Chính trị hóa quân đội, mối nguy khôn lường cho đất nước
Việc đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi giành chiến thắng áp đảo trước phe quân đội trong cuộc bầu cử Quốc hội ở Myanmar tuy bị tố gian lận nhưng chưa chắc gì thực sự có gian lận. Vì quyền lợi của mình thì phe quân đội có quyền nghi ngờ bên kia gian lận, tuy nhiên giải quyết tranh chấp hợp pháp là kiện tụng lên tòa án. Đó là cách văn minh nhất, cách giải thuyết phục nhất.
Khi anh chỉ tố người mà không kiện, thì rõ ràng anh không có bằng chứng gian lận anh mới không dám kiện thôi, chứ nếu kiện mà chắc thắng thì anh vác súng đi cướp chiến thắng người khác làm gì?!
Hiện nay hành động của quân đội Myanmar phải khẳng định rằng, đó là bất hợp pháp. Dù cho bầu cử có gian lận thật thì cách hành xử đó vẫn bất hợp pháp.
Cũng nghi ngờ gian lận bầu cử, nhưng cuộc bầu cử ở Mỹ người ta đem nhau ra tòa xử và kết quả cuối cùng là hoàn toàn làm cho cả thế giới tâm phục khẩu phục.
Hình ảnh nền dân chủ mẫu mực của Mỹ bị bôi bẩn bởi những lời tố gian lận vô căn cứ cuối cùng cũng được tòa án độc lập ở xứ cờ hoa rửa sạch và trả lại danh dự cho nền dân chủ nước này.
Tuy có bôi bẩn nền dân chủ Mỹ thật, nhưng phe thua cuộc ở Mỹ họ vẫn chọn cách giải quyết bằng tòa án, đấy là điểm không những đáng khen và đáng ngưỡng mộ. Họ cũng đã hành xử rất văn minh.
Hiến pháp năm 2008 của Myanmar do quân đội viết ra đã rào trước đón sau để bảo vệ quyền lợi chính trị cho cánh quân đội. Bản hiến pháp này đã cấm bà Suu Kyi làm tổng thống và cho phép quân đội tham gia tranh ghế quốc hội, tham gia nắm một số bộ trong chính quyền dân sự. Đó là lý do tại sao bà Aung San Sui Kyi không làm tổng thống mà làm Có Vấn Nhà Nước.
Hiến Pháp Myanmar do quân đội viết và đưa đặc quyền của nó vào trong đó, cấm quyền lợi chính của đối thủ. Nó khá giống bản hiến pháp Việt Nam. Một bản hiến pháp bảo vệ phe quân đội, một bản hiến pháp thì bảo vệ đảng Cộng sản.
Chính sự khác nhau về nền tảng như thế mà khi cuộc tranh chấp bầu cử nước Mỹ diễn ra căng thẳng nhất thì tổng tham mưu trưởng liên quân Hòa Kỳ, Tướng Mark Milley đã đăng đàn tuyên bố: “Quân đội Hoa Kỳ không thề trung thành với một ông vua hay nữ hoàng, một bạo chúa hay một nhà độc tài. Chúng ta không thề trung thành với bất kỳ cá nhân nào”. Và kết quả là nền dân chủ Mỹ được bảo vệ.
Đó là bài học cho những quốc gia lạc hậu noi theo. Trong khi đó, cũng xảy ra hoàn cảnh tương tự tại Myanmar thì quân đội lại vác súng đi cướp. Cứ nghi ngờ bị oan là vác súng đi cướp thì xã hội không loạn mới lạ! Hành động như vậy thì không thể nào xây dựng được một đất nước tiến bộ. Tiến bộ gì được khi mà nền chính trị đó dựa trên nền tảng cướp bóc.
Ở Việt Nam thì quân đội cũng được chính trị hóa bằng việc bắt buộc các cấp sỹ quan đều là đảng viên. Mà đảng viên là những con người phải biết phục tùng chỉ thị của đảng. Khi quân đội trở thành công cụ của thế lực chính trị thì vô cùng nguy hiểm.
Ở Myanmar thì quân đội tham gia ăn cướp chiến thắng bầu cử, ở Tàu thì quân đội thành lực lượng nghiền nát dân biểu tình ở Thiên An Môn nhằm bảo vệ quyền lợi cho đảng Cộng sản. Còn ở Việt Nam thì quân đội cũng chẳng khác gì Trung Cộng. Sẵn dàng cướp đất, sẵn sàng chỉa súng vào dân nếu đảng cần. Rất nguy hiểm.
Muốn đất nước tiến bộ thì thể chể chính trị phải tiến bộ đã. Thể chế chính trị mà còn để quân đội tham chính thì hỏng. Nó là rào cản mà quốc gia nào không phá bỏ thì không thể tiến đến văn minh tiến bộ được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.