Phật và ‘bác’
Trân Văn
17-5-2019
Sự xuất hiện của tấm tranh sơn mài “Đạo pháp và dân tộc”, với Phật một bên và “bác” một bên đã trở thành đề tài được người sử dụng mạng xã hội bàn luận rôm rả suốt tuần.
Theo hệ thống truyền thông chính thức tại Việt Nam, tranh dài 4,2 mét, ngang 2 mét được thực hiện bằng sơn ta và vàng thật, theo ý tưởng của Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Phó Chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam, còn chi phí thì do một doanh nhân tên là Hà Huy Thanh dâng cúng.
Cho dù tượng ông Hồ Chí Minh đã được đặt trong một số ngôi chùa nhưng việc tặng tấm tranh “Đạo pháp và dân tộc” cho Học viện Phật giáo, nhân dịp Phật đản năm nay trùng với sinh nhật ông Hồ Chí Minh, vẫn khiến dư luận dậy lên thành bão, ảnh hưởng không chỉ tới thể diện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, uy tín của hệ thống chính trị, hệ thống công quyền Việt Nam mà còn liên lụy cả tới… “bác”.
***
Trên facebook của mình, Phan Đăng – một MC của Đài Truyền hình Quốc gia – bảo rằng, dù ngưỡng mộ và ngưỡng vọng cả hai nhưng vẫn không thông về chuyện đặt một vĩ nhân khởi xướng triết lý “buông bỏ” bên cạnh một lãnh tụ chủ trương “lấy bạo lực cách mạng để giải phóng xã hội” (1). Nghệ sĩ Thành Lộc thì than: Chùa chính trị rồi! Đâu được phép ngồi ngang chiếu như vậy! Bậy rồi (2)!
Không những không đồng tình với tấm tranh “Đạo pháp và dân tộc”, nhiều người còn chỉ trích việc đưa “bác” sánh vai với Phật hết sức gay gắt. Đó cũng là lý do hàng loạt trang web kiểu nguyenxuanphuc.org, nguyentandung.org,… và một số trang facebook mà ai cũng biết là của ai như Chính trị Việt Nam, hối hả giới thiệu một số bài kiểu như “Bác xuất hiện trong bức tranh ‘Đạo pháp…’ và ý nghĩa đằng sau” (3).
Tác giả “Bác xuất hiện trong bức tranh ‘Đạo pháp…’ và ý nghĩa đằng sau” cho rằng, MC Phan Đăng, nghệ sĩ Thành Lộc – những nhân vật của công chúng – rất đáng trách vì “không ngộ được triết lý sống tương đồng bên trong Đạo Phật và Tư tưởng Hồ Chí Minh”, thành ra “nhận định, bình phẩm lệch lạc về nội dung, ý nghĩa của tấm tranh”.
Tác giả “Bác xuất hiện trong bức tranh ‘Đạo pháp…’ và ý nghĩa đằng sau” còn dẫn lời Thượng tọa Thích Thanh Quyết, giải thích, trong tranh, Phật – một bên – tượng trưng cho “đạo pháp”, “bác” – một bên – tượng trưng cho tinh thần dân tộc. Tranh đã thể hiện đúng tôn chỉ “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” của Giáo hội Phật Giáo”. Không thể xem đó như bằng chứng… nịnh đảng được!
Biện giải như thế có thuyết phục không? Câu trả lời là không. Có thể thưởng lãm câu trả lời trên facebook của Chính trị Việt Nam (4). Tình đến rạng sáng ngày 17 tháng 5, bài “Bác xuất hiện trong bức tranh ‘Đạo pháp…’ và ý nghĩa đằng sau” mà Chính trị Việt Nam giới thiệu có 282 lượt bình phẩm. Chỉ có ba tán thành việc nâng “bác” lên ngang hàng với Phật.
Nhiều friend của Chính trị Việt Nam khẳng định, dù tôn kính, yêu quý “bác” nhưng họ vẫn không nuốt nổi tấm tranh “Đạo pháp và dân tộc”, cũng như cách lập luận của tác giả “Bác xuất hiện trong bức tranh ‘Đạo pháp…’ và ý nghĩa đằng sau”. Hoang Van Thuy nhấn mạnh, “bác” sống mãi trong lòng người dân Việt Nam, đừng khoác những thứ khác lên “bác” nữa. Cũng với suy nghĩ đó, Trung Dũng lưu ý, “bác” có công lớn nhưng đem “bác” sánh vai với Phật khập khiễng lắm.
Tran Vu – một người nhấn mạnh việc xem “bác” là đáng kính gọi “Đạo pháp và dân tộc là… nâng bi thái quá như thế gây phản cảm, phản tác dụng. Thoavls Tran dù “luôn yêu quý bác” nhưng lưu ý, ăn chay với ăn mặn khác nhau, một người cứu nhân độ thế bằng tay không, khác với cầm súng, bởi vậy phải tách bạch rõ ràng. Phuc Nguyen gửi lời chửi những “thằng” liên quan tới tấm tranh vì ngu xuẩn, xúc phạm Phật giáo và làm cho người ta suy nghĩ không hay về “bác”. Huy Hungphong nhắc nhở: Đừng đưa người đã khuất làm bia miệng cho thế gian.
Một lý do khác khiến nhiều friend của Chính trị Việt Nam bất bình với “Đạo pháp và dân tộc” vì xúc phạm Phật giáo. Theo Phạm Minh Tuấn, “bác” có trên vạn người thì cũng là người trần, xưa, làm vua một nước còn phải xây chùa kính Phật, đừng đem kẻ phàm ngồi chung với Thánh, đúng là thời mạt Pháp, thế tục vấy bẩn cửa chùa. Lâm Là Tui gọi cả tấm tranh “Đạo pháp và dân tộc” lẫn bài viết “Bác xuất hiện trong bức tranh ‘Đạo pháp…’ và ý nghĩa đằng sau” là “một sự giả danh Phật giáo và ông Thích Thanh Quyết chẳng hiểu biết gì về Đức Phật”.
Ngoài ra, không ít friend của Chính trị Việt Nam nhìn tấm tranh “Đạo pháp và dân tộc” với nhãn quan giống như Long Ngo: Ở một bên, Phật ngồi dưới gốc bồ đề, lấp lánh hào quang. Bên còn lại, “bác” hiện diện giữa một quầng lửa giống như đang bị giam trong hỏa ngục. Vanbeo Dinh cũng nghĩ như thế và nói thêm, “thằng” đưa ra ý tưởng làm tấm tranh này là thằng “đại phản động”.Diêu Quốc Thái thì xem “Đạo pháp và dân tộc” là bằng chứng suy kiệt về ý tưởng tuyên truyền nên mới ghép “bác” với Phật. Cứ đà này, “bác” có thể được ghép vào những chuyện như… tiêu diệt ma cà rồng, giết zombie…
“Đạo pháp và dân tộc” đã tạo cơ hội cho nhiều friend của Chính trị Việt Nam bỡn cợt về “bác. Nguyen Van Môn nhận định, chính trị Mác – Lê nêu ra hàng loạt hạn chế của tôn giáo. “Bác” là người theo chủ nghĩa Mác – Lê nên xếp “bác” với Phật là vô nghĩa. Liet Dang khen đúng vì Phật có bao nhiêu tuổi đảng mà đứng ngang hàng với “bác hồ dĩ đại”. Hoàng Nguyễn thì đề cập tới một khía cạnh khác – khía cạnh phi bạo lực, “bác” từng đòi “đốt sạch cả dãy Trường Sơn” thì không thể đứng cùng một phía với Phật được! Cùng bàn về “Đạo pháp và dân tộc”, Nguyễn Công Thành không đả động gì đến “bác” và phật mà chỉ thắc mắc: Sao không thấy ông Đồng với ông Giáp – rồi chửi: Đúng là bọn ngu. Tấm tranh to thế mà chỉ vẽ có hai ông.
***
Giống như nhiều viên chức cao cấp, tăng nhân cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tác giả bài viết “Bác xuất hiện trong bức tranh ‘Đạo pháp…’ và ý nghĩa đằng sau”, tỏ ra hết sức hoan hỉ khi có “1.650 đại biểu quốc tế từ 112 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhiều vị là tăng vương, tăng thống, lãnh đạo giáo hội, nhà nghiên cứu Phật giáo…” đến Việt Nam tham dự Đại lễ Vesak 2019. Thụy Du phỏng đoán, tu sĩ, Phật tử của thiên hạ chắc sẽ khóc thét khi thấy tấm tranh “Đạo pháp và Dân tộc”. Cỡ Kim Youngun mà cũng chưa dám làm những tấm tranh kiểu đó cho cha và ông nội của hắn, vậy mà…
Chú thích
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.