Có chăng một đội ngũ luật gia bảo vệ kết quả Bầu cử Tổng thống 2020 của Joe Biden trước sự phá hoại của Donald Trump?
Minh Phạm
Một tiết lộ mới đây cho biết, cựu “Tổng chưởng lý bên cạnh Tối cao Pháp viện” Seth Waxman (pháp nhiệm 1997-2001, thời Bill Clinton) đã cùng với hai vị cựu tương nhiệm khác là Walter Dellinger (thời Tổng thống Clinton) và Donald Verrilli (thời Tổng thống Obama) tạo thành một nhóm 3 người mà họ tự mệnh danh là “Ba chàng Ngự lâm pháo thủ”, nhưng được Ban vận động tranh cử của tổng thống Joe Biden – “đối tác của những cựu Tổng chưởng lý lý này – gọi là nhóm “3 ông SG” (Solicitors General 3: SG3).
Nhóm 3 ông SG đã được thành lập từ hôm tháng 3/2020, 11 tháng trước phiên tòa luận tội xét xử Donald Trump về “tội kích động bạo loạn” tại Trụ sở Quốc Hội liên bang. Mục đích của nhóm SG3 là “bảo vệ cuộc bầu cử tổng thống 2020”, ngay sau tuyên bố của Donald Trump, rằng ông ta chỉ thua (Joe Biden) nếu bầu cử gian lận.
Phối hợp cùng với Ban vận động tranh cử của Joe Biden, mỗi một ‘Ngự lâm pháo thủ’ đảm trách việc xây dựng cho mình một đội ngũ các luật gia theo đuổi từng mục tiêu riêng. Các đội ngũ luật gia của nhóm SG3 âm thầm giám sát các hoạt động phá hoại bầu cử của Donald Trump, đặc biệt chú ý đến khả năng Trump sẽ ban Sắc lệnh Hành pháp để chấm dứt đầu phiếu phổ thông, khả năng gây rối tại các Quốc Hội tiểu bang và hoạt động bỏ phiếu của các Đại cử tri. Đến tháng 5/2020, đã có đến 20 nhóm các luật gia do các nhóm SG3 được thành lập.
Trước đây cũng đã phong phanh nghe rằng, có một đội ngũ luật sư hỗ trợ Joe Biden để chống lại các hoạt động gây rối bầu cử của Donald Trump. Nhưng nay, qua báo The New Yorker, người ta mới tường tận chi tiết.
***
Đại diện quyền lợi của Hành pháp liên bang và cá nhân Tổng thống tại Tối cao pháp viện là “Tổng chưởng lý Bên cạnh Tối cao pháp viện”.
Những năm độc lập đầu tiên của nước Mỹ, khi chưa có Bộ Tư pháp, chức danh này gọi là “Attorney General” để chỉ vị Luật sư cao cấp nhất của Hành pháp tại Tối cao Pháp viện. Sau Nội chiến Mỹ, Bộ Tư pháp với đầy đủ ban bệ ra đời, “Attorney General” dùng để chỉ Bộ Trưởng Tư pháp (AG, Tổng chưởng lý), và vị Luật sư cao cấp nhất của Hành pháp tại Tối cao Pháp viện được gọi là “Solicitor General” (SG).
Ở một môi trường “Tư pháp độc lập”, ông SG được xem như vị Thẩm phán thứ 10 của Tối cao pháp viện.
Trước 1975, ở Miền Nam Việt Nam có chức danh tương đương “Solicitor General”, gọi là “Tổng chưởng lý bên cạnh Tối cao Pháp viện”. Người viết sử dụng lại danh xưng này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.