Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2019

Mối nguy ẩn dấu

Mối nguy ẩn dấu

17-5-2019
Ủy viên Bộ Chính trị là 19 người, là nhóm làm vua ở Việt Nam. Chính những người này họp bàn quyết định mọi vấn đề của đất nước, nhưng họ không đứng trên quyền lợi đất nước mà đứng trên quyền lợi của ĐCS của họ. Rồi sau đó họ triển khai cho Ủy viên Trung Ương Đảng thi hành. Trong 19 người có 5 người (nay là 4) nắm các chức vụ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, và Chủ tịch Quốc hội và Thường trực ban bí thư Trung Ương được gọi là “Lãnh đạo chủ chốt”.
Hiện nay, Ủy Viên Trung Ương Đảng có 180 người và 20 người dự khuyết (trong đó có à 19 người trong Ủy viên Bộ Chính trị). Những người này chia nhau nắm giữ các vị trí trong Trung ương đảng, trong nhà nước, trong chính phủ, và nắm đầu các tỉnh và thành phố lớn. Các Ủy viên Trung Ương là đại biểu quốc hội, đó là quy định bất thành văn.
Hiện nay Quốc hội có 484 đại biểu mà trong đó là 465 người là đảng viên ĐCS, nghĩa là đảng viên chiếm 96% thành phần quốc hội. Còn lại 19 người, chiếm 4% không phải là đảng viên nhưng họ không phải là đại diện cho dân, mà họ là người của ĐCS, có thành tích trung thành với ĐCS và nhất nhất nghe theo chỉ bảo của ĐCS nên được đưa vào làm màu cho có tụ.
Tổng ủy viên Bộ Chính Trị và Ủy viên trung Ương là 200 người đều là đại biểu quốc hội. Như vậy, cấu tạo của Quốc hội Việt Nam là gồm: 19 Ủy viên Bộ Chính trị, 181 Ủy viên Trung Ương Đảng và Ủy viên dự khuyết, 265 đảng viên thuộc cấp dưới cửa các Ủy viên Trung Ương, và 19 người không là đảng viên nhưng là phải có thành tích làm trâu ngựa cho đảng thì mới vào được đại biểu quốc hội. Như vậy, cái gọi là “Quốc hội” này nó không có ai đại diện cho dân, dù rằng 4% không đảng viên thì loại này không đại diện cho dân.
Sau khi ông Trọng tỉnh lại, ông triệu tập nhóm “lãnh đạo chủ chốt” và ra chỉ thị. Trong đó, Trần Quốc Vượng và Nguyễn Văn Nên triển khai lệnh ông Trọng trong khối đảng, những người này sẽ chỉ đạo cấp dưới theo những gì mà Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch nước đã ra lệnh. Nguyễn Xuân Phúc mang lệnh Nguyễn Phú Trọng về chỉ đạo nhóm ủy viên Trung ương tại khối chính phủ, và Nguyễn Thị Kim Ngân về chỉ đạo phía Quốc hội.
Tiếp sau cuộc họp “Lãnh đạo chủ chốt” là hội nghị Trung Ương 10, quy tụ 200 người đang nắm quyền lãnh đạo ở Trung ương Đảng, nhà nước, chính phủ, các tỉnh và thành phố vv.. chính thức nhận chỉ thị (thực chất là lệnh vua) mà ông Nguyễn Phú Trọng đã phổ biến ở cuộc họp “lãnh đạo chủ chốt” trước đó. Nhiệm vụ của 181 Ủy viên Trung Ương và Ủy viên dự khuyết này trước kỳ họp Quốc hội là chính họ phải bàn những gì vua đã phổ biến và chỉ đạo cho 265 thuộc cấp có mặt trong quốc hội phải bàn theo lệnh vua. Còn lại 19 người không đảng phái, họ sẽ tự nhìn vào trùng trùng điệp điệp đảng viên nói chung một lời thì nhóm thiểu số này cũng phải hùa theo thôi, không được có chính kiến.
Cuộc họp Lãnh đạo Chủ Chốt (4 người cao nhất) là 1 buổi, sau đó là họp Bộ Chính Trị (19 người cao nhất) là 1 ngày, kế tiếp họp Hôị nghị Trung Ương (gồm 181 người nắm từ Trung Ương đến địa phương) mất 3 ngày, và cuối cùng là họp Quốc hội 1 tháng. Tất cả, những cuộc họp sau đều là quán triệt và triển khai chỉ thị từ cuộc họp trước đó. Tất cả những ý kiến phản biện trên nghị trường đều là kịch bản được bà Nguyễn Thị Kim Ngân kiểm soát để làm ra cho có vẻ “dân chủ” mà thôi, tất cả những ý kiến đó đều bị gạt ra ngoài lề. Cuộc họp này chủ yếu là gật.
Với một tổ chức chặt chẽ, triển khai theo bậc thang như vậy, không một chỉ thị nào mà cái quốc hội (đúng hơn là Đảng Hội) ấy không thông qua. Với kiểu tổ chức như vậy, nếu có một chỉ đạo từ người nắm giữ quyền lực cao nhất, rằng “Nhân dân Việt Nam chấp nhận Quân Đội Nhân Dân Trung Hoa sang Việt Nam gìn giữ đất nước thay cho Nhân Dân việt Nam” thì đảm bảo rằng, Quốc hội này có ít nhất 96% bỏ phiếu tán thành.
Phải nói Quốc hội Việt Nam là một Quốc hội được lập ra để sẵn sàng gật những mệnh lệnh từ cao rót xuống. Trung Cộng chỉ cần nắm thóp lãnh đạo cao nhất bằng hệ thống mật vụ bủa khắp, và nắm trong tay những thỏa thuận bí mật để đe dọa, thì Bắc Kinh có thể rót chỉ thị qua người đứng đầu đảng và nhà nước rồi rót xuống Quốc hội, thì đảm bảo ít nhất 96% trong đám đại biểu đó gật một cách dễ dàng. Quốc hội này mỗi ngày ngốn 1 tỷ đồng tiền thuế của dân để sẵn sàng gật những chính sách của Trung Cộng được triển khai từ người lãnh đạo cao nhất của ĐCSVN. Đó là mối nguy hiểm thường trực cho đất nước này khi ĐCS nắm quyền.
Với kết cấu ràng buộc như vậy thì nó có lợi cho ĐCS để đè bẹp ý dân, nhưng nó cũng rất có lợi cho Trung Cộng triển khai chính sách kiểm soát đất nước Việt Nam. Việt Nam dưới thời CS, luôn trong tư thế sẵn sang cho Tàu triển khai mọi thứ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.