Hongkong và Nam Kỳ
23-11-2019
Chính vì có biểu tình ở Hongkong nên nhiều người Việt mới biết đến lịch sử Hongkong. Mình sẽ viết thêm về tính tương đồng với Nam Kỳ.
Nam Kỳ to hơn Hongkong nhiều, nhưng toàn bộ là thuộc địa của Pháp, có hiệp ước hẳn hoi. Trong khi gần 90% diện tích Hongkong là đất Tân Giới, là đất Anh thuê của TQ.
Cả 2 lãnh thổ đều có đặc điểm chung là bị Nhật chiếm 1 thời gian, tức là bị đứt đoạn về chủ quyền của thực dân.
Thế nhưng, sau khi Nhật đầu hàng đồng minh. Thì Anh tiếp tục quản lý Hongkong theo hiệp định đã ký với nhà Thanh. Các chính quyền kế tiếp nhà Thanh (Trung Hoa dân quốc và CHND Trung Hoa) đều tôn trọng hiệp định này, không “giải phóng”.
Còn Nam Kỳ, về pháp lý, hãy bỏ tư tưởng dân tộc, quốc gia ra 1 bên để suy xét, thì Pháp quay lại tiếp quản Nam Kỳ theo chân quân Anh là hoàn toàn hợp pháp. Anh trao lại quyền giải giáp Nhật cho Pháp ở Nam Kỳ cũng là hợp lý và hợp pháp. Sau đó, Pháp hỗ trợ để thành lập CH Nam Kỳ, do người Việt tự quản cũng là hợp pháp.
Tuy nhiên, VNDCCH lại nhất quyết không chấp nhận điều đó, phải đòi lại Nam Kỳ để thống nhất với 2 kỳ kia. Trong HĐ Sơ bộ VNDCCH ký với Pháp, thì Pháp công nhận VN là 1 nước tự do thuộc LB Đông Dương nằm trong Liên hiệp Pháp. Nam Kỳ có sáp nhập vào VN hay không thì phải trải qua 1 cuộc trưng cầu dân ý.
Nhưng khi hội nghị Fontainebleau thất bại, chủ yếu là do VNDCCH đòi độc lập và thống nhất hoàn toàn, Pháp không chịu. Để cứu vãn, ông HCM ký Tạm ước với Moutet, bộ trưởng bộ Pháp quốc hải ngoại, nội dung cơ bản giống với HĐ Sơ bộ. Tức là số phận Nam Kỳ vẫn do 1 cuộc trưng cầu dân ý.
VNDCCH vẫn ngầm chuẩn bị cho chiến tranh, Tạm ước chỉ là để câu giờ. Thế tức là phe ta rất là hổ báo cáo chồn, hơn TQ nhiều! Mà rõ ràng về mặt chủ quyền thì Nam Kỳ là hoàn toàn thuộc Pháp, còn HK đa số là đất thuê.
Bản chất là VM không muốn tuân thủ hiệp định đã ký, nên nhân chuyện Pháp đòi giải giáp (cũng theo hiệp định thôi, vì Pháp nắm quyền quản lý về quân sự chung) nên ông Giáp quyết định nổ súng đánh Pháp. Thế là chiến tranh Việt Pháp nổ ra 8 năm, cho tới năm 54.
Nhưng năm 49, khi thành lập chính quyền Quốc gia VN, thì Pháp đã chính thức trao trả lại Nam Kỳ cho QGVN, sau khi được Quốc hội Pháp thông qua và Hội đồng Nam Kỳ (của CH Nam Kỳ) bỏ phiếu chấp thuận. Về pháp lý, lúc đó VN mới chính thức thống nhất, Nam Kỳ sáp nhập vào 2 kỳ còn lại. Pháp không tự dưng trả NK cho QGVN mà là do nỗ lực thương thuyết của Bảo Đại.
Đến khi HĐ Geneva được ký thì Nam Kỳ thuộc về nam vĩ tuyến 17, vẫn do QGVN quản lý, người Pháp vẫn đóng quân ở đó. Người Pháp chỉ thực sự rút khỏi QGVN kể từ năm 1955, từ bỏ mọi quyền lợi về mặt quốc gia, dưới sức ép của TTg Ngô Đình Diệm và người Mỹ.
Trong khi đó, Hongkong vẫn yên ấm thuộc về người Anh cho đến khi Anh và TQ thương thảo về giải pháp trao trả vào năm 84 và năm 97 quay về với TQ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.