Đà Nẵng, nơi những “con kền kền” ăn trên xác người (Kỳ 3)
Quế Hương
24-11-2019
Cũng cần nói thêm rằng, suốt 20 năm, dưới thời lãnh đạo của Nguyễn Quốc Triệu và Nguyễn Thị Kim Tiến, ngành y dược Việt Nam tệ hại, bê bết và bát nháo hơn bao giờ hết. Từ cấp phép nhập khẩu, sản xuất, lưu hành thuốc; đến đấu thầu thuốc vào bệnh viện, tuyển dụng cán bộ y tế, công tác khám chữa bệnh… sờ đến đâu cũng vi phạm pháp luật, tham nhũng, dân kêu không thấu Trời. Đó là chưa kể đến đội ngũ cán bộ y tế đánh mất lương tâm, tha hoá y đức, vòi vĩnh, nhũng nhiễu với bệnh nhân, làm tiền trên nỗi đau của đồng bào.
ĐBQH “thủ lĩnh” Ngô Thị Kim Yến cũng biến TP Đà Nẵng trở thành minh chứng sống động cho những điều đã nói ở trên.
Để nhân dân hiểu rõ mắc xích của việc “đấu thầu thuốc tập trung” tại Sở Y tế (SYT) cung ứng cho 29 bệnh viện, trung tâm y tế toàn Đà Nẵng, chúng tôi đã điều tra và tìm ra một số thông tin đáng chú ý như sau:
Hơn 20 năm qua, Cty dược Đà Nẵng Daphaco (tên cũ khi chưa cổ phần) là “cty nhà” của SYT. Gói thầu thuốc và thiết bị y tế được Daphaco “xây dựng giá” cho Sở. Sở trình cho UBND TP phê duyệt tài chính, xong, lại chỉ định cho Daphaco thầu cung ứng. Cứ thế Daphaco hút “bầu sữa ngân sách”, nuôi chính bộ máy cty mình và lãnh đạo SYT.
Mấy năm gần đây, khi cho trực tiếp tham gia đấu thầu, nhưng hầu hết các cty sản xuất kinh doanh dược phẩm vào thị trường Đà Nẵng vẫn phải qua “con buôn” Dapharco. Có vài cty khác cũng đi theo lối của Dapharco, nhưng chiếm thị phần nhỏ.
Trước đây, Bùi Thị Cẩm, Trưởng phòng Tổ chức của Daphaco là vợ của giám đốc SYT Nguyễn Văn Lý. Hiện nay, Nguyễn Thị Minh Quang, công tác ở phòng Tổ chức nhân sự của Dapharco là vợ của Trần Cúc, Trưởng phòng nghiệp vụ quản lý dược SYT. Còn Nguyễn Tuấn Việt, Phó phòng Quản lý hành nghề Y dược tư nhân, là con trai của cựu PGĐ Sở Y tế Nguyễn Xuân Thước.
Đây là hai “ông trùm” dưới trướng của Ngô Thị Kim Yến, nắm thực quyền cho phép kinh doanh thuốc, vật tư y tế tại Đà Nẵng.
Nực cười ở chỗ, là dược tá, học hành lôm côm, cân bằng một phương trình hoá học ở Hoá vô cơ bậc Trung học chưa xong, cả hai ông lại “Bảo vệ thành công luận án” và được cấp bằng Dược sĩ chuyên khoa II, một học vị tương đương… tiến sĩ vào năm 2015 (!)
Trần Cúc, sinh 1959, dược tá, học “chuyên tu” đại học Y dược TP HCM. Trần Cúc “cùng hội cùng thuyền” với Trần Thị Hoa Lý (vợ của cựu chủ tịch TP Trần Văn Minh) nhiều năm làm Trưởng phòng Giám định Y tế của BHXH Đà Nẵng và Bs Phạm Quốc Khánh, PGĐ BHXH TP, kiêm Trưởng phòng Giám định BHXH hiện nay.
Cứ Danh mục do Cúc lập ra, Ngô Thị Kim Yến duyệt và Phạm Quốc Khánh BHXH đồng ý thanh toán. Cứ thế, hàng ngàn tỷ của nhà nước, của dân, bay theo đám “kền kền” ở thành phố biển này.
Thuốc, thiết bị y tế của cty sản xuất trong nước, hay cty đa quốc gia, muốn vào “danh mục” của SYT để được đấu thầu vào bệnh viện, để được Bảo hiểm y tế thanh toán, thì chỉ có con đường duy nhất là tìm đến Cúc. Hàng trăm cty Dược phẩm, hàng ngàn “tên thương mại” của thuốc và thiết bị, vào danh mục của SYT, mỗi cty đều phải chi ra hàng trăm triệu để “lót tay”. Hãy nhẩm tính xem, mỗi năm làm danh mục mới một lần, Cúc và Ngô Thị Kim Yến ẵm bao nhiêu tiền?
Khi sản phẩm của cty mình đã vào được Danh mục, cty chỉ còn công đoạn cuối cùng là “chung chi” cho Khoa dược các BV và nhờ bác sĩ sử dụng.
Ví dụ một lọ kháng sinh (dạng tiêm truyền) tên biệt dược X, giá thật chỉ 50.000 đ, giá công ty “nâng” để vào bệnh viện là 100.000 đ/lọ. Chi phí sẽ thế này:
– Chạy Danh mục sở 100 triệu cho tên X.
– Khoa dược BV sẽ lấy 5%/lọ, tức 5000 đ/lọ
– Khoa phòng điều trị + Bs sử dụng sẽ hưởng 20.000 đ/lọ.
– Khoa dược BV sẽ lấy 5%/lọ, tức 5000 đ/lọ
– Khoa phòng điều trị + Bs sử dụng sẽ hưởng 20.000 đ/lọ.
Cty dược phẩm Thuỳ Dung, có văn phòng trên đường Ỷ Lan Nguyên Phi, liên kết cùng cty dược Huỳnh Tấn ở Sài Gòn, suốt 10 năm nay “trúng thầu” tại ĐN.
Lạ lùng là các “con buôn” này không sản xuất, chỉ đặt hàng tại Ấn Độ làm theo mẫu mã bao bì, tên biệt dược “không đụng hàng” như kiểu VN Pharma, rồi móc nối Trần Cúc, Ngô Thị Kim Yến… tuồn vào hệ thống bệnh viện Đà Nẵng. Họ nâng giá thành viên thuốc lên 10 lần, để móc túi nhân dân, BHYT, để chung chi phần trăm hoa hồng, chia chác nhau.
Con số lãi mà cty có được là không tưởng. Ai chịu thiệt hại? Còn ai nữa, Bảo hiểm Y tế, tức nhân dân chịu. Bóp cổ nhân dân, hút máu ngân sách là như thế đó.
Đưa con đi du học “tự túc” tại Úc, sở hữu những căn lầu mặt tiền cho thuê trên tuyến đường đắt đỏ nội thành như Nguyễn Hoàng, Núi Thành và một biệt thự hoành tráng ven sông có giá trị lên đến 200 tỷ đồng… là những tài sản “nổi” mà Trần Cúc đang có.
Nguyễn Tuấn Việt, sinh 1976, dược tá, học “chuyên tu” đại học Y dược Huế, là con trai của Nguyễn Xuân Thước, cựu PGĐ Sở Y tế. Việt từ nhân viên Dapharco được bố cho nhảy sang sở, làm cán bộ. Ngông cuồng, phách lối, vênh váo và “ăn dày” vô tội vạ… là nhận xét của giới buôn bán, hành nghề, công tác ngành y dược Đà Nẵng. Tìm đến Việt, chung chi đầy đủ, bạn sẽ toại nguyện khi “ngồi xổm” trên mọi Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, văn bản về y dược:
– Cán bộ, công chức “cho thuê bằng dược sĩ” mở nhà thuốc. Nhà thuốc mở cửa hoạt động 24/24h, không cần có mặt DS đại học. Có khi cả năm DS không cần đến nhà thuốc.
– DS cho thuê bằng có thể ở khác tỉnh, sinh viên mới ra trường, thậm chí DS đã chết… cũng OK luôn.
– Mặt bằng không đủ diện tích, cơ sở kinh doanh xập xệ không đạt chuẩn GPP? OK
– Các cty kinh doanh thuốc, vật tư y tế tại Đà Nẵng chả cần tuân thủ “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (Good Storage Practices, viết tắt: GSP) theo Luật, chỉ cần “làm luật” cho Việt là OK.
– Dung dưỡng, tiếp tay cho Dapharco tồn tại hàng mấy trăm quầy thuốc do dược tá phụ trách, mà lẽ ra nó chỉ được phép tồn tại ở tuyến xã, ở vùng sâu, vùng xa..theo quy định của pháp luật.
Từ những sai phạm nghiêm trọng của Trần Cúc, Nguyễn Tuấn Việt, có sự đồng loã, bao che, thoả hiệp của “bà nghị” GĐ sở Ngô Thị Kim Yến; hậu quả của nó để lại thật là kinh khủng:
Từ những sai phạm nghiêm trọng của Trần Cúc, Nguyễn Tuấn Việt, có sự đồng loã, bao che, thoả hiệp của “bà nghị” GĐ sở Ngô Thị Kim Yến; hậu quả của nó để lại thật là kinh khủng:
1. Hàng trăm tấn thuốc thành phẩm, dược chất không được kiểm soát, được gần 500 “Quầy thuốc Dapharco” và cả ngàn “Nhà thuốc tư nhân” do DS đại học cho thuê bằng hợp thức hoá, bán cho dân chúng Đà Nẵng dùng mỗi năm.
Ôi “phục vụ nhân dân” tận tình quá!
Những người đứng bán là dược tá không nắm vững tác dụng phụ của thuốc, tác dụng dược lý, sinh khả dụng, chống chỉ định, hay tương tác của các loại thuốc với nhau. Chẳng cần biết thuốc nào cấm kỵ cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, bệnh nhân tim mạch, tai biến… Cứ “tiền trao” thì … “cháo sẽ múc”, ai bị biến chứng, sốc phản vệ, thậm chí tử vong, cũng mặc kệ.
2. Các công chức là DS từ Quảng Nam và các tỉnh lân cận cũng “chạy” để gởi bằng DS về Đà Nẵng cho thuê, với giá cao hơn ở tỉnh. Nhà thuốc ở ĐN trở nên nhiều hơn quán ăn và hiệu tạp hoá là vậy.
3. Hệ thống các chuỗi nhà thuốc hoạt động bất chấp luật pháp. Nhân dân Đà Nẵng phản ánh rằng: vợ chồng nhân viên X-quang Lân- Vân, thuê bằng DS đại học, rồi mở chuỗi 10 “nhà thuốc Phước Thiện” từ số 1 đến 10. Họ thuê các em dược tá mới ra trường đứng bán tại 10 nhà thuốc, không khác gì nhân viên tạp hoá bán bánh kẹo. Nhìn các em đọc không đúng danh từ y dược, bập bẹ đánh vần tên Biệt dược, mà không khỏi rùng mình.
Vợ của Phùng Anh Dũng, Chánh án Toà án quận Sơn Trà, vốn là tay buôn cá ở chợ, cũng mở chuỗi 6 “nhà thuốc Phương Anh” trên khắp địa bàn quận Sơn Trà, thuê bằng DS và thuê đội ngũ dược tá đứng bán.
Đó là hai điển hình, trong hàng ngàn “Nhà thuốc tư nhân” như thế, đang gieo rắc nguy hiểm, đau thương và kinh hoàng… cho người dân Đà Nẵng
Năm 2014 đã có nạn nhân tử vong vì uống quá liều Paracetamol mua từ dược tá “sờ lưng bốc thuốc” trên đường Hoàng Diệu, quận Hải Châu. Các bác sĩ Đà Nẵng cho biết, số nạn nhân bị ngộ độc suy gan, thận, xuất huyết tiêu hoá, dị ứng, tai biến, suy đa tạng… do dùng thuốc bừa bãi từ hàng ngàn Nhà thuốc, Quầy thuốc không có DS đại học tư vấn, phải nhập viện cấp cứu là không kể xiết.
(Còn tiếp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.