Về cuộc chiến biên giới Việt – Trung
Khi “phe XHCN” đã qua đám giỗ thứ ba chục, nhân loại mới nhận thấy rằng, những nhà nước thờ ông Râu và ông Hói với cốt lõi là học thuyết đấu tranh giai cấp về cơ bản đã thất bại trong lĩnh vực kinh tế. Để kéo dài tuổi thọ, khối này đã gây ra khá nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu nhưng đều bị bưng bít. Xin được điểm lại một số cuộc chiến tranh mà khối này gây ra.
Năm 1968, Liên xô đã xua 600 nghìn quân tiến vào lãnh thổ, chiếm đóng Tiệp Khắc chỉ vì nước này có ý định tiến hành cải cách dân chủ. Dubcek, tổng bí thư đảng CS, Chủ tịch Tiệp Khắc muốn chọn con đường cải cách riêng, theo như cách của ông, cần phải xây dựng “Chủ nghĩa Xã hội có bộ mặt người”, trong đó có tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do hội họp… Những dự định của ông đã gây lo ngại lớn cho Moscow, vì Liên xô chủ trương kiểm soát báo chí.
Tiếp theo đó là xung đột biên giới Trung – Xô năm 1969, một loạt các vụ đụng độ vũ trang giữa Liên Xô và Trung Cộng, xảy ra vào lúc cao điểm của sự chia rẽ giữa hai người anh hùng đều muốn xưng bá, đứng đầu khối trong thập niên 1960. Dọc theo biên giới Xô – Trung, Liên xô tập trung 658.000 binh sĩ đối đầu 814.000 lính TQ.
Đụng độ giữa hai bên tiếp diễn qua mùa xuân và mùa hè năm 1969. Kết thúc cuộc xung đột, TQ tuyên bố họ đã tiêu diệt 230 lính Liên Xô, phá hủy 19 xe tăng và thiết giáp và chỉ bị thương vong 92 người. Phía Liên Xô công bố họ thương vong 152 người (58 chết, 94 bị thương) và cho rằng TQ đã chịu thương vong gần 1.000 binh sĩ. Riêng trận đánh ngày 15/3 phía TQ bị tổn thất 600 người. Nước này đông dân, lấy thịt đè người là chuyện không lạ.
Năm 1975, Polpot, lãnh tụ đảng cộng sản Campuchia nắm được chính quyền, không lâu sau đó, Khmer Đỏ tổ chức nhiều cuộc tấn công vào lãnh thổ VN, phá hủy nhiều ngôi làng và giết hại hàng ngàn thường dân Việt Nam. Từ tháng 12/1978 đến tháng 5/1979, Khmer Đỏ tổ chức cuộc tấn công lớn nhất vào lãnh thổ Việt Nam với 19 sư đoàn nhưng bị phía Việt Nam bẻ gãy. Số lượng người Việt thiệt mạng độ vài chục ngàn.
Việt Nam thấy không có cơ hội để đàm phán hòa bình nên đã tổ chức tấn công lớn vào Campuchia, lật đổ Khmer Đỏ vào cuối năm 1978.
Rạng sáng ngày 17/2/1979, lực lượng bộ binh TQ với khoảng 120.000 quân bắt đầu tiến vào Việt Nam trên toàn tuyến biên giới, mở đầu là pháo, tiếp theo là xe tăng và bộ binh. Hàng ngàn làng mạc, hàng chục thành phố của Việt Nam đã bị tàn phá. Hơn thế là hàng chục ngàn dân thường bị sát hại.
Giờ đây, khi khối các nước XHCN ở đông Âu đã tan rã, vài ba nước còn sống sót nhờ chính sách đổi mới, mở cửa, công nhận nền kinh tế thị trường nhiều thành phần nhưng hàng ngày vẫn bị nhồi sọ bởi học thuyết của hai ông Râu và Hói nên vẫn choành chọe nhau.
Trên đất liền, Trung Cộng âm thầm lấn từng mét vuông đất, ngoài biển khơi, chiếm từng hòn đảo nhỏ, rồi lấn biển, xây căn cứ quân sự. Chuyện dùng súng ống nói chuyện với nhau chỉ là thời gian.
Kiên định CNXH, kiên định đấu tranh giai cấp, họng súng đẻ ra chính quyền, đó là những triết lý căn bản của người anh cả Trung Cộng, thành trì mới của phe CNXH.
Nói về cuộc chiến biên giới mà thiếu thông tin về những cuộc chiến trong “phe XHCN” là điều thiếu sót!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.