Mạo danh nhân viên y tế chống dịch COVID-19 để bắt người bất đồng chính kiến
Đến bắt người mà còn thuận tay thu giữ cả một hũ mật ong chanh đào. Để gửi về cho ông TBT Nguyễn Phú Trọng phải không? Ông ấy cần đấy. Từ nay tù nhân lương tâm phải bảo nhau trong nhà có gì nhớ cất giữ cẩn thận. Một giọt mật đối với họ cũng là “tài liệu” rất cần thu giữ để điều tra, không có nói chơi đâu.
***
Đây là hình ảnh hùng hồn tiêu biểu cho thế hệ trẻ VN trước vận mệnh dân tộc
Hãy ngẩng cao đầu nói thẳng vào mặt cường quyền CS VN:
"Chúng tôi chưa từng tin tưởng, chưa từng trao quyền lãnh đạo cho Đảng CSVN"
Anh đã dám đứng thẳng người trên đôi chân của mình
Cảm ơn anh Bùi Văn Thuận
Lê Quốc Trinh, Canada
2021-08-31
Ông Bùi Văn Thuận bị công an bắt giữ tại nhà riêng ở Thanh Hoá hôm 29/8/2021. Courtesy of Công An Nhân Dân
“Số lượng công an đông khủng khiếp’
“Trước khi họ đến, họ ngắt điện và họ điều quân khắp các nẻo đường và em nghe dân kể lại nói là sốlượng công an đông khủng khiếp mà họ chưa bao giờđược nhìn thấy luôn, kể cả những cuộc cưỡng chế họcũng chưa bao giờ thấy quân đông như thế”.
Bà Trịnh Thị Nhung, vợ của tiếng nói bất đồng chính kiến Bùi Văn Thuận (40 tuổi), kể lại với Đài Á Châu Tự Do về buổi sáng ngày 30 tháng 8, khi chồng chị bị bắt vì những bài viết trên Facebook.
Sự việc xảy ra vào tầm 8 giờ sáng tại thôn Hữu Nhân, phường Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn, Thanh Hóa.
Lực lượng công an mặc đồng phục cũng như nhiều người mặc thường phục, bao vây nhà ông Thuận, được nói lên đến hàng trăm người.
Một người nông dân làm ruộng và là hàng xóm, bà con với ông Bùi Văn Thuận đã chứng kiến vụ việc, kể lại:
“Em mới đi ngoài đồng về, trước nhà em có cánh đồng mà em đang làm ở ngoài đồng thì em thấy trong nhà anh Thuận thì có 3-4 xe ô tô. Ô tô rất nhiều, đậu dọc đường, mấy chục cái. Người xung quanh của nhà anh Thuận thì cũng phải gần 100 người, và vòng ngoài, vòng xa đứng thì người ta không mặc quần áo của công an, họ đi xe máy, nói chung là vài ba trăm mét là có hai, ba người đứng bao vây”.
Mạo danh nhân viên y tế, xông vào phòng ngủ
Đại dịch COVID-19 đang bùng phát tại Việt Nam, Thanh Hóa cũng không ngoại lệ. Vì vậy, việc nhân viên y tế đến gõ cửa, có lẽ cũng dễ hiểu. Bà Trịnh Thị Nhung cho biết biện pháp mà Cơ quan An ninh Điều tra tỉnh Thanh Hoá đã áp dụng khi bắt giam ông Thuận:
“Lúc tầm 8:15 thì em thấy bị mất điện. Toàn khu vực bị ngắt điện. Thì em mới dậy, em thấy có ba người mặc đồ của nhân viên y tế đứng sẵn ở trước cổng. Họkêu mở cửa cho họ vào để khai báo y tế. Bọn em là người ở vùng khác đến đăng ký tạm trú ở đây thôi nên họ muốn bọn em khai báo y tế. Họ nói là họ đang gấp, muốn em mở cửa ngay để cho họ làm việc nhanh, họ còn đi đến nhà khác. Em mới mời họ vào cửa trước, vào phòng khách. Họ hỏi gia đình em hiện tại đang có mấy người? Em nói có hai vợ chồng với bé. Họ kêu em vào gọi chồng ra. Lúc đó ảnh đang ngủ. Em gọi ảnh, ảnh cũng đang mệt chưa có dậy ngay. Thì anh nhân viên y tế hỏi nhà vệ sinh ở đâu, cho ảnh đi nhờ một chút. Em chỉ ra phía sau thì lúc đó anh ta xông vào phòng. Anh Thuận cũng đang vừa dậy chuẩn bị đi ra thì anh ta khống chế và còng tay anh Thuận lại”.
Công an đã đọc lệnh bắt, nói rõ ông Thuận đã có hành vi “sử dụng tài khoản Facebook ‘Thuan Van Bui’ tàng trữ tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ông bị bắt căn cứ theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự.
Cả chồng lẫn vợ đều bị còng tay. Công an cũng đã thi hành lệnh khám xét, chị Nhung nói, lúc đó bé gái 5 tuổi thức dậy khóc vì không thấy cha mẹ. Ông Thuận đã có một yêu cầu với cán bộ rằng không để cho bé ra ngoài phòng chứng kiến cảnh ông bị bắt. Họ đã đáp ứng yêu cầu và cử người vào phòng cho bé nín khóc.
‘Sai với nhà cầm quyền, không sai với dân’
Riêng ông Thuận và bà Nhung giữ bình tĩnh không sợ hãi, vì vợ chồng đã chuẩn bị tinh thần rồi. Bà Nhung nói bà biết sẽ có ngày chồng mình bị nhà cầm quyền bắt giữ.
“Thường những người đấu tranh lên tiếng về cái xấu thì bao giờ cũng nằm trong cái nguy hiểm có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Em biết anh hay lên tiếng để bảo vệ quyền của con người nên em cũng chuẩn bị tinh thần, cũng không run sợ. Tại vì em biết anh ấy không sai, không làm sai.
Anh ấy chỉ sai với nhà cầm quyền chứ anh ấy không hề sai với dân. Không hại ai cảnên em không sợ bất cứ một cái thế lực nào hết. Em tin tưởng ảnh. Em vẫn ngẩng cao đầu với họ chứ em không hề sợ”.
"Anh ấy chỉ sai với nhà cầm quyền chứ anh ấy không hề sai với dân. Không hại ai cảnên em không sợ bất cứ một cái thế lực nào hết. Em tin tưởng ảnh. Em vẫn ngẩn cao đầu với họ chứ em không hề sợ.”
Chị Trịnh Thị Nhung
Một người bạn của ông Bùi Văn Thuận, xin phép giấu tên vì lý do an ninh, chia sẻ ông Thuận đã trong trạng thái có thể bị bắt bất cứ lúc nào từ năm 2016.
“Theo mình biết thì lần đầu tiên Thuận nghĩ rằng mình bị bắt là năm 2016 và Thuận cũng đã chuẩn bịtâm lý rồi, và chia sẻ với rất nhiều bạn bè, chứkhông có giấu giếm gì hết. Cậu ấy xưa nay không có đảng phái, phe nhóm gì hết. Nhiều người thấy mức độ lên tiếng của Thuận khá là cứng rắn, thì có khuyên là tạm lặn đi một thời gian hay là trốn đi nước ngoài. Nhưng Thuận thì luôn luôn từ chối. Anh trả lời rằng, nếu đã đi như vậy thì anh đã đi từ năm 2016 và nếu đi thì nó sẽ mất đi tính chính danh của mình để mà đối diện với lại nhà cầm quyền hay an ninh khi làm việc. Thuận nói “thà để cho nó ghét chứkhông để cho nó khinh’”.
Ông Bùi Văn Thuận có trang Facebook Thuan Van Bui – “Cha dà (Cha già) Dân tộc”, nhiều lần bị khóa tài khoản Facebook cá nhân, như khi ông phê bình thương hiệu xe hơi VinFast hồi tháng 2/2021. Facebook lúc đó trả lời với Đài Á Châu Tự Do rằng họ không bình luận trên những tài khoản cá nhân vì lý do quyền riêng tư và an ninh.
Người bạn ẩn danh của ông Thuận nhấn mạnh, ông không phải là nhà hoạt động vì nhân quyền hay tự do dân chủ, mà chỉ là một tiếng nói bất đồng chính kiến.
“Thuận cũng chỉ là một nhà bất đồng chính kiến. Nhưng ở Việt Nam, việc bắt các Facebooker bất đồng chính kiến cũng không phải là hiếm. Nhưng trong sốnhững người bất đồng chính kiến, có lẽ Thuận là người nói thẳng, nói thật, nói sâu vào vấn đề và dùng những ngôn từ rất sắc lẹm. Điều đó làm cho nhà cầm quyền Đảng Cộng sản cảm thấy có chịu.
Bạn ấy buôn bán mật ong để kiếm sống, nhưng bạn bức xúc trước những bất công của xã hội, thì lên tiếng thôi. Nhưng nó đặc biệt hơn một cái là về mức độ lên tiếng, cũng có nhiều mức độ và nhiều cách đểnói. Thuận nổi tiếng về những bản tin gọi là ‘bản tin chọi chó’. Trong đó cũng tiết lộ nhiều đến chuyện thâm cung bí sử”.
Thu cả mật ong
Trong lúc công an khám xét nhà ông Thuận, bà Nhung cho biết họ đã thu giữ quyển sách “Cẩm nang nuôi tù” của tác giả Phạm Đoan Trang, nhà hoạt động nhân quyền bị chính quyền Hà Nội bắt hồi tháng 10 năm 2020.
Ngoài ra, không rõ vì lý do gì, công an cũng đã thu giữ một hũ mật ong chanh đào.
Chị Nhung nói:
“Hôm qua, lúc thu đồ đạc, những vật dụng trong nhà của anh ấy thì họ có thu một lọ mật ong chanh đào của gia đình. Họ thu một quyển sách tên là ‘Cẩm nang nuôi tù’. Họ bắt anh ấy ký vào quyển sách đấy và họ thu giữ. Còn cái lọ mật ong chanh đào, thì gia đình phản đối vì cái đó không có liên quan gì đến cuộc điều tra cả. Gia đình có phản đối là không được giữ lọ mật ong thì bên điều tra nói là họ sẽ thu giữvà họ không nói thêm gì cả”.
Người bạn ẩn danh của ông Bùi Văn Thuận cũng ngạc nhiên, bật cười buồn bã:
“Chắc nhiều khi mật ong chanh đào của “Cha dà Dân tộc” rất là nổi tiếng, rất ngon, chất lượng, thượng hạng tốt. Chắc là họ cũng muốn nghiên cứu cái gì đó về việc làm mật ong chanh đào, họ mới đem về đểphục vụ công tác điều tra...”.
Ông Bùi Văn Thuận. Hình: Gia đình cung cấp
Hoa Kỳ có tác động gì được lên nhân quyền tại VN?
Facebooker Bùi Văn Thuận bị khởi tố chỉ vài ngày sau khi Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris trong những cuộc đàm phán tại Hà Nội có lên tiếng thúc giục Việt Nam thả tù nhân lương tâm. Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders), nhận định rằng người Việt Nam không nên trông chờ vào Hoa Kỳ, EU hay bất kỳ quốc gia nào khác đòi quyền công dân và con người của mình:
“Cộng sản Việt Nam phớt lờ đi các khuyến cáo của các quốc gia văn minh trên thế giới như EU, bây giờlà Hoa Kỳ. Vì lợi ích kinh tế, an ninh quốc phòng, nên họ không làm áp lực đủ mạnh hoặc họ sợ áp lực mạnh quá thì Việt Nam ngã về phía Trung cộng.
Thế nhưng theo tôi nghĩ người dân Việt Nam và giới đấu tranh Việt Nam phải tiếp tục đấu tranh, lên tiếng mạnh mẽ hơn nữa để đòi lại quyền của mình thì khi đó cộng đồng quốc tế chú ý hơn, và có thể có những biện pháp tương ứng để trợ giúp. Nhưng trước hết, chúng ta người dânViệt Nam, giới đấu tranh phải cố gắng hơn nữa”.
Theo tổ chức Người Bảo Vệ Nhân Quyền, Việt Nam hiện đang giam giữ trên dưới 270 tù nhân lương tâm.
Trước khi bị bắt, được biết ông Bùi Văn Thuận đã khẳng định và nhắn với bạn bè người thân rằng:
1. Ông không thuộc bất kỳ hội nhóm, phe phái, tổ chức nào;
2. Ông không nhận tội, không xin ân xá để hưởng khoan hồng hay trao đổi với nhà cầm quyền và
3. Ông không có nhu cầu đi tỵ nạn chính trị hay ra nước ngoài bằng việc trao đổi tù nhân lương tâm.
Bà Trịnh Thị Nhung, vợ ông cũng nhấn mạnh, trước khi bị bắt, ông hoàn toàn khỏe mạnh, không có bệnh truyền nhiễm gì, có dấu hiệu muốn tự tử hay mắc bệnh COVID-19 gì cả.
Báo Công an Nhân dân của Bộ Công an và một số báo trong nước khác vào ngày 1/9 đưa tin Công an đã thu giữ tại nhà ông Thuận "6 máy tính, 3 iPad, 3 điện thoại di động và nhiều tài liệu, hiện vật có liên quan đến hành vi phạm tội của đối tượng".
Báo Công an Nhân dân trích dẫn tài liệu của Cơ quan An ninh điều tra cáo buộc ông Bùi Văn Thuận là đối tượng thường xuyên sử dụng mạng xã hội để đăng tải bài viết, hình ảnh có nội dung xâm phạm An ninh quốc gia.
G.N.
Nguồn: rfa.org/vietnamese
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.