Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2021

Mạnh Vãn Chu: Đổi tự do bằng “lừa đảo”?

 

Mạnh Vãn Chu: Đổi tự do bằng “lừa đảo”?

Hôm nay, thông tin Mạnh Vãn Chu được phóng thích tràn ngập. Chỉ vài giờ sau, 2 công dân Canada, Michael Spavor và Michael Kovrig cũng được Trung Quốc trả tự do.

Tháng 12- 2018, bà Mạnh bị tạm giữ. Vài ngày sau, ông Michael Spavor – một doanh nhân Canada và Michael Kovrig- một người từng làm trong ngành ngoại giao Canada – bị bắt giữ tại Trung Quốc. Nước này phủ nhận việc bắt giữ hai công dân Canada là hệ quả của việc bà Mạnh bị bắt và tuyên án ông Spavor 11 năm tù.

Vậy mà giờ, sau cú phóng thích bà Mạnh, từ tù nhân lãnh án 11 năm thành người tự do ngay và luôn. Đều là phát ngôn bằng tiếng Trung Quốc cả đấy thôi!

Cũng như nhìn lại cú mặc cả “tự do” cho bà Mạnh trở về Trung Quốc, không bị dẫn độ sang Mỹ bằng một thỏa thuận bà thừa nhận “có trách nhiệm về vai trò chính của mình trong hành vi thực hiện kế hoạch lừa đảo một tổ chức tài chính toàn cầu”.

Dù các tín hiệu có vẻ sáng sủa nào “hoãn truy tố”, “hủy bỏ cáo buộc”, “rút lại đề nghị dẫn độ” thì cái giá để gọi là “được tự do” lại đóng dấu mộc bằng sự thừa nhận “hành vi lừa đảo”.

Vậy là sau 1000 ngày, “kẻ lừa đảo” đã được về nhà?

Cáo buộc của Mỹ về việc bà Mạnh đã nói dối HSBC trong mối quan hệ của Huawei- với tư cách là giám đốc tài chính của tập đoàn – với Skycom, một công ty kinh doanh ở Iran, khiến HSBC có nguy cơ phải chịu trách nhiệm hình sự vì vi phạm lệnh trừng phạt thương mại của Mỹ. Huawei đã bác bỏ cáo buộc và cho rằng vụ việc nhằm vào bà Mạnh Vãn Chu mang động cơ chính trị.

Vậy con đường làm ăn của Trung Quốc vào Iran là nằm ngoài chính trị? Cả hành động ngay lập tức nhảy bổ vào Iran sau khi Mỹ và Châu Âu áp đặt lệnh cấm vận quốc tế lên quốc gia Trung Đông này? Hai lựa chọn duy nhất cho quốc gia dầu mỏ này là Nga – có công nghệ nhưng chẳng đủ vốn và Trung Quốc – yếu kém về công nghệ nhưng sẵn tiền và can thiệp chính trị – nhà nước Trung Quốc không ngần ngại sử dụng sức mạnh chính trị để bảo vệ doanh nghiệp của họ thoát khỏi sự cô lập Iran của Mỹ.

Chỉ trong một thời gian ngắn, như cơn lốc rời đi của các tập đoàn Shell, Total, ENI, Respol… thì cơn lốc ập tới với Sinopec, PetroChina và CNOOC (Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc) mà chính ngoại trưởng Mỹ thời điểm ấy, Hillary Clinton đã phải thốt lên câu hỏi “Làm sao anh chơi rắn với ngân hàng của mình được?” với thủ tướng Úc, Kevin Rudd – ý nói về chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc.

Vậy thì, một “tiểu nương nương” như Mạnh mà phải “nói dối” rằng không có dính líu gì đến quốc gia dầu mỏ hay một ông lớn ngân hàng như HSBC lại tin vào lời nói dối ấy; và cả sự phủ nhận liên quan giữa Huawei với quân đội Trung Quốc, nó cứ như trò ve vãn đầy “ngọt ngào và man trá”. Cú mặc cả bằng thỏa thuận kia, chẳng qua cũng là sự “dọn dẹp” cho xong một động tác.

Còn bản chất, đã đóng “vai trò chính của mình trong hành vi thực hiện kế hoạch lừa đảo một tổ chức tài chính toàn cầu” thì đi đâu, ở đâu hay về nhà cũng là “cốt cách” lừa đảo. Hay “căn nhà” ấy, quê nhà ấy cũng đã chứa đựng sẵn cái mầm phong hóa lật mặt, tráo trở?

Như chuyện xảy ra với đất nước này. Hôm trước còn dắt nhau sang thăm hữu nghị. Mấy hôm sau đã điều máy bay vận tải tới các thực thể mà chúng bồi đắp trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.