Thứ Hai, 22 tháng 2, 2021

Trung Quốc đưa tin, ảnh về tình hình một số đảo của ta ở Trường Sa

 

Trung Quốc đưa tin, ảnh về tình hình một số đảo của ta ở Trường Sa

Trang weibo Namhaidelangtao của Trung Quốc ngày 20/2 đăng một loại bài và ảnh nói về bố trí lực lượng của Việt Nam trên các đảo ở Trường Sa.

Theo họ, trên đảo Nam Yết, Trạm Radar 57 của e 292, Sư đoàn 377, Không quân Việt Nam đã lắp đặt thêm đài radar phòng không thứ hai, và dựng một trận địa tên lửa phòng không gắn trên xe hình tam giác hướng ra ba hướng ở gần ngọn hải đăng cuối đảo.

Trên đảo Phan Vinh, Trạm radar 44 của trung đoàn 292 sư đoàn Không quân 377 Việt Nam đã lắp đặt đài radar không đối không thứ hai, đồng thời khéo léo sử dụng sân bay trực thăng cũ để xây dựng trận địa tên lửa phòng không gắn trên xe hình tam giác hướng ra ba hướng.

Hai radar hình cầu trên đảo Song Tử Tây thuộc đài 21 của trung đoàn radar 292, sư đoàn 377 của Không quân Việt Nam. Loại cũ là radar kỹ thuật số P-18M của Séc. Cái mới có thể là radar điều khiển hỏa lực cho tên lửa phòng không? Trận địa phóng của tên lửa phòng không gắn trên xe hình tam giác trên đảo có thể xác định được rõ ràng.

Theo ảnh vệ tinh mới nhất năm 2020, Việt Nam đã xây dựng một trạm radar khác ở phần phía bắc đảo Song Tử Tây. Trên thực tế, Việt Nam là quốc gia đầu tiên bắt đầu bồi lấp tạo đảo ở Biển Đông, nhưng lại ít được chú ý.

Năm 2009, diện tích của đảo Song Tử Tây là 11,7 ha; đến năm 2016, đã có thêm 10,8 ha rạn san hô đã được cải tạo dưa diện tích đảo này tăng gần gấp đôi diện tích so với năm 2009. Đảo đã liên tiếp xây dựng bãi đáp trực thăng và cầu cảng.

Trạm Radar 11 của trung đoàn 292, thuộc Sư 377, Không quân Việt Nam đã lắp đặt một đài radar không đối không thứ hai trên đảo Trường Sa. Một trận địa phóng tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm mới được xây dựng ở rìa đường băng sân bay (trận địa tên lửa phòng không có hình tam giác quay về ba hướng). Xe phóng tên lửa thường được giấu trong các boongke của đường hầm dưới lòng đất, được di chuyển ra vị trí trên mặt đất khi có báo động. Do diện tích đảo quá nhỏ nên Việt Nam đã không thể bảo trì tên lửa trên các đảo và bãi đá ngầm, hiện đảo đã được mở rộng…

Một số lượng lớn các vị trí pháo xe kéo đã xuất hiện trên đảo Sinh Tồn. Pháo thường được cất giấu trong hầm ngầm, khi có báo động thì được đẩy ra bắn, rồi lại cất giấu trong hầm ngầm.

“Ngôi nhà đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam” (tương đương với một ngôi làng khá giả ở biên giới bên Trung Quốc) do Việt Nam thành lập trên đảo nhân tạo Đá Tây. Vào tháng 3 năm 2018, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông báo quyên góp được 45 tỷ đồng (tương đương 12,65 triệu NDT) dùng để xây dựng “Ngôi nhà Đại đoàn kết các dân tộc Việt Nam” tại Huyện đảo Trường Sa. Hiện ngôi làng mới này đã cơ bản hoàn thành.

Suy ra: Công tác tuyên truyền quá công khai, khiến đối phương biết rất rõ phiên hiệu các đơn vị đến tận phân đội; đến vị trí các hầm pháo ngầm cũng rõ mồn một. Bó tay thật! Trong thời buổi vệ tinh trinh sát bay suốt ngày hiện nay khó có điều gì qua mắt được đối phương. Việc trang Weibo chuyên nghiên cứu về Biển Đông đưa những thông tin này vào lúc này đáng được các cơ quan, đơn vị lưu ý!

Nguồn: https://www.facebook.com/100000414178110/posts/4197285100295254/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.