Thứ Hai, 20 tháng 9, 2021

Văn khố Quốc gia Anh: Phát hiện bức thư nhà Thanh phủ nhận chủ quyền quần đảo Hoàng Sa

 

Văn khố Quốc gia Anh: Phát hiện bức thư nhà Thanh phủ nhận chủ quyền quần đảo Hoàng Sa

Đông Phương • 16:02, 11/09/21

Nghe đâu Tập Cận Bình vừa chỉ thị cho Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc mang vũ khí tiền hô hậu ủng kéo tới khu mộ của vương triều Thanh đào mấy bộ xương khô lên trói lại bắt về cho sói chúa Tập hỏi tội vì sao không tuân lệnh ngài khai báo từ đầu rằng Hoàng Sa là đảo quốc từ lâu đã ở trong tay Thanh triều. Như thế là phạm tội phản đảng chống Tập, phải bị xiềng 100 năm.

听说习近平刚刚指示中国人民解放军带兵器 匆匆而来到清朝陵墓挖出几具骷髅,把它们全部绑起来带回来,以让习狼主席审问: 为什么不服从主席命令说黄沙是一个长期掌握在清朝手中的岛国。 这是反党反习的罪行,必须被铁链镣铐上100年。

Văn khố Quốc gia Anh: Phát hiện bức thư nhà Thanh phủ nhận chủ quyền quần đảo Hoàng Sa

Vị trí quần đảo Hoàng Sa. (Ảnh chụp màn hình Google Map)

Ông Bill Hayton là một học giả người Anh và từng là nhà báo. Trong Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh, ông đã tìm thấy một bức thư do Tổng lý Nha môn nhà Thanh viết vào ngày 8/8/1899 cho Quân đoàn Anh ở Bắc Kinh. Bức thư đề cập rõ ràng rằng, Hoàng Sa là “những đảo hoang” (abandoned islands) và không thuộc về Trung Quốc.

Sau khi tài liệu lịch sử bán chính thức được tiết lộ đã thu hút sự chú ý của quốc tế, vì Trung Quốc luôn đòi chủ quyền các đảo ở Biển Đông, thậm chí còn tích cực bành trướng quân sự.

Theo tài liệu ông Bill Hayton gửi cho Đài Á Châu Tự Do (RFA) và đăng hôm 7/9, bức thư bản phiên dịch được tìm thấy trong Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Anh (British National Archives) có thể cung cấp một bằng chứng khác để chứng minh rằng, yêu sách của Trung Quốc về quyền lịch sử đối với quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông là không đáng tin.

Ông Bill Hayton là tác giả cuốn “The Invention of China” (Tạm dịch: Phát minh của Trung Quốc) năm 2020 và cuốn "The South China Sea" (tạm dịch: Biển Đông) năm 2014. 

Ông đã tìm thấy bức thư này khi đọc về “Vụ tàu chở đồng Bellona” (Bellona Copper Case) trong kho lưu trữ. Khi đó, con tàu "Bellona" của Đức bị đắm gần quần đảo Hoàng Sa, nhưng hàng hóa đồng mà nó vận chuyển đã bị ngư dân Trung Quốc đánh cắp. Anh Quốc đã thay mặt Đức yêu cầu triều đình nhà Thanh bồi thường, nhưng Tổng lý Nha môn (tương đương với Bộ Ngoại giao) của nhà Thanh tuyên bố rằng quần đảo này thuộc “biển cả" (high seas) và không phải là lãnh thổ của Trung Quốc, vì vậy chính phủ Trung Quốc từ chối bồi thường.

Ngoài bức thư này, ông Hayton cho biết, ông còn tìm thấy bản sao lục một bức thư khác do Tổng đốc Lưỡng Quảng (tức Quảng Đông và Quảng Tây) khi đó viết cho Lãnh sự Anh Byron Brenan tại Quảng Châu vào ngày 14/4/1898, trong đó cũng đề cập “Vụ tàu chở đồng Bellona”. Vào thời điểm đó, Tổng đốc Đàm Trung Lân (Tan Zhonglin) đã viết rằng chính phủ Trung Quốc không thể bảo vệ những con tàu bị chìm vì chúng ở nơi “biển xanh sâu thẳm” (the deep blue sea), cho nên triều đình nhà Thanh không thể chấp nhận yêu cầu bồi thường.

Ngoài ra, trong một bức thư gửi Bộ trưởng phụ trách thuộc địa Pháp năm 1930, Toàn quyền Đông Dương cũng đề cập đến “Vụ tàu chở đồng Bellona”, ​​bức thư dẫn lời Tổng đốc Quảng Châu Trung Quốc nói rằng, quần đảo Hoàng Sa là “những đảo hoang”, “không thuộc về Trung Quốc hay Việt Nam”,  “không có cơ quan đặc biệt nào chịu trách nhiệm kiểm soát chúng” (no special authority was responsible for policing them).

Ông Hayton nói rằng, bức thư này chỉ là bản dịch tiếng Anh, tài liệu tiếng Trung chưa được tìm thấy, rất có thể nó đã bị thất lạc hoặc hư hỏng. 

Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Nhã, một nhà sử học nổi tiếng của Việt Nam, cho rằng bức thư mới được phát hiện này có thể lại là một bằng chứng có giá trị nữa cho thấy Trung Quốc không nắm giữ quyền sở hữu Hoàng Sa từ thời xưa - điều mà họ vẫn luôn khẳng định.

Ông Stein Tonnesson, một nhà sử học Na Uy và nhà nghiên cứu về Biển Đông, cho rằng bức thư có thể giúp xác thực các nguồn thông tin khác rằng khi đó nhà Thanh không coi Hoàng Sa là lãnh thổ của Trung Quốc.

Theo Australian Financial Review, mặc dù Tòa án Quốc tế đã căn cứ theo “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển” năm 2016 và phán quyết rằng, Trung Quốc không sở hữu các nguồn tài nguyên của Biển Đông; tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh lại từ chối chấp nhận phán quyết trên và khẳng định, Biển Đông nằm trong phạm vi "đường chín đoạn" và thuộc lãnh hải của Trung Quốc.

Đ.P.

Theo Vision Times

Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.