Phong toả, để làm gì?
Trần Thanh Cảnh
Đưa ra câu hỏi này, chắc có nhiều người sẽ mắng tôi "Ngớ ngẩn! Phong tỏa là để chống covid lây lan chứ còn làm gì?"
Thế nhưng xin các bạn thật bình tĩnh. Ta hãy cùng nhau điểm một vài con số từ một thời điểm mà dịch bệnh bắt đầu căng thẳng trong Tp. HCM cho tới nay. Ví dụ ngày 01/8/2021 chẳng hạn. Lúc này thanh phố chưa thực hiện lockdown 16+: có 2027 ca dương tính.
Sau đó tình hình ngày càng căng hơn, thành phố đã phải lockdown theo 16+, thậm chí là cao hơn nữa gần như "thiết quân luật", thế nhưng kể từ đó đến ngày 10/9/2021 đã là 2 tháng 10 ngày nhưng đại dịch trong thành phố chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt như mong muốn của các "lý thuyết gia" về phong tỏa dịch tễ rằng, lockdown theo chu kỳ 7, 14 ngày để chặt đứt đường lây lan truyền bệnh của virus. Trong thời gian 01 tháng 10 ngày kia, số ca dương tính vẫn tăng đều kèm theo là số ca tử vong. Đỉnh điểm có ngày đã hơn 8.000 ca dương tính. Ngày 10/9 cả TP là 7.539 ca!
Nhìn vào các con số thống kê, ta có thể kết luận rằng: mục tiêu khống chế, chặn đứng, chặt đứt nguồn lây lan covid của Tp. HCM thông qua biện pháp phong tỏa, locdown toàn thành đã thất bại thảm hại!
Nhưng lạ lùng là đến giờ phút này những người có trách nhiệm chống dịch hầu như vẫn không dám thừa nhận điều này. Họ vẫn hành động như con đà điểu tiếp tục húc đầu vào đống cát bỏng! Hay họ còn có động cơ nào khác ngoài cái sự u mê tối tăm?
Phong tỏa lockdown khóa cứng xã hội thất bại.
Dịch giã vẫn hoành hành, người vẫn chết...
Vậy phải làm gì?
Câu trả lời thực ra đã có: cùng với việc đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, cần dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa xã hội cứng nhắc, cực đoan mà chuyển sang giãn cách xã hội mềm. Ví dụ: không tụ tập đông người, khẩu trang, giữ khoảng cách...
Có lẽ nhiều người biết điều này là đúng đắn, bởi nhiều nước trên thế giới họ đã và đang chống dịch theo phương pháp đó thành công. Thế nhưng ở ta, hình như không có ai muốn sự thay đổi. Bởi tư duy đường mòn, thói vô cảm, vô trách nhiệm với đồng bào, thậm chí là cả có mùi vụ lợi lẩn khuất quanh đâu đây, sau những quyết định kỳ cục khó hiểu...
Và hơn hết là ở những người đứng đầu chống dịch, họ bị tư duy chính trị lấn át tư duy khoa học. Mà chống dịch, trước hết là công việc của chuyên môn, khoa học y học, dịch tễ học. Có lẽ thảm họa của Tp.HCM bắt đầu từ đó mà ra.
Phong tỏa lockdown đã thất bại.
Tp.HCM đã và đang phải trả giá.
Dân sinh đang kiệt quệ. Kinh tế trên bờ vực của đổ vỡ...
Xin ai đó có cái nhìn tỉnh táo, tư duy khoa học để đưa ra những quyết định chính xác, mạnh mẽ kéo thành phố giàu mạnh nhất nước ra khỏi mớ bòng bong khủng hoảng bi thảm này.
T.T.C.
Nguồn: FB Canh Tranthanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.