Trả tự do cho bốn tiếp viên Vietnam Airlines với tang vật rành rành là không thuyết phục
Vietnam Airlines có trách nhiệm đối với những phương tiện bay và dàn tiếp viên hàng không của mình. Vietnam Airlines là xí nghiệp thuộc sở hữu nhà nước. Theo qui ước quốc tế, Việt Nam có chủ quyền trên các phương tiện bay (phi cơ). Các tiếp viên hàng không thuộc Vietnam Airlines vừa là “công chức”, vừa là đại diện quản lý phương tiện bay của quốc gia mình.
Tôi đã đặt vấn đề vì sao hải quan Pháp đã không “ra tay” ngăn chặn bốn tiếp viên hàng không của Vietnam Airlines tại cửa khẩu Charles De Gaulle? Dụng cụ “soi” của hải quan Pháp là “dỏm” hay hải quan Pháp “không có thẩm quyền” can thiệp?
Theo luật hàng không của Pháp, luật lệ áp dụng trên các phi cơ có quốc tịch Pháp là luật quốc gia của Pháp. Suy diễn ngược lại, có thể Pháp mặc nhiên nhìn nhận họ “không có thẩm quyền” đối với những chiếc phi cơ của Vietnam Airlines và nhân viên của hãng này. Dĩ nhiên ngoại trừ các trường hợp các chuyến bay của Vietnam Airlines đe dọa đến an ninh quốc gia Pháp.
Theo luật hải quan của Pháp (Việt Nam cũng vậy luôn), pháp nhân “gian lận thuế quan” bị bắt quả tang sẽ không được áp dụng nguyên tắc “suy diễn vô tội”. Bởi vì khi quá cảnh, pháp nhân đã phải thông qua các thủ tục kê khai hàng hóa của mình. Khai gian, nguyên tắc luật áp dụng là nguyên tắc “suy diễn có tội”.
Luật này áp dụng không ngoại lệ cho nhân viên điều hành máy bay.
Ngoài ra Luật quốc tế về hàng không dân dụng không cho phép phi công cũng như các tiêp viên hàng không lợi dụng phương tiên bay để chuyên chở hàng hóa riêng tư (ngoài hành lý cá nhân).
Sau khủng bố 11 tháng 9 ở New York, luật chung ở các sân bay quốc tế là ban quản lý sân bay phải khuyến cáo hành khách không được xách dùm, chuyển dùm hành lý của người khác. Hành khách có trách nhiệm về hành lý của mình.
Tức là, ở mọi sân bay quốc tế Mỹ, Anh, Pháp v.v… sẽ không bao giờ có vụ “suy diễn vô tội” cho các vụ “xách dùm”, chở dùm.
Trên lý thuyết, hải quan và cảnh sát hàng không Pháp đã có thể “giữ” chiếc máy bay cùng nhân viên của Vietnam Arilines.
Luật quốc gia Pháp, cũng như các quy ước quốc tế, cho phép cấp thẩm quyền Pháp làm như vậy, nếu xét thấy việc này đe dọa đến an ninh quốc gia Pháp (kiểu chở chất phóng xạ, vũ khí sinh học, hóa học v.v…).
Giữ cả chiếc máy bay cùng nhân viên bởi vì các tiếp viên (chuyên chở ma túy) là “đại diện cho Vietnam Airlines” trên chiếc máy bay.
Luật Hình sự Việt Nam, một người bị bắt quả tang với 500 gram (các thứ ma túy như methaphetamine hay tương đương) trong người, hình phạt áp dụng có thể từ 20 năm tù đến tử hình.
Bốn tiếp viên hàng không bị bắt quả tang trong hành lý của họ hơn 11 kg ma túy. Họ là “công chức” (chớ không phải công nhân tư nhân). Đây là một tội hình sự cấp đặc biệt quan trọng, với các yếu tố gia trọng (vì đối tượng buộc tội đã lợi dụng địa vị, phương tiện nhà nước… để phạm tội).
Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm với Vietnam Airlines thì Vietnam Airlines cũng có trách nhiệm liên đới đối với hành vi “chuyên chở ma túy” của bốn tiếp viên.
Công an khai triển vụ án dưới góc độ “suy diễn vô tội”. Nhưng đối với hải quan, với luật lệ hải quan, họ phải tiếp cận vụ việc dưới góc độ “suy diễn có tội”.
Các tiếp viên bị truy tố tội “chuyên chở ma túy trái phép”. Điều này mọi người hoan nghênh. Nhưng tội “chuyên chở ma túy trái phép” đến 11 kg là một trọng tội. 500 gram đủ để kết án một người tù chung thân hay tử hình. Trả tự do cho họ với tang vật rành rành là không thuyết phục.
Ngoài ra còn có các “nghi án” khác như “tổ chức vận chuyển và buôn bán ma túy” với phương tiện của xí nghiệp quốc gia. Nếu “các chuyến bay giải cứu” đã trở thành một thảm họa quốc gia thì không có gì ngăn cản người ta nghĩ rằng vụ bốn cô tiếp viên và 11 kg ma túy lại không nằm trong một đường dây tội ác “vĩ đại” hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.