Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2023

Hồ sơ tố cáo Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Ngãi (Bài 4)

 

Hồ sơ tố cáo Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Quảng Ngãi (Bài 4)

Đỗ Thành Nhân

10-2-2023

Tiếp theo bài 1 — bài 2 và bài 3

Bài 4. Chuẩn bị làm việc với thanh tra Sở TT&TT

I. Giấy mời của Thanh tra Sở TT&TT

Tôi nhận Giấy mời của Thanh tra Sở TT&TT Quảng Ngãi, vì sao chép đưa hình ảnh, thông tin của ông Nguyễn Ngọc Thái, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ngãi lên FB “Do Nhan” mà chưa được cho phép (Hình 4.1).

Nói về chức vụ: ngang với Giám đốc Sở, thì ở Việt Nam cũng hàng ngàn người. Cần phải nhìn nhận là họ được Đảng, Nhà nước giao thực hiện nhiệm vụ công vụ cho một lĩnh vực chuyên môn trong bộ máy quản lý nhà nước và xã hội. Cho nên họ phải là tấm gương thực thi Hiến pháp và Pháp luật; chứ phải là những “lãnh chúa” toàn quyền cai trị một ngành, một vùng.

Không thể phủ nhận thực trạng các nhóm lợi ích móc ngoặc, tham nhũng tràn lan từ trung ương cho đến các địa phương; nhiều đến mức Trung ương Đảng phải lập ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh.

Nhóm lợi ích tham nhũng từ đâu mà có?

– Thực tế cho thấy: chính cán bộ, quan chức dùng quyền lực Đảng, Nhà nước giao để cố ý làm trái pháp luật, bảo kê cho các doanh nghiệp sân sau, thâu tóm tiền của nhân dân, chiếm đoạt tài nguyên quốc gia.

– Thực tế cũng cho thấy: những đại án tham nhũng được TBT chỉ đạo giải quyết hiện nay, đã xảy ra từ nhiều năm trước. Có nghĩa là trước đây đã từng có kẻ đã bưng bít, bịt miệng công lý, chà đạp pháp luật hòng cho chìm xuồng vụ việc.

Nếu mới chỉ Giám đốc Sở của một tỉnh vi phạm pháp luật; người dân quá bức xúc, buộc đưa ra dư luận là mời làm việc để “xử lý”; thì công cuộc làm trong sạch bộ máy quản lý nhà nước và phòng chống tham nhũng không có hiệu quả.

Quan điểm trong đơn tố cáo và bài viết đến với cộng đồng: tôi mong muốn tất cả trẻ em được giáo dục trong môi trường an toàn, bình đẳng (trong đó có con cháu tôi).

Tôi tố cáo Giám đốc Sở GD&ĐT trên cơ sở Hiến pháp, Luật và Nghị định liên quan đến trẻ em và giáo dục; và tôn trọng sự thật. Tôi không chống Đảng, Nhà nước nào cả, mà tôi tố cáo người dùng quyền lực Đảng, Nhà nước giao để vi phạm đạo đức, pháp luật, tạo ra bất công xã hội: đặt biệt là với trẻ em, rất dễ bị tổn thương và mất niềm tin.

Thanh tra Sở TT&TT mời làm việc ngày 10/02/2023, có Lãnh đạo Phòng PA03, PA05 Công an tỉnh nữa. Trước hết là tôi xin lỗi vì bài viết của tôi làm các cơ quan quan tâm. Tiếp đến là tôi sẽ rất cảm ơn Quý cấp làm việc cùng tôn trọng pháp luật và sự thật.

II. Ai bảo kê cho Trung tâm Ngoại ngữ Tân Đại Dương?

Sáng ngày 12/09/2022 tôi đến Trung tâm Ngoại ngữ Tân Đại Dương, cố gắng xin nhân viên trực cho xem clip các buổi học trước đó.

Nhân viên Trung tâm mở máy tính xem buổi học gần nhất là tối ngày 09/09/2022. Tôi phát hiện đoạn clip bé BA (viết tắt) 10 tuổi, cùng bạn trai thực hiện hành vi côn đồ giống như băng nhóm lưu manh là dùng bạo lực xâm phạm thân thể, ép buộc bé TN phải chấp nhận bị cô lập, ngồi một mình cuối lớp học. Cô giáo bất lương dạy 5 bạn điện thoại di động, chứng kiến bé TN ngồi cô lập một mình cuối lớp học (xem hình 4.2, …).

Nói thêm: đầu buổi học tối ngày 09/09/2022, tôi đã trực tiếp báo với Trung tâm là bé BA bạo hành, nhưng Trung tâm vẫn vô trách nhiệm để vụ việc bạo hành xảy ra.

Hình ảnh clip cho thấy một TRẺ EM ĐÃ BỊ CỐ Ý XÂM HẠI THÂN THỂ; XÚC PHẠM DANH DỰ, NHÂN PHẨM; CÔ LẬP, XUA ĐUỔI buộc phải ngồi im một mình cuối lớp học là hành vi XÂM HẠI TRẺ EM, BẠO LỰC TRẺ EM theo Điều 4.5, 4.6 Luật Trẻ em 2016; là hành vi BẠO HÀNH HỌC ĐƯỜNG theo Điều 2.5 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

Ngay khi xem đoạn clip, nhân viên Trung tâm lúc này xưng là Đỗ Thị Kha làm Phó Giám đốc Công ty Tân Đại Dương (chủ sở hữu Trung tâm) đã thừa nhận: “CÁI NÀY LÀ BẠO HÀNH TINH THẦN”; hứa Trung tâm sẽ nhận lỗi, xử lý nhân viên, trả lời chính thức đề nghị về cung cấp thông tin của tôi chậm nhất đến 17 giờ cùng ngày (xem Clip 4.1)

Tuy nhiên sau đó Trung tâm đã lật lọng. Ba lần tôi đến Trung tâm đề nghị làm rõ vụ việc, Giám đốc từ chối gặp mặt, nói gởi văn bản và trả lời trong 5 ngày. Tôi yêu cầu cung cấp thông tin theo khoản 8 Điều 3 Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT là “công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục” Trung tâm từ chối; yêu cầu cầu cung cấp clip để xác định mức độ bạo hành tại Trung tâm để thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em theo Luật trẻ em: Trung tâm không hợp tác (xem Clip 4.1); và bảo vệ không cho vào Trung tâm.

Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Tân Đại Dương do ai bảo kê mà quá xem thường khách hàng, một trung tâm giáo dục quảng cáo là tốt, thu tiền học phí cao, rồi dung túng cho côn đồ lưu manh hoành hành trong lớp học. Khi bị phát hiện, không một lời xin lỗi, mà còn trịch thượng yêu cầu phụ huynh gởi văn bản và trả lời trong 5 ngày.

III. Thực hiện bảo vệ Quyền trẻ em theo pháp luật

Qua clip xem được và thái độ hành xử “kẻ cả” của Trung tâm sau khi vụ việc xảy ra. Tôi có cơ sở tố cáo Trung tâm vi phạm Luật Trẻ em, Luật Giáo dục.

Căn cứ Luật Tố cáo, Luật Trẻ em, Luật Giáo dục, Nghị định số 80/2017/NĐ-CP “Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường”, Nghị định số 04/2021/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục”, Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học”.

Tôi gửi đơn đến Sở GD&ĐT Quảng Ngãi: là cơ quan quản lý cấp trên giải quyết.

Bắt đầu từ ngày 14/9/2022 tôi đã gửi: 2 đơn tố cáo, 1 đơn khiếu nại, 1 đơn đề nghị giải quyết tố cáo khiếu nại; sau 105 ngày, đến ngày 28/12/2022 Giám đốc Sở GD&ĐT ban hành “Thông báo về việc không thụ lý giải quyết tố cáo”. Thông báo có nhiều nội dung sẽ phân tích tiếp ở các bài sau.

Riêng kết luận: “không có dấu hiệu của hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em, bạo lực học đường …

Xin thưa ông Giám đốc Sở GD&ĐT và tất cả những người có lương tri, những bậc làm cha mẹ: hãy xem hình ảnh, clip đứa bé bị những côn đồ nhí, thể hiện bản chất lưu manh đã dùng vũ lực xâm hại thân thể; uy hiếp xua đuổi không được lên học bình thường, bị cô lập buộc phải ngồi im một mình cuối lớp; trước sự chứng kiến của cô giáo bất lương.

Có ai chấp nhận không?

Vậy mà ông Giám đốc Sở GD&ĐT, lại kết luận “không có dấu hiệu …”, xin mọi người hãy đọc các định nghĩa của pháp luật:

– Khoản 6 Điều 4 Luật Trẻ em: “BẠO LỰC TRẺ EM là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; XÂM HẠI THÂN THỂ, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; CÔ LẬP, XUA ĐUỔI và các hành vi cố ý khác GÂY TỔN HẠI VỀ THỂ CHẤT, TINH THẦN CỦA TRẺ EM.”

– Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 80/2017/NĐ-CP: “BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; XÂM HẠI THÂN THỂ, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; CÔ LẬP, XUA ĐUỔI và các hành vi cố ý khác GÂY TỔN HẠI VỀ THỂ CHẤT, TINH THẦN CỦA NGƯỜI HỌC XẢY RA TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC hoặc lớp độc lập.”

Hình ảnh: đứa bé bị xâm hại thân thể; bị cô lập, xua đuổi buộc phải ngồi cô đơn, ấm ức cuối lớp học trong cơ sở giáo dục là Trung tâm Ngoại ngữ Tân Đại Dương, đã gây tổn hại về thể chất, tinh thần cho đứa bé.

Đối chiếu với định nghĩa của pháp luật, chứng cứ, hành vi như vậy: có BẠO LỰC TRẺ EM, BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG không?

Nếu nhìn nhận vụ việc dưới góc độ thượng tôn pháp luật nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và lấy Triết lý “nhân bản” làm nền tảng giáo dục của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thì ĐÓ LÀ BẠO LỰC.

Tôi công bố để công luận đánh giá.

(Còn tiếp …)

__________

Hình ảnh chứng cứ

Hình 4.1 Giấy mời của Sở TTTT

Hình 4.2 một số hình ảnh bạo hành học đường, trong lớp học US2 tại Trung tâm Ngoại ngữ Tân Đại Dương, tối ngày 09/9/2022 (ảnh chụp qua màn hình)

Clip 4.1. Công ty nhận định là bạo hành tinh thần:

Clip 4.2. Trung tâm từ chối cung cấp thông tin, Giám đốc không gặp mặt, trả lời văn bản trong 5 ngày.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.