốc bia hơi, 2/3 chai hay lon bia, 100ml vang hoặc 30ml rượu mạnh 40 độ). Trong khi đó, tại Việt Nam hiện nay có đến 90% nam giới uống rượu bia và 25% trong số đó sử dụng quá năm đơn vị rượu bia mỗi ngày.
Có lẽ không cần phải nói nhiều về tác hại cũng như những hậu quả mà bia rượu gây ra. 60% số vụ tai nạn giao thông, 68% số vụ bạo lực gia đình và 38% số vụ gây rối trật tự an toàn xã hội đều xuất phát từ nguyên nhân lạm dụng bia rượu. Đó là chưa kể việc bia rượu cũng gây ra những căn bệnh mãn tính về thần kinh, gan, bao tử… đối với bản thân, từ đó trở thành gánh nặng bệnh tật cho gia đình và xã hội. Ngoài ra, theo tính toán, chúng ta cũng đã tiêu tốn khoảng 60.000 tỉ đồng cho việc uống bia. Đặt giả thiết nếu sử dụng số tiền đó cho việc đầu tư xây dựng các công trình an sinh xã hội hoặc các lĩnh vực kinh tế khác thì hiệu quả chắc chắn sẽ rất lớn.
Sinh viên mở quán nhậu côn trùng vỉa hè giá rẻ ở Hà Nội
Theo Ngọc Lan – Zing – 29 Sep 2014
nhAU CON TRUNG
Mới khai trương chưa đầy 2 tuần nhưng quán nhậu côn trùng của Thông, sinh viên đại học Luật Hà Nội đã đông nghịt khách, cho doanh thu tiền triệu mỗi tối.
Từng nuôi dế thương phẩm trong phòng trọ khi học năm thứ hai đại học, Thông chế biến món ăn từ côn trùng cho bạn bè ăn ai cũng khen ngon. Tích góp từ tiền làm thêm, Thông mở quán nhậu côn trùng trên vỉa hè đường Đại La (Hà Nội).
Các món ăn được chế biến từ đủ loại côn trùng, bò sát như dế mèn, sâu super, rết, bọ cạp, đuông dừa… với giá khá bình dân. 1 đĩa dế mèn, châu chấu, sâu super (khoảng 1 lạng) có giá 50.000 đồng, rết 25.000 đồng/con, bọ cạp 60.000 đồng/chục, tắc kè 80.000 đồng/con…
Quán nhậu côn trùng chỉ mở buổi tối, từ 16h đến 17h cho đến 22 – 23h nhưng khách đến ăn lúc nào cũng đông nghịt. Trung bình mỗi tối, Thông bán được gần 2 kg nguyên liệu mỗi loại sâu, châu chấu, dế mèn, và gần 100 con rết, bọ cạp. “Tắc kè có giá cao hơn nên thường chỉ bán được 10 – 15 con mỗi tối”, Thông cho biết. Doanh thu từ việc bán các món ăn côn trùng tại quán của Thông mỗi tối lên tới vài triệu đồng.
Thông cho biết, ban đầu rất trăn trở bởi lo món ăn chế biến từ các loại côn trùng, bò sát có hình thù xấu xí, sợ hãi sẽ khiến không ít người dè chừng, lo ngại. Tuy nhiên, anh vẫn quyết tâm mở quán. “Thị trường món ăn này tại Hà Nội khá mới lạ. Giá tại các nhà hàng rất đắt đỏ, trong khi nguồn nhập thương phẩm chỉ ở mức trung bình. Mình lại từng có hơn 1 năm kinh nghiệm nuôi và chế biến côn trùng nên mới quyết định đi tới”, Thông chia sẻ. Anh nói thêm, không phải ai cũng ăn được các món côn trùng mà phụ thuộc vào cơ địa. Do đó, trước khi khách gọi đồ, anh đều hỏi kỹ, để phòng tránh trường hợp bị dị ứng.  Chủ quán chia sẻ thêm, quán khá đông khách và hiệu quả, dù mới thử nghiệm. Những khách hàng đầu tiên, đặc biệt là nữ khi ăn còn e dè nhưng tới lần thứ 2 chẳng những không sợ mà còn hợp khẩu vị hơn các món ăn vặt khác.
Cô Thanh Xuân, chủ đại lý cung cấp côn trùng cho quán Thông tiết lộ, hầu hết khách hàng mua côn trùng là những nhà hàng, quán ăn lớn. Thông là khách hàng đầu tiên mở quán ở vỉa hè nhập côn trùng của cô. Theo cô Xuân, tuy côn trùng có hình thù đáng sợ, giá thành cũng vào mức trung bình nhưng nếu biết cách chế biến thì món ăn sẽ rất ngon và được lòng thực khách.
Khách đến quán chủ yếu là học sinh, sinh viên các trường trong nội thành Hà Nội. Ngoài ra, Thông cho biết thêm, người dân sống gần khu vực, người đi làm văn phòng cũng ghé qua. Nhiều khách đi đường qua, thấy món ăn lạ nên cũng vào ăn thử. Nguyễn Du, sinh viên đại học Bách khoa Hà Nội lần đầu tiên thưởng thức món ăn côn trùng lạ lẫm này cho biết: “Các món ăn khá độc đáo, mình xem nhiều trên mạng nhưng chưa ăn thử bao giờ. Nhìn chúng khá sợ nhưng khi ăn thì giòn, ngậy và béo”.  Anh Nguyễn Bá Vũ, nhân viên văn phòng ở Tam Trinh (Hà Nội) đi ăn cùng nhóm bạn công ty chia sẻ: “Trước mình từng ăn côn trùng ở một vài nhà hàng, tuy nhiên lượng ít, chỉ được vài con nhưng giá lên đến tiền triệu, chỉ dám ‘ăn hương ăn hoa’ cho biết. Với mức giá 25.000 – 50.000 đồng/đĩa mỗi loại thêm nước uống, hoa quả, tổng chi phí 4 người nhậu hết chưa đến 300.000 đồng thì chấp nhận được”. Lặn lội hơn 10 km đến đây thưởng thức những món ăn kỳ dị này, Hà Linh (Đan Phượng, Hà Nội) chia sẻ: “Ban đầu nhìn mấy con côn trùng trên đĩa khá rùng rợn nhưng sau lấy dũng cảm ăn thử thì nghiền luôn, đặc biệt là dế mèn và sâu super. Ngoài ra, con rết có vị hơi ngái ngái còn bọ cạp vỏ rất cứng”. Cũng có những người sợ hãi những món ăn, nhưng vẫn đến vì… tò mò. Chị Linh (Đống Đa, Hà Nội) từng đến quán nhậu côn trùng này cho biết: “Mình vừa ăn thử vài con dế mèn, mùi vị khá hấp dẫn. Tuy nhiên, sau ăn một lúc thì thấy ngứa khắp người, da nổi đỏ và sưng tấy. Trong khi đó, chồng và 2 đứa nhỏ lạị tỏ ra thích thú và không có biểu hiện dị ứng nào”