Bản tin ngày 21-11-2019
Tin Biển Đông
Về tàu khảo sát Hải Dương 9, Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Tàu Hải Dương Địa Chất 9 vẫn tiếp tục đi nhanh xuống phía Nam. Khoảng 9h tối 20/11, tàu Hải Dương 9 đã đi đến vị trí gần sát mép dưới của khu vực liên kết khai thác dầu khí giữa VN và Malaysia. Tàu bắt đầu đi chậm lại, di chuyển với tốc độ khoảng từ 8-11 knots, thay vì 14-16 knots như trước.
Với vị trí và vận tốc này, khả năng Hải Dương 9 sẽ “khảo sát” trong lãnh hải của Malaysia và tạm thời “buông tha” cho Việt Nam. Nhưng vẫn phải lưu ý chuyện Hải Dương 9 đã tiến xuống khu vực khảo sát bằng một hải trình xâm phạm lãnh hải Việt Nam, có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 130 hải lý mà không có dấu hiệu bị truy cản bởi lực lượng chấp pháp Việt Nam.
Quan hệ Việt – Mỹ
Từ sáng 20/11/2019, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bắt đầu chuyến thăm Việt Nam, Zing đưa tin. Chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Mark Esper dự kiến kéo dài 3 ngày, nhằm “triển khai các nội dung hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng đã ký giữa hai bộ Quốc phòng và thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao hai nước, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, tin cậy giữa Quân đội và nhân dân hai nước Việt-Mỹ”.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dẫn chuyện Hai Bà Trưng bất khuất, theo báo Pháp Luật TP HCM. Trong bài phát biểu tại Học viện Ngoại giao, Bộ trưởng Esper trích dẫn câu chuyện Hai Bà Trưng và bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với tinh thần tự cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Ông Esper khẳng định, “Mỹ coi trọng quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam; nhấn mạnh Mỹ mong muốn một nước Việt Nam vững mạnh, độc lập, thịnh vượng, đóng vai trò ngày càng quan trọng tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương“.
Thăm Việt Nam, Bộ trưởng Esper có quà tặng cho nước này. Reuters đưa tin: Mỹ cung cấp thêm tàu cho Việt Nam để thúc đẩy tuần tra trên Biển Đông. Bộ trưởng Esper tiết lộ thông tin này trong bài phát biểu hôm qua ở Việt Nam. Đây là tàu thứ hai của lực lượng tuần duyên Mỹ, tặng cho Việt Nam. Chiếc tàu kia thuộc lớp Hamilton, đã chuyển giao cho Hải quân VN cuối năm 2017.
Infonet đặt câu hỏi: Vì sao Mỹ điều thêm hai tàu tác chiến ven bờ tới Biển Đông? Hai tàu tác chiến ven bờ được Mỹ điều động tới Biển Đông gồm tàu USS Gabrielle Giffords, đã rời căn cứ hải quân Changi ở Singapore từ ngày 15/11 và tàu USS Montgomery, trước đó đã tiến hành hoạt động chung với hai chiến hạm Australia trong khoảng thời gian từ ngày 6 đến 12/11.
Về lý do cho hoạt động mới của hai tàu này, ngày 19/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper nói thẳng, việc Mỹ tiến hành ngày càng nhiều hoạt động tuần tra trên Biển Đông nhằm gửi tín hiệu tới Trung Quốc, Mỹ “bác bỏ mọi nỗ lực của bất cứ quốc gia nào trong việc ép buộc hay đe dọa để giành lấy lợi ích quốc tế trong khi các nước khác phải chịu thiệt”.
Mời đọc thêm: Mỹ – Việt: Bộ trưởng Quốc phòng Esper thăm Việt Nam (BBC). – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bắt đầu chuyến thăm Việt Nam (Zing). – Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper phát biểu tại Học viện Ngoại giao (Tin Tức). – Mỹ tặng thêm một tàu tuần duyên cho Việt Nam (VOA). – Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ tới Hà Nội, sẽ giao tàu tuần duyên thứ nhì cho Việt Nam(NV). – Hải quân Mỹ phái tàu tác chiến ven bờ đến biển Đông (TP).
– Hệ lụy từ hành động của Trung Quốc ở Biển Đông (TN). – Mark Esper: Mỹ gia tăng tuần tra tại Biển Đông để cảnh báo Trung Quốc (RFI). – Mỹ kêu gọi cùng đẩy lùi yêu sách của Trung Quốc trên biển Đông (NLĐ). – Biển Đông: Mỹ đanh thép cảnh cáo Trung Quốc (VnMedia). – Mỹ cam kết hỗ trợ Philippines ở Biển Đông (RFA). – Tư lệnh Hải Quân Pháp: “Luật biển” quốc tế bị đe dọa tại Biển Đông (RFI). –
Chuyện nghị trường
Trang Đầu Tư Tài Chính VN đưa tin: Đề nghị tại thảo luận tổ bất thành, tướng Nguyễn Hữu Cầu đem vấn đề cấm mua bán bào thai ra hội trường Quốc hội. Phát biểu tại nghị trường hôm 20/11, Thiếu tướng Cầu, GĐ Công an tỉnh Nghệ An cho biết, tại kỳ họp QH thứ 6 năm 2018, ông đã phản ánh tình trạng mua bán bào thai. Một số đối tượng buôn người tổ chức cho phụ nữ dân tộc miền núi mang thai từ tháng thứ 7, thứ 8 ra nước ngoài chờ sinh con rồi bán con cho đối tượng nước sở tại.
Mặc dù ông Cầu chỉ nói là “nước ngoài” nhưng rõ ràng là chỉ có người Trung Quốc xem bào thai như món hàng để mua bán. Vấn đề là luật hiện hành ở VN vẫn còn lỗ hổng, nên chưa thể truy cứu trách nhiệm hình sự với loại tội phạm trên: “Các cơ quan bảo vệ pháp luật cho rằng bào thai không phải là một bộ phận của cơ thể người mẹ, bào thai cũng chưa phải là trẻ em”.
VOV đặt câu hỏi: Đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp là thiếu thực tế? TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) cho rằng, các hộ kinh doanh có đăng ký chính là một loại hình doanh nghiệp nhưng lại chưa được coi là doanh nghiệp, dù có hộ có quy mô và số lượng lao động được sử dụng còn lớn hơn cả các công ty. Các hộ kinh doanh là sinh kế của hàng chục triệu người, đóng góp trên 30% GDP nhưng chỉ được chế định trong Nghị định do Chính phủ ban hành.
Ông Lộc cho rằng, đưa hộ kinh doanh vào phạm vi điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp “sẽ giúp họ yên tâm làm ăn bài bản”, nhưng ĐBQH Trần Quang Chiểu chỉ ra, “nếu đưa hộ kinh doanh vào Luật Doanh nghiệp, có chăng chỉ thu được lợi đầu tiên là mở mắt hôm trước, hôm sau là từ 700.000 doanh nghiệp, chúng ta có thêm được 5 triệu doanh nghiệp”.
Đòi nợ thuê ‘xẻ đôi’ ý kiến đại biểu Quốc hội, theo báo Tuổi Trẻ. TS Bùi Thị Quỳnh Thơ cho rằng không nên cấm dịch vụ kinh doanh đòi nợ bởi xuất phát từ nhu cầu của người dân, “nếu phát sinh nợ, người dân kiện ra tòa thì thời gian xử lý lâu, chi phí kiện tụng không nhỏ, thậm chí nếu người đi vay đi tù không lấy được khoản nợ”.
Đại tá Phạm Huyền Ngọc, GĐ Công an tỉnh Ninh Thuận, phản biện, các công ty đòi nợ giờ không ngại phạm pháp, xiết nợ bằng nhiều hình thức vi phạm như tìm cách thu giữ, hủy hoại tài sản, đe dọa, khủng bố tinh thần: “Nhiều nơi xuất hiện dịch vụ kinh doanh đòi nợ để biến tướng thành băng nhóm cưỡng đoạt tài sản, tín dụng đen gây bất ổn xã hội, an ninh trật tự địa phương”.
Mời đọc thêm: Mua bán bào thai diễn biến phức tạp do còn khoảng trống pháp luật(VOV). – Tướng Nguyễn Hữu Cầu: Đề nghị cấm kinh doanh bào thai, bóng cười, thám tử tư (TP). – Lỗ hổng pháp lý trong việc mua bán bào thai, bóng cười, shisha (PLTP). – Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi (CP). – ILO đánh giá cao Bộ luật Lao động sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua(TTXVN). – Thảo luận dự Luật Đầu tư sửa đổi: “Nóng” chủ đề các ngành nghề cấm kinh doanh (HQ).
– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Không quản được thì cấm? (VnEconomy). – Nhiều ý kiến khác nhau về quy định cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ (Tin Tức). – Nhiều nơi băng nhóm cho vay nặng lãi “núp bóng” kinh doanh đòi nợ (Thanh Tra). – Không nên cấm dịch vụ đòi nợ văn minh (VNE). – Ông Hà Sỹ Đồng: ‘Muốn cấm dịch vụ đòi nợ thuê cũng không được’ (VNE). – Xử lý nợ xấu thế nào khi dịch vụ đòi nợ thuê có thể bị cấm từ 2021?(VietStock). – Quốc hội chốt tuổi nghỉ hưu, thêm ngày nghỉ, giờ làm thêm… (PLTP).
Hàng Tàu giả các thương hiệu nổi tiếng, tràn vào VN
Cơ quan chức năng vừa bắt lượng lớn hàng hóa giả nhãn mác Dior, Chanel, Luis vuiton, Gucci…, báo Tiền Phong đưa tin. Ngày 20/11/2019, lực lượng hỗn hợp gồm Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, Tổng cục Hải quan, Đội 1 Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội, kiểm tra địa điểm kinh doanh tại địa chỉ số 6, Q23, ngõ 136 phố Nguyễn An Ninh, quận Hoàng Mai, Hà Nội, phát hiện các nhân viên ở đây đang cắt mác hàng TQ, gắn mác thương hiệu nổi tiếng, cho vào túi chuẩn bị đi giao.
Đoàn kiểm tra còn phát hiện hàng ngàn sản phẩm quần áo, giày dép, túi xách có chữ TQ trộn lẫn các hàng hóa mang thương hiệu nổi tiếng như Dior, Chanel, Luis Vuiton, Gucci… và hàng trăm ngàn nhãn mác, bao bì của những thương hiệu nổi tiếng này. Tất cả các hàng hóa đều không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc.
Mời đọc thêm: Hà Nội: Phát hiện cơ sở cắt mác Trung Quốc, gắn thương hiệu nổi tiếng(PT). – Tóm gọn 1 “tổng kho” Dior, Chanel, Luis vuiton, Gucci… toàn tem mác Trung Quốc (SGGP). – Thêm một cơ sở cắt mác Trung Quốc, dán nhãn Chanel và Gucci(Zing).
Rủi ro an ninh nguồn nước ở VN
Trong buổi thảo luận tại Hội trường QH sáng 20/11/2019, các ĐBQH tiếp tục truy vấn bí mật đằng sau vụ nhà máy nước sạch sông Đuống rơi vào tay người Thái. Báo Người Đưa Tin dẫn lời ĐB Lưu Bình Nhưỡng: Kinh doanh nước sạch phục vụ hay đẩy rủi ro cho nhân dân?Nghị Nhưỡng “bày tỏ sự lo lắng và đề nghị cần xem nhà đầu tư có thực sự làm dự án kinh doanh phục vụ nhân dân hay không hay chỉ kiếm lợi nhuận rồi đẩy rủi ro cho người khác, nhất là nhân dân”.
Đồng quan điểm với nghị Nhưỡng, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa đề xuất: “Chúng ta phải xem xét rất kỹ có những ngành nghề phải hạn chế chuyển nhượng ở bên ngoài Việt Nam, có những ngành nghề phải hạn chế người nước ngoài sở hữu, không cho họ sở hữu đa số. Ví dụ như vấn đề kinh doanh nước sạch hôm trước tôi có kiến nghị, ở những đô thị lớn vấn đề an ninh nguồn nước rất quan trọng và chúng ta có nên đưa vào những điều kiện không cho nước ngoài sở hữu”.
Cần lưu ý, nhà máy nước sông Đuống đã cấp nước cho người dân thủ đô từ ngày 13/10/2018, nghĩa là nhà máy nước chưa được nghiệm thu nhưng vẫn bán nước cho dân với giá cao bất thường, kéo dài hơn một năm. Đến nay, đúng lúc mâu thuẫn trong nội bộ lãnh đạo CSVN dâng cao, vụ sông Đuống mới bị các báo “lề đảng” đồng loạt phanh phui, cho thấy 2 vấn đề:
1. Các “nghị gật” ở Quốc hội CSVN đồng loạt lôi vụ nhà máy nước sông Đuống ra mổ xẻ, chẳng phải vì họ quan tâm đến dân, mà họ cũng là “quân tốt” phục vụ cho âm mưu tranh quyền của các phe nhóm. 2. Đúng như một số dự đoán của giới quan sát, càng gần đến thời điểm đại hội đảng 13 diễn ra vào năm 2020, các lãnh đạo CS càng đấu đá nhau dữ dội.
ĐBQH chất vấn tình hình nhà máy sông Đuống, nhưng cũng không quên nhà máy sông Đà. Petro Times có bài: Đại biểu lo lắng về tính an ninh của những dự án nước sạch. ĐBQH Nguyễn Thị Xuân Thu phát biểu: “Vừa qua nguồn nước do Công ty CP Đầu tư nước sạch Sông Đà bị kẻ xấu đầu độc nguồn nước mặt, gây ảnh hưởng đến hàng triệu người dùng nước ở nhiều quận, huyện ở Hà Nội về sức khỏe và cũng tốn kém chi phí cho việc mua nước sạch, súc rửa bể và gây khó khăn cho người dân khi không có nước sử dụng trong sinh hoạt, tắm giặt, vệ sinh”.
Chiều 20/11/2019, đường ống nước sông Đà lại gặp sự cố, ảnh hưởng khu Tây Nam Hà Nội, Thông Tấn Xã VN đưa tin. Trong thời gian từ 17h chiều 20/11 đến rạng sáng 21/11, cư dân phía Tây Nam Hà Nội sẽ bị ngừng cung cấp nước để Công ty Cổ phần nước sạch sông Đà khắc phục sự cố rò rỉ đường ống truyền tải. Công ty nước sông Đà thừa nhận, theo kế hoạch kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ, đơn vị này đã phát hiện điểm rò rỉ trên tuyến ống truyền tải nước sạch tại Km25+500 Đại lộ Thăng Long.
Đường ống nước sạch sông Đà gặp sự cố rò rỉ, nước lênh láng trên đại lộ Thăng Long, theo trang Sao Star. Sự cố đường ống nước sông Đà rõ rỉ, nước tràn khắp đại lộ Thăng Long, ảnh hưởng việc đi lại của người dân. Trước đó, vào tháng 9/2019, đường ống nước sông Đà đã gặp sự cố lần thứ 19. Đường ống cung cấp nước cho khu vực phía tây TP Hà Nội nhưng gặp sự cố rất nhiều lần, đến nay tình hình vẫn không có dấu hiệu cải thiện.
Rủi ro nguồn nước ở thủ đô Hà Nội còn chưa được giải quyết, thì đến lượt Hải Phòng “hưởng ứng”: Người dân Hải Phòng hoang mang vì nước sinh hoạt mặn bất thường, báo Tiền Phong đưa tin. Một người sống tại khu vực huyện An Dương cho biết, từ ngày 18/11, cô phát hiện “nguồn nước sinh hoạt của gia đình có vị bất thường. Mặc dù đã qua xử lý như dùng máy lọc nước hay đun sôi nhưng nước vẫn có vị ngang, lợ rất khó uống”.
Đến ngày 19/11, Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng thừa nhận, độ mặn (hàm lượng muối) của nguồn cung cấp nước tăng cao, gây ra độ mặn trong nước tăng cao so với bình thường. “Việc bị nhiễm mặn là một hiện tượng xảy ra theo chu kỳ nhưng hiện nay tần suất đang có chiều hướng gia tăng, thời gian giữa các lần xuất hiện ngày càng rút ngắn. Đây cũng được coi là hiện tượng bất thường của việc xâm nhập mặn đang diễn biến ngày càng phức tạp”.
Mời đọc thêm: Đại biểu Quốc hội lo ngại nhà đầu tư ngoại kiểm soát nước sông Đuống(TP). – Doanh nghiệp Thái quản nước sạch sông Đuống, đại biểu lo rủi ro dồn cho dân(GT). – DN Thái nắm quyền kiểm soát Nước sạch sông Đuống: Rủi ro dân chịu? (KT). – Người Thái đang “áp đảo” tại Công ty Nước mặt Sông Đuống (TQ). – Hết bia đến nước sạch, đại gia Thái thâu tóm loạt “gà đẻ trứng vàng” (Đấu Thầu).
– Đường ống nước sông Đà lại gặp sự cố(VNE). – Công ty nước sạch sông Đà ngừng cung cấp nước trên địa bàn Hà Nội (Tin Tức). – Đường ống nước sạch sông Đà lại gặp sự cố, phải ngừng cấp nước 7 tiếng — Nguồn nước cấp cho dân Hải Phòng mặn bất thường, cơ quan chức năng vào cuộc (VTC). – Dân kêu nước máy mặn, doanh nghiệp cấp nước nói vẫn đảm bảo (PLTP). – Báo động ô nhiễm nguồn nước phục vụ sinh hoạt(DĐDN).
Tin giáo dục
VTC đưa tin: Công an triệu tập thầy giáo đánh liên tiếp vào lưng và gáy học trò ở Vĩnh Phúc. Lãnh đạo Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc xác nhận, đơn vị này vừa triệu tập võ sư Nguyễn Ngọc Thắng đến làm việc để điều tra về clip người này có hành vi dùng chân đánh liên tiếp vào lưng và gáy học trò. Ông Thắng khai, “hành động trong đoạn clip là phương pháp huấn luyện, rèn luyện tinh thần và thể lực cho võ sinh trước khi đi thi”. Công an cho biết khó khởi tố ông này vì không có phụ huynh nào tố cáo.
Chuyện ở Hòn Đất, Kiên Giang: Trưởng phòng Giáo dục có biểu hiện chuyên quyền, độc đoán, theo báo Pháp Luật TP HCM. Ngày 20/11, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Kiên Giang vừa có thông báo kết luận những sai phạm đối với Phòng GD&ĐT huyện Hòn Đất và cá nhân Trưởng phòng Nguyễn Xuân Hoàng.
Ông Hoàng bị phát hiện có biểu hiện độc đoán, chuyên quyền, tự quyết định các công việc liên quan đến tài chính hay mua sắm tài sản. Trong hai năm liên tiếp 2016-2017, ông Hoàng không tham mưu, đề xuất cho chủ tịch UBND huyện phân loại, đánh giá hiệu trưởng các trường mà tự bản thân ông Hoàng phân loại, điều này là không đúng thẩm quyền được giao.
Mời đọc thêm: Võ sư đá học sinh khai gì tại cơ quan công an? (Zing). – Thầy dạy võ đạp ‘thẳng chân’ vào học sinh ở Vĩnh Phúc sẽ bị xử lý thế nào? (Thanh Tra). – ‘Làm gương cho học sinh theo là cách cảm hóa học sinh tốt nhất’ (TT). – Phó thủ tướng: Muốn giáo dục học sinh, thầy cô phải làm gương(PLTP). – TPHCM: Tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường (SGGP). – Chuyện người thầy đến gõ cửa nhà giáo viên xin đi học lại (GDVN).
Tin môi trường
Zing có bài phỏng vấn TS. BS Cao Hồng Phúc: Vì sao không khí bẩn là sát thủ thầm lặng? Ông Phúc chỉ ra: “Bụi có thể gây ra những tác động, rối loạn sức khỏe từ nhỏ như ngứa ngáy, khó chịu hệ hô hấp đến nặng hơn như ho, sốt, khó thở, thậm chí, có thể gây ra suy hô hấp. Nhưng người ta buộc phải chú ý đến bụi và tác hại của chúng vì không nhìn thấy được. Những hạt bụi nhỏ, không nhìn thấy bằng mắt thường nhưng lại được chúng ta hít thở hàng ngày”.
Sau hơn 10 ngày, Australia vẫn “chìm” trong biển lửa do cháy rừng, trang An Ninh Thủ Đô đưa tin. Những đám cháy rừng ở khu vực bờ Đông châu Úc vẫn tiếp diễn ở mức không thể kiểm soát, bất chấp các nỗ lực của chính quyền Úc. Từ ngày 19/11, gió lớn khiến đám cháy càng lan rộng hơn. Châu Úc “đã rơi vào tình trạng báo động về mức độ ô nhiễm bởi lớp khói bụi đen bao trùm bầu trời. Sức khỏe của người dân tại đây cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ vụ cháy”.
Nhà nghiên cứu môi trường Nguyễn Đạt Ân cảnh báo: “Toàn miền Nam Australia hiện tiếp tục đón một đợt khí nóng mới từ Tây Bắc lục địa này, quét sang phía Đông Nam, nâng nền nhiệt lên từ 37°C đến 40°C cùng với gió mạnh có tốc độ từ 70 km/g – 100 km/g. Đây là điều kiện cực kỳ nguy hiểm để cháy rừng bùng phát mãnh liệt”.
Không chỉ thế, “hiện thủ phủ Sydney đang bị bao vây bởi các đám cháy lớn. Bầu khí quyển bên trên thành phố này bao phủ bởi một làn khói carbon đen do cháy rừng gây ra. 5 triệu người tại đây cũng đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước ngọt để sử dụng một cách nghiêm trọng”. Viễn cảnh một nước Úc phát triển, giàu mạnh lại lâm vào cảnh thiếu nước, khô cằn trước biến đổi khí hậu hóa ra không còn xa nữa.
Mời đọc thêm: Không khí ô nhiễm ở mức nguy hại, thị trường xuất hiện “căn hộ thanh lọc không khí” (DT). – Loại ô nhiễm không khí nào đang phá hoại sức khoẻ của bạn? (SKCĐ). – Cần xây dựng kịch bản tổng thể để ứng phó với ô nhiễm không khí(VTV). – Rủi ro do ô nhiễm nước đang trở nên nghiêm trọng (TNMT). – Đà Nẵng: Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm sông Hàn(MTĐT). – ‘Không có chuyện dùng tiền ngân sách để khắc phục kè 12 tỉ vừa làm xong đã sập’ (TT). – Australia: Khói mù độc hại từ các đám cháy rừng bao phủ Sydney (TN).
***
Chính trường Mỹ: Nhiều quan chức tố cáo ông Trump, Nhà Trắng đứng ngồi không yên(VNN). – Cố vấn Nhà Trắng nói về điện đàm Trump-Zelensky: “Không thể tin nổi những gì nghe được” (DT). – Luận tội Tổng thống Mỹ tiếp tục: “Sốc”, “không biết gì”, tán thưởng xen lẫn tấn công cá nhân (TQ). – Sĩ quan và nghị sĩ Mỹ đốp chát nhau giữa phiên điều trần (TT).
– Truất phế tổng thống: Đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu ra điều trần (RFI). – Điều Trần: Trump Đòi Điều Tra Biden Là Không Thích Hợp (VB). – Đại sứ Mỹ nói nghe lệnh Trump gây áp lực lên Ukraine (VNE). – Cố vấn Tòa Bạch Ốc: Trump có thể sẽ không điều trần — Bộ Ngoại giao phủ nhận ông Pompeo có dự định từ chức (Cali Today).
***
Thêm một số tin: Facebooker Phan Công Hải bị bắt vì ‘xúc phạm HCM’ (NV). – Người phụ nữ ‘babylift’ tìm được mẹ Việt sau 44 năm bị gửi đi Mỹ (VNN). – Giải quyết dứt điểm tồn tại trên đường gom Pháp Vân – Cầu Giẽ(Thanh Tra). – Hạ cấp, yêu cầu ra khỏi ngành và bài học lớn về ứng xử (GDVN). – Mua bán dưới 1.000 USD tại tiệm vàng sẽ chỉ bị phạt cảnh cáo (VOV).
– Đất vàng khu Ba Son và ‘phù phép’ của Trần Phương Bình (PLTP). – “Vỡ mộng” tàu vỏ thép vươn khơi? (HQ). – “Tàu 67” mắc kẹt vì bảo hiểm (BĐ). – FBI báo động ‘Trung Quốc ào ạt đánh cắp bí mật chiến lược của Mỹ’ (NV). – FBI “ngậm ngùi” vì chậm hành động, để cho Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ (VietTimes). – Hà Lan bắt 25 người trong thùng đông lạnh trên phà sang Anh(BBC).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.