Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Báo Nhân Dân đưa thông tin sai về cụ Đặng Văn Việt 29/09/2021 Nguyễn Việt Long 28-9-2021 Trong bài viết mới đăng của báo Nhân Dân về Trung tá Đặng Văn Việt nhan đề “Vĩnh biệt huyền thoại – một người lính với số phận bi hùng“, có thông tin như sau: “Đặng Văn Việt theo học trường Quốc học Huế, nơi cha ông làm quan. Có thời gian, khi theo người cha sang Pháp công tác, cậu bé Việt đã học 4 năm tại trường Lycée de la Providence. Sau khi về nước, cậu còn học thêm 4 năm nữa tại trường Trung học Khải Định.” Ảnh chụp màn hình báo Nhân Dân Trong đoạn trên có 2-3 thông tin sai. Trường Lycée de la Providence mà báo đăng có tên đúng là Institut de la Providence và tên Việt của nó là trường Thiên Hựu, thuộc Giáo hội Công giáo, thành lập năm 1933 và nằm ngay tại Huế chứ chẳng phải bên Pháp gì cả. Cụ Việt học trường này chứ có sang Pháp học bao giờ đâu. Chỗ đó nay là nơi tọa lạc của Trường Đại học Khoa học Huế. Tên gọi Institut de la Providence và cả tên Lycée de la Providence (mà bài báo dùng) khá phổ biến bên Pháp (tên các trường khác) nên người viết đã nhầm tưởng đó là một trường bên Pháp và đã cho hai cha con cụ Việt chu du sang Pháp dưới danh nghĩa “công tác” (và ở đó tới tận 4 năm!!!). Providence còn được dịch là sự quan phòng [của Thiên Chúa], nghĩa là sự lo toan, sắp đặt của Chúa đối với mọi vật và được hiểu nôm na là Ý Chúa. Còn cả đoạn trên khiến người đọc hiểu lầm là cụ Việt học trường Quốc học Huế, sau đó theo cha sang Pháp học 4 năm rồi về học trường Trung học Khải Định. Nhưng thực ra trường Trung học Khải Định và trường Quốc học Huế chỉ là một trường (mà tôi đoán là người viết cũng không biết là một trường nên mới viết vậy) và tên gọi Trường Trung học Khải Định được sử dụng trong suốt thời kỳ 1936-1954. Học xong trường này thì thi lấy bằng tú tài. Đúng ra cụ Việt học 6 năm tiểu học ở Phong Điền, rồi vào học 4 năm tại trường Thiên Hựu (Institut de la Providence) ở Huế, sau đó học Trung học (Lycée) Khải Định và đỗ tú tài năm 1942 rồi ra Hà Nội học trường Y. Đoạn thông tin sai thứ hai là: “Đặng Văn Việt được cấp trên điều ra Việt Bắc làm lãnh đạo Ban Nghiên cứu trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. Cũng năm đó, theo yêu cầu của chiến trường, anh được cử làm Chỉ huy trưởng Mặt trận đường 4. Năm 1948, anh kiêm chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 28.” Ảnh chụp màn hình báo Nhân Dân Khi cụ Việt ra Bắc, cụ làm huấn luyện viên trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, sau đó lên Việt Bắc làm tại Ban Nghiên cứu thuộc Phòng Tác chiến (sau làm trưởng phòng?), Bộ Tổng tham mưu rồi được cử làm phái viên của Bộ xuống các tiểu đoàn, trung đoàn tại mặt trận Đường số 4 khi Mặt trận Đường số 4 được thành lập, chứ không hề đảm nhiệm chức Chỉ huy trưởng Mặt trận đường 4. Phái viên không phải chỉ huy, mà bàn bạc tác chiến với các cấp chỉ huy đơn vị tại đó. Nhiều tuổi hơn cụ Việt và từng làm trưởng phòng Tác chiến, rồi Phó tư lệnh Liên khu 1 là cụ Đào Văn Trường thì được cử đi đốc chiến ở Lạng Sơn và phụ trách Mặt trận Đường số 4 (cụ Trường sau này lên đại tá, có lúc làm Phó Tổng Tham mưu trưởng kiêm Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu). Khi cụ Việt được cử làm Trung đoàn phó trung đoàn 28, thì cũng thôi nhiệm vụ phái viên, chứ không kiêm nhiệm gì cả. Khi Trung đoàn trưởng trung đoàn 28 tên là Liên Đoàn chuyển công tác, thì cụ Việt mới làm Trung đoàn trưởng trung đoàn 28, Chính ủy là Hà Kế Tấn. Hóa ra hai đoạn sao chép có nhiều sai sót ở trên là lấy từ Wikipedia tiếng Việt. Đã có nhiều bài và sách báo viết về cụ Việt, nhưng lấy thông tin trên mạng thì cần chọn lọc và kiểm chứng, chứ không thì dễ ăn phải thông tin giả lắm. Ảnh chụp màn hình trang Wikipedia P.S. Trong Chiến dịch Biên giới 1950 thì Đảng ủy Mặt trận Biên giới gồm Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Hoàng Văn Thái, Lê Liêm, Bùi Quang Tạo (Võ Nguyên Giáp làm Bí thư Đảng ủy), không có tên cụ Việt nên cụ không thể là Chỉ huy trưởng Mặt trận thời kỳ này. Cụ Việt trung đoàn trưởng 174 được gọi lên họp ở Sở Chỉ huy tiền phương và đã đề xuất là đánh Đông Khê trước, thay vì đánh Cao Bằng, đề nghị này được chấp nhận.

 

Báo Nhân Dân đưa thông tin sai về cụ Đặng Văn Việt

Nguyễn Việt Long

28-9-2021

Trong bài viết mới đăng của báo Nhân Dân về Trung tá Đặng Văn Việt nhan đề “Vĩnh biệt huyền thoại – một người lính với số phận bi hùng“, có thông tin như sau: “Đặng Văn Việt theo học trường Quốc học Huế, nơi cha ông làm quan. Có thời gian, khi theo người cha sang Pháp công tác, cậu bé Việt đã học 4 năm tại trường Lycée de la Providence. Sau khi về nước, cậu còn học thêm 4 năm nữa tại trường Trung học Khải Định.

Ảnh chụp màn hình báo Nhân Dân

Trong đoạn trên có 2-3 thông tin sai. Trường Lycée de la Providence mà báo đăng có tên đúng là Institut de la Providence và tên Việt của nó là trường Thiên Hựu, thuộc Giáo hội Công giáo, thành lập năm 1933 và nằm ngay tại Huế chứ chẳng phải bên Pháp gì cả. Cụ Việt học trường này chứ có sang Pháp học bao giờ đâu. Chỗ đó nay là nơi tọa lạc của Trường Đại học Khoa học Huế. Tên gọi Institut de la Providence và cả tên Lycée de la Providence (mà bài báo dùng) khá phổ biến bên Pháp (tên các trường khác) nên người viết đã nhầm tưởng đó là một trường bên Pháp và đã cho hai cha con cụ Việt chu du sang Pháp dưới danh nghĩa “công tác” (và ở đó tới tận 4 năm!!!).

Providence còn được dịch là sự quan phòng [của Thiên Chúa], nghĩa là sự lo toan, sắp đặt của Chúa đối với mọi vật và được hiểu nôm na là Ý Chúa.

Còn cả đoạn trên khiến người đọc hiểu lầm là cụ Việt học trường Quốc học Huế, sau đó theo cha sang Pháp học 4 năm rồi về học trường Trung học Khải Định. Nhưng thực ra trường Trung học Khải Định và trường Quốc học Huế chỉ là một trường (mà tôi đoán là người viết cũng không biết là một trường nên mới viết vậy) và tên gọi Trường Trung học Khải Định được sử dụng trong suốt thời kỳ 1936-1954. Học xong trường này thì thi lấy bằng tú tài.

Đúng ra cụ Việt học 6 năm tiểu học ở Phong Điền, rồi vào học 4 năm tại trường Thiên Hựu (Institut de la Providence) ở Huế, sau đó học Trung học (Lycée) Khải Định và đỗ tú tài năm 1942 rồi ra Hà Nội học trường Y.

Đoạn thông tin sai thứ hai là: “Đặng Văn Việt được cấp trên điều ra Việt Bắc làm lãnh đạo Ban Nghiên cứu trực thuộc Bộ Tổng tham mưu. Cũng năm đó, theo yêu cầu của chiến trường, anh được cử làm Chỉ huy trưởng Mặt trận đường 4. Năm 1948, anh kiêm chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 28.

Ảnh chụp màn hình báo Nhân Dân

Khi cụ Việt ra Bắc, cụ làm huấn luyện viên trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, sau đó lên Việt Bắc làm tại Ban Nghiên cứu thuộc Phòng Tác chiến (sau làm trưởng phòng?), Bộ Tổng tham mưu rồi được cử làm phái viên của Bộ xuống các tiểu đoàn, trung đoàn tại mặt trận Đường số 4 khi Mặt trận Đường số 4 được thành lập, chứ không hề đảm nhiệm chức Chỉ huy trưởng Mặt trận đường 4. Phái viên không phải chỉ huy, mà bàn bạc tác chiến với các cấp chỉ huy đơn vị tại đó. 

Nhiều tuổi hơn cụ Việt và từng làm trưởng phòng Tác chiến, rồi Phó tư lệnh Liên khu 1 là cụ Đào Văn Trường thì được cử đi đốc chiến ở Lạng Sơn và phụ trách Mặt trận Đường số 4 (cụ Trường sau này lên đại tá, có lúc làm Phó Tổng Tham mưu trưởng kiêm Cục trưởng Cục Tác chiến Bộ Tổng tham mưu). Khi cụ Việt được cử làm Trung đoàn phó trung đoàn 28, thì cũng thôi nhiệm vụ phái viên, chứ không kiêm nhiệm gì cả. Khi Trung đoàn trưởng trung đoàn 28 tên là Liên Đoàn chuyển công tác, thì cụ Việt mới làm Trung đoàn trưởng trung đoàn 28, Chính ủy là Hà Kế Tấn.

Hóa ra hai đoạn sao chép có nhiều sai sót ở trên là lấy từ Wikipedia tiếng Việt. Đã có nhiều bài và sách báo viết về cụ Việt, nhưng lấy thông tin trên mạng thì cần chọn lọc và kiểm chứng, chứ không thì dễ ăn phải thông tin giả lắm.

Ảnh chụp màn hình trang Wikipedia

P.S. Trong Chiến dịch Biên giới 1950 thì Đảng ủy Mặt trận Biên giới gồm Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh, Hoàng Văn Thái, Lê Liêm, Bùi Quang Tạo (Võ Nguyên Giáp làm Bí thư Đảng ủy), không có tên cụ Việt nên cụ không thể là Chỉ huy trưởng Mặt trận thời kỳ này. Cụ Việt trung đoàn trưởng 174 được gọi lên họp ở Sở Chỉ huy tiền phương và đã đề xuất là đánh Đông Khê trước, thay vì đánh Cao Bằng, đề nghị này được chấp nhận.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.