Thủ tướng yếu ớt-phần 3
.........................
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể nhậm chức năm 2017, sang đến nhiệm kỳ 2021-2026 ông Thể vẫn được tín nhiệm làm bộ trưởng GTVT. Ông còn được giao trọng trách phó ban thường trực chỉ đạo những công trình trọng điểm quốc gia ngành GTVT, ông Chính làm trưởng ban.
Ông Thể học giao thông đường bộ ở Nga, hàm phó tiến sĩ. Về chuyên môn chắc không cần phải bàn, đường cao tốc, tàu điện ngầm, sân bay là những thứ ông học thực sự thời trẻ.
Ông Thể sang đến nhiệm kỳ ông Chính làm thủ tướng, bỗng nhiên ông đệ đơn xin từ chức bộ trưởng vì lý do cảm thấy áp lực công việc lớn, ông không kham nổi.
Thay thế ông Thể là ông Thắng, học chuyên ngành ngân hàng, kinh tế, tài chính.
Dư luận rộ lên rằng Thể Cá Tra sắp bị vào lò, Thể Cá Tra dính đến Út Trọc và Đinh La Thăng, Thể Cá Tra bảo kê cho các nhà thầu Trung Quốc. Thực ra, dư luận không có nghĩa là những người dân, dư luận là báo chí và các Kols. Mà đám báo chí và Kols rất dễ dàng bị nhóm lợi ích chi phối. Chúng dẫn dắt, định hướng dư luận để biến một quan chức nào đó, không chịu hợp tác với chúng trở thành một tên tội phạm tham nhũng. Từ đó đồng bọn của chúng ở trung ương sẽ kiến nghị cần phải xử vì những sai phạm gây bức xúc dư luận.
Lý do mà ông Thể xin từ chức là ông khẳng định mình chỉ giỏi về chuyên môn, còn về quản lý tài chính, về tiền nong của các dự án ông không hề giỏi. Ông tránh không nói rằng, ông bị áp lực chi phối của quá nhiều nhóm lợi ích và ông không biết đáp ứng với chúng thế nào. Người ta cũng ông hiểu những dự án như Cai Lậy, Trung Lương...toàn con cháu của các ông, cái thái tử đỏ của các ông BCT khoá 10,11 đứng đằng sau. Ông sang nhận chức bí thư đảng uỷ khối các cơ quan trung ương, để lại cho bộ GTVT nhiều dự án có vấn đề.
Ông Thể chuyên ngành GTVT đã tự xin từ chức, với lý do ông nói không đủ năng lực quản lý tài chính. BCT đưa ông Thắng chuyên ngành tài chính, ngân hàng làm bộ trưởng GTVT để quản lý phân bổ kinh phí cho các dự án.
Đến đây chúng ta, những người dân thường hiểu được vấn đề mà chúng ta ít khi để ý. Đó là cán bộ đầu ngành không nhất thiết phải giỏi về chuyên môn, giỏi chuyên môn như Tuấn Tim lên làm giám đốc bệnh viện cũng bị chi phối dẫn đến vào tù nằm.
Người lãnh đạo ở thể chế này là phải biết sắp xếp lợi ích cho các phe nhóm. Không biết sắp xếp, lỡ chia bên này mà bên kia không có, vào tù dễ như chơi. Hơn nữa nếu không giỏi về quản lý tài chính, phân phối ngân sách cho các dự án, cũng dễ mất lòng các phe phái dẫn đến kết cục thảm hại.
Ông Phúc là người giỏi sắp xếp lợi ích cho các nhóm, hay nói cách khác là ông quá tệ, ông sẵn lòng chiều hết lợi ích cho các nhóm. Ông là thủ tướng được báo chí và các Kols khen ngợi nhiều nhất, không như người tiền nhiệm và người kế nhiệm ông. Nhìn vụ Việt Á và giải cứu dưới thời ông Phúc, hàng ngàn tỷ được các quan chức từ ngoại giao, y tế, quân đội, bộ KHCN, báo chí chia tiền nhau mới thấy khả năng điều hoà lợi ích các nhóm của ông Phúc.
Không có người đỡ đầu, biết chia lợi ích như ông Phúc, ông Thể không cố làm gì , ông xin thôi.
Nếu ông Chính chia được lợi ích cho các phe nhóm, ông sẽ được báo chí và các Kols do các nhóm lợi ích tung hô bên ngoài, bên trong được các quan chức hớn hở nịnh bợ, phụ trợ nhiệt tình cho ông. Còn nếu không, chúng sẽ nội công, ngoại kích đánh cho ông tơi bời.
Nhưng nếu ông ngả theo các nhóm lợi ích như thế, ông Trọng đâu cần chọn ông làm thủ tướng. Ý đồ thâm sâu của ông Trọng đưa ông từ ban tổ chức sang làm thủ tướng, là để không có quan hệ dây dưa với những nhóm lợi ích đang hoành hành.
Hãy đặt trường hợp, nếu BCA điều tra và có những bằng chứng sai phạm của ông Chính, có những lời khai của nhân chứng về sai phạm của ông Chính, liệu ông Trọng có dám đứng ra bịt lại và tiếp tục ủng hộ ông Chính không? Nếu ông Trọng bênh vực, khác nào tự ông làm mất uy tín của ông, thậm chí hậu quả của nó là trung ương đảng đòi ông Trọng phải về hưu cũng nên. Một khi công an đã đòi, quân đội tán thành, các uỷ viên trung ương khác cũng ủng hộ thì ông Trọng chỉ còn nước xử ông Chính hay cả hai sẽ bị các phe cho rớt chức.
Ông Trọng nhờ Trung Quốc can thiệp kinh tế và áp lực quân sự ư ? Ông trả giá với Trung Quốc thế nào thì những kẻ mới lên sẵn sàng trả hơn thế. Giọng điệu của những kẻ nói ông Trọng được TQ đỡ đầu là giọng của kẻ biết một chứ không biết hai. Chừng nào còn thể chế cộng sản như này, chừng đó bất kỳ kẻ lãnh đạo nào cũng phải, hoặc muốn dựa vào chính quyền Trung Quốc cả.
Bản quyền thuộc về Hiếu Gió Berlin,
người sáng tạo- Bùi Thanh Hiếu.
Sinh ngày 6/2/1972 tại Hà Nội, Việt Nam.
Nơi ở hiện nay- Landsberger Allee 175, 10369, Berlin, Deutschland.
Mọi khiếu nại bản quyền có thể dùng thông tin, địa chỉ trên để gửi tới toà án.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.