Hiền tài
18-5-2019
Các sếp lãnh đạo luôn nói về chọn người tài giỏi, nói luôn miệng từ thời ông Hồ đến tận bây giờ và sẽ còn tiếp tục nói mãi một khi chế độ nầy vẫn còn tồn tại.
Ông tổng Trọng luôn nói phải chọn người tài đức đưa vào Trung ương và ra hẳn một nghị quyết đảng về quy hoạch cán bộ cấp chiến lược. Mới đây ông thủ tướng Phúc nói phải tìm người tài giỏi để đất nước hóa rồng. Và mới đây nhất ông cán bộ hưu trí Tư Sang đăng đàn bàn chuyện tuyển chọn hiền tài.
Kiểu nói và cách làm của mấy ông cứ phảng phất mùi phong kiến cổ xưa thế nào ấy và có thể gói gọn lại như sau: Ta là vua, là minh chủ đang kén chọn hiền tài ra giúp nước.
Kiểu nói và cách làm của mấy ông cứ phảng phất mùi phong kiến cổ xưa thế nào ấy và có thể gói gọn lại như sau: Ta là vua, là minh chủ đang kén chọn hiền tài ra giúp nước.
Các ông cứ tự cho mình là người tài đức nhất, sáng suốt nhất, thẩm quyền cao nhất trong việc đứng ra kén chọn hiền tài cho đất nước (và quan trọng là để kế vị các ông), theo những tiêu chuẩn rất chủ quan, cảm tính và lẩn thẩn nữa, như: người vào trung ương phải là người không có động cơ quyền lực…
Cách tuyển chọn đó theo kiểu Nguyễn Văn Linh chọn ra Đỗ Mười, rồi Mười chọn ra Lê Khả Phiêu, rồi Nông Đức Mạnh, rồi Mạnh chọn ra Nguyễn Phú Trọng…
Trả lời kiểu tư duy chọn hiền tài của ông tư Sang, dịch giả Phạm Nguyên Trường đã viết, hơi nặng lời, nhưng rất xác đáng: “Ông Sang ơi, bây giờ không chọn theo cách đó nữa, bây giờ quan trọng là thể chế, thể chế dân chủ, đa nguyên đa đảng, những cuộc bầu cử tự do, công bằng, tam quyền phân lập, thượng tôn pháp luật mới quan trọng chứ cái cơ chế hũ nút của các ông thì chẳng bao giờ chọn được hiền tài đâu, mà có chọn được thì bộ máy của các ông cũng xay mòn hết”.
Tui tâm đắc nhất câu cuối của dịch giả Phạm Nguyên Trường: “mà có chọn được thì bộ máy của các ông cũng xay mòn hết”
Trong hàng trăm chủ tịch tập đoàn, tổng giám đốc, nguyên phó thủ tướng, nguyên bộ trưởng, nguyên bí thư và chủ tịch tỉnh bị tù, bị kỷ luật trong thời gian gần đây liệu không có những người đã từng là tài giỏi hay sao? Chắc chắn có, có những người học hành thật sự, tài thật sự, nhưng khi đưa vào bộ máy với thể chế lạc hậu nầy, họ dần bị xay mòn ngay, biến chất ngay.
Ví dụ ở Đà Nẵng, tui biết có ông Trần Văn Minh, nguyên chủ tịch thành phố, nguyên phó ban tổ chức trung ương, đã bị bắt năm ngoái, là người thực học và có tài (ít ra là so với các quan chức học bổ túc và bằng cấp giả). Ông là kỹ sư khóa 73-78 đại học Bách Khoa, tốt nghiệp thuộc loại giỏi, ra trường về Đà Nẵng năm 78, dù từng là sinh viên dưới chế độ cũ, nhưng được chọn ngay vào bộ máy nhà nước. Đến thời Nguyễn Bá Thanh, ông được nhìn ra và được cất nhắc dần lên đến chức chủ tịch thành phố Đà Nẵng. Rồi bây giờ ông bị đi tù. Nhiều quan chức Đà Nẵng bị bắt vừa rồi với ông Minh cũng không ít từng là người tài (dĩ nhiên là tương đối so với nhiều quan chức khác).
Ngồi điểm lại hàng trăm cán bộ, quan chức bị bắt vừa rồi trong cả nước, chắc chắn sẽ thấy có rất nhiều người như trường hợp Trần Văn Minh.
Khi ra sức chống tham nhũng thì liệu các ông có nhận thấy và đặt ra câu hỏi: Tại sao tham nhũng sinh ra tràn lan và chống hoài không hết?
Khi ra sức chống tham nhũng thì liệu các ông có nhận thấy và đặt ra câu hỏi: Tại sao tham nhũng sinh ra tràn lan và chống hoài không hết?
Trước đây, tui có viết bài, “Cần minh chế chứ không cần minh chủ”, đã nói kỹ về chuyện thể chế.
Với thể chế này, với tư duy lạc hậu phong kiến của mấy ông thì không thể nào tìm ra người tài, mà có tìm ra thì họ cũng bị nghiền nát hết, hoặc nếu họ giỏi luồn lách và không bị lộ, rồi cũng sẽ thành như mấy ông, chẳng hơn gì.
Bất hạnh cho dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.