Bản tin ngày 16-5-2019
Tin Biển Đông
Mỹ nhận xét Trung Quốc phản ứng thái quá về việc tuần tra ở Biển Đông, báo Một Thế Giới đưa tin. Phát biểu tại hội nghị an ninh hàng hải IMDEX ở Singapore ngày 15/5, Tư lệnh hải quân Mỹ – Đô đốc John Richardson, nói: “Thành thật mà nói, các hoạt động của hải quân Mỹ đang nhận được nhiều sự chú ý hơn mức cần thiết từ truyền thông và đôi khi là từ Trung Quốc”.
Trước đó, Đô đốc Richardson cho rằng, các hoạt động của hải quân Mỹ trên Biển Đông vẫn được duy trì và không có sự gia tăng bất thường: “Tôi thực hiện các phân tích và có thể tự tin khẳng định rằng mức độ hoạt động của chúng tôi ổn định trong nhiều thập niên. Và không có một đột biến nào xảy ra gần đây”.
Tàu hộ vệ VN diễn tập cùng chiến hạm 11 nước, theo Zing. Tàu 016-Quang Trung vừa kết thúc lần diễn tập đầu tiên về an ninh hàng hải trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+). Cuộc diễn tập kéo dài gần 4 ngày đêm, tàu chiến và máy bay của hải quân 12 nước (Việt Nam, Singapore, Australia, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Brunei, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ) được chia thành hai tốp để diễn tập.
Mời đọc thêm: Tàu chiến Mỹ – Trung chạm trán “như cơm bữa” trên Biển Đông(DT/PT). – Mỹ nói Bắc Kinh phản ứng thái quá vụ tuần tra Biển Đông (TT). – Mỹ: Trung Quốc phản ứng quá mức với hoạt động của Mỹ trên Biển Đông (VOA). – Đô đốc Mỹ: Trung Quốc quan tâm quá mức đến tuần tra Biển Đông (Zing). – Lộ bằng chứng Trung Quốc đang đóng tàu sân bay thứ 3 (DNVN).
– Chuyên gia Mỹ: Việt Nam là đối thủ lý tưởng để Trung Quốc “luyện binh” (RFI). – Cam Ranh đón tàu chiến lớn nhất Australia (DNVN). – Kịp thời khắc phục sự cố tàu cá bị hỏng máy ở gần đảo Sơn Ca(VOV). – Quảng Nam: Trưng bày tư liệu ‘Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam – Những bằng chứng lịch sử và pháp lý’(ĐĐK).
Cập nhật tin “sân sau” của ông Nguyễn Đức Chung
VOV đặt câu hỏi: Tổng Giám đốc Nhật Cường mobile đối diện với mức án nào? LS Trương Anh Tú phân tích, lãnh đạo Công ty Nhật Cường Mobile bị khởi tố về “Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, điều luật này được chia thành 4 khoản, trong đó khoản 3 Điều 221, BLHS 2015 quy định về cấu thành định khung tăng nặng với tình tiết gây thiệt hại 1 tỷ đồng trở lên, mức án từ 10 tới 20 năm tù.
Sau khi ông chủ bị bắt, website cuối cùng của Nhật Cường Software đã sập, theo trang Đầu Tư Tài Chính VN. Khoảng một ngày sau khi ông Bùi Quang Huy, TGĐ Nhật Cường bị bắt, website Nhật Cường Software còn lại cũng đã dừng hoạt động. Bài báo cho biết, người dùng khi truy cập vào địa chỉ http://www.ncsoftware.net/ chỉ còn nhận được thông báo “404 not found”.
Báo Lao Động đặt câu hỏi: Ông chủ bị bắt, số phận chuỗi cửa hàng Nhật Cường Mobile ra sao? Hiện hầu hết chuỗi cửa hàng Nhật Cường vẫn đóng cửa, chỉ có Trung tâm bảo hành Nhật Cường services Mobile care tại địa chỉ C4 Giảng Võ vẫn duy trì hoạt động. Còn phần mềm nội bộ của Nhật Cường đã lỗi, không thể tra cứu bất cứ thiết bị nào của khách hàng, các phương thức liên lạc đều ngừng hoạt động.
Trang An Ninh Tiền Tệ có bài: Công ty Nhật Cường – doanh nghiệp ‘non trẻ’ được chỉ định thầu hàng loạt dự án ở Hà Nội. Một doanh nghiệp mất chưa đầy 20 năm, để từ một cửa hàng sửa chữa điện thoại, trở thành công ty dịch vụ công nghệ nắm giữ hầu hết các gói thầu dịch vụ công ở Hà Nội, quản lý các cơ quan hành chính, công an, tư pháp đến cả lĩnh vực giáo dục. Đó là bằng chứng rõ ràng thể hiện sự ưu ái của ông Nguyễn Đức Chung dành cho doanh nghiệp này.
Trang Bảo Vệ Pháp Luật bàn về bí mật đường dây buôn lậu nghìn tỉ của ông chủ Cty Nhật Cường và đồng phạm. Bước đầu điều tra, công an xác định Bùi Quang Huy và các đồng phạm đã thực hiện hành vi phạm tội buôn lậu có tổ chức, xuyên quốc gia. Các thiết bị điện tử đã được họ “móc nối” với các công ty sản xuất từ nhiều quốc gia, sau đó nhập về Việt Nam tiêu thụ. Ngoài một số thiết bị được Cty Nhật Cường khai báo hải quan, nộp thuế, còn lại phần lớn là nhập lậu.
Sau khi khám xét, cơ quan chức năng đã thu giữ nhiều tài liệu liên quan đến công tác kế toán, tài chính của Công ty. Ban chuyên án nhận định, Công ty Nhật Cường đã lập và sử dụng hai hệ thống sổ sách kế toán tài chính, giữa hai nhóm sổ sách này có sự chênh lệch số liệu không nhỏ, che giấu hàng ngàn tỉ đồng doanh thu.
Mời đọc thêm: Nguyễn Đức Chung ‘đăm chiêu, lo lắng’ trước Hội Nghị Trung Ương CSVN (NV). – Cục trưởng quản lý thị trường: Khó phát hiện Nhật Cường buôn hàng lậu (Zing). – Tổng giám đốc Nhật Cường Mobile có thể phải đối mặt với mức án 30 năm tù (GĐ&XH). – Chân dung ông chủ Nhật Cường Mobile – nhân vật ‘cầm đầu tội phạm có tổ chức’ (VietQ). – Nhật Cường Software cung cấp những dịch vụ công nào cho Hà Nội, chất lượng ra sao?(ICTNews).
– Điểm đặc biệt về tội mà ông chủ Nhật Cường Mobile bị khởi tố (PLTP). – Website cuối cùng của Nhật Cường dừng hoạt động (LĐ). – Khách hàng lo lắng sau khi Tổng giám đốc Nhật Cường Mobile bị bắt(Zing). – Nhật Cường Mobile bị khám xét ảnh hưởng thế nào đến hệ thống thông tin Hà Nội (ĐT). – Ông chủ Nhật Cường Mobile và khoản nợ hơn 121 tỷ đồng trước khi bị bắt (VNF). – Bộ ảnh: Trung tâm bảo hành Nhật Cường Mobile sau khi ông chủ bị khởi tố (NĐT).
Các vụ chiếm đất
Một người dân ở huyện Tuy Phong, Bình Thuận bỗng dưng bị chiếm mất 7 ha đất, theo báo Pháp Luật TP HCM. Người bị cướp đất là ông Nguyễn Thế Trương, có thửa đất diện tích 20 ha được cấp giấy đỏ từ năm 2010 tại khu vực núi Nạng, xã Phú Lạc, sát bên dự án của Công ty Eco Seido đang đầu tư điện mặt trời.
Đầu tháng 3/2019, khi đến thăm đất, ông Trương tá hỏa khi phát hiện một phần diện tích đất của mình đã bị Công ty Eco Seido lắp đặt rất nhiều tấm pin năng lượng mặt trời rồi dựng nhà kho, nhà ở cho công nhân bằng thùng container. Thậm chí công ty còn xây dựng luôn một trạm thu phát điện trên diện tích đất của ông Trương.
Báo Nhân Đạo và Đời Sống đặt câu hỏi về sai phạm ở thành phố Thái Bình: Chủ tịch phường Trần Lãm ‘phớt lờ’ chỉ đạo của cấp trên? Theo đó, từ ngày 19/3 đến 3/4/2019, UBND TP Thái Bình đã ban hành hai văn bản, yêu cầu Chủ tịch phường Trần Lãm thực hiện việc thu dỡ công trình xây dựng lấn chiếm trên đất đã thu hồi. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời gian yêu cầu hoàn thành nhưng chỉ đạo trên vẫn chỉ nằm trên giấy.
Ông Đỗ Văn Tuyên, người mua phần đất có công trình lấn chiếm, cho biết: “Tôi đã nhiều lần làm đơn gửi lãnh đạo tỉnh, thành phố Thái Bình đề nghị thực hiện việc giao phần diện tích đất mà gia đình tôi đã mua theo quy định, nhưng đến nay đã 2 năm trôi qua, tôi vẫn chưa được nhận bàn giao”.
Mời đọc thêm: Chiêu bài lấy đất chỉnh trang đô thị rồi giao doanh nghiệp phân lô bán nền (RFA). – Lấy đất công cấp trái phép, chủ tịch huyện ở Thanh Hóa vẫn thăng chức (NV). – Vụ ‘xẻ thịt’ đất rừng Sóc Sơn: Biệt thự ‘khủng’ chưa tháo dỡ vì chờ xác minh (TP). – Công ty Quảng Đà lừa bán đất ảo: Chủ tịch Đà Nẵng chỉ đạo điều tra (VTC). – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị điều tra, xử lý vụ việc liên quan đến Cty Cổ phần Đầu tư và phát triển Quảng Đà (CAĐN). – Hà Nội: “Báo động đỏ” tình trạng vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp (KTNT).
“Cát tặc” lộng hành
Báo Pháp Luật Plus đưa tin: “Cát tặc” hoành hành trên sông Bồ, sông Hương. Theo đó, trên sông Bồ, nạn khai thác cát trái phép diễn ra ngày càng nhiều ở thượng nguồn. Đoạn qua thôn Lại Bằng 2, phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, xảy ra tình trạng hút cát trái phép khiến bờ sông sạt lở nghiêm trọng. Thôn đã lập tổ tự quản và cử người túc trực ngày đêm, chèo ghe thuyền ra đẩy đuổi “cát tặc” nhưng tình trạng khai thác cát trái phép ở sông Bồ ngày càng diễn biến phức tạp.
Một người dân thị xã Hương Trà, Thừa Thiên – Huế, cho biết, dân địa phương dùng cọc tre đóng sâu xuống lòng sông dài khoảng 20m, phía dưới được đắp bằng nhiều lớp đá hộc chắc chắn, để ngăn chặn tàu thuyền lên thượng nguồn hút cát trộm. Hiện nhiều đoạn bờ sông Bồ đi qua thị xã Hương Trà và huyện Phong Điền đang bị sạt lở.
Báo Giao Thông đặt câu hỏi: Doanh nghiệp “rút ruột” sông Bồ vượt quá độ sâu, xử lý thế nào? Sau khi đo đạc hiện trường, Sở TN&MT Thừa Thiên – Huế, thừa nhận, Công ty Xây dựng giao thông Tuấn Hải đã khai thác cát sỏi tại mỏ Khe Băng, thuộc địa phận phường Hương Vân và xã Phong Sơn có nhiều điểm vượt độ sâu so với hồ sơ được cấp phép. Tuy nhiên, hình phạt chủ yếu vẫn xoay quanh vi phạm hành chính, cách thức phạt đã hoàn toàn bế tắc trước vấn nạn “cát tặc”.
Mời đọc thêm: Nóng’ nạn khai thác cát trái phép trên sông Bồ, sông Hương (Tin Tức). – Cận cảnh “trận địa” cọc tre chống nạn khai thác cát trái phép trên sông Bồ(CN&TN). – Bao vây, ném đá tấn công lực lượng biên phòng để giải vây đồng bọn(TT). – Tái diễn nạn “cát tặc” trên địa bàn Quảng Nam (ANTV). – Quảng Ninh xem xét thu hồi dự án khai thác cát ở khu vực biên giới (BVPL). – Giải mã hiện tượng “cầu vượt cung” khai khoáng vật liệu xây dựng ở Hà Tĩnh (HT).
Tin môi trường
Báo Pháp Luật TP HCM đưa tin: Dân bức xúc vì nhà máy xử lý rác Bến Tre gây ô nhiễm. Người dân phản ánh, gần một năm nay nhà máy rác thải Bến Tre, ở ấp 1, xã Hữu Định, huyện Châu Thành, đã gây ô nhiễm môi trường. Một người dân chia sẻ: “Nhà máy rác nhưng không được xử lý, mỗi ngày xe chở rác cứ tấp nập đổ rác về, bãi rác bây giờ đã thành núi rác”.
Một người dân khác cho biết, nước từ nhà máy rác nhiều lần rỉ ra vườn dừa của gia đình ông, dù người dân khu vực đã nhiều lần phản ánh đến chính quyền địa phương và ban ngành chức năng nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.
Báo Thanh Niên có bài: Giải quyết ô nhiễm môi trường Đà Nẵng ‘không còn đường lùi’. Trong chương trình HĐND với cử tri Đà Nẵng sáng 15/5, các cử tri phường Hòa Khánh Nam và phường Thanh Khê Tây bày tỏ trăn trở trong bối cảnh toàn thành phố có nguy cơ “khủng hoảng về rác” khi bãi rác Khánh Sơn dần quá tải, người dân xung quanh sống chung ô nhiễm môi trường, thường xuyên chặn xe chở rác.
Tổng Cục Môi Trường yêu cầu làm rõ dòng nước đen ngòm chảy ra biển Phú Quốc, theo báo Một Thế Giới. TCMT gửi công văn đề nghị Sở TN&MT tỉnh Kiên Giang khẩn trương kiểm tra, làm rõ nguyên nhân và có các giải pháp xử lý kịp thời đối với thông tin, hình ảnh dòng nước thải có màu đen đổ ra biển Phú Quốc, thuộc huyện đảo Phú Quốc.
Trước đó, VTC có clip: Phú Quốc: Nước cống đen tràn ra biển khiến du khách e ngại.
Mời đọc thêm: Khắc phục ô nhiễm môi trường khu vực Nhà máy xử lý rác thải Bến Tre (Bnews). – Đà Nẵng – “Thành phố môi trường” loay hoay xử lý ô nhiễm môi trường (CT). – Vụ cháy Khu xử lý rác thải sinh hoạt H. Nam Giang: Chưa có biện pháp khắc phục triệt để (CAĐN). – Phú Quốc đang ô nhiễm (KTNT). – Làm rõ clip nước thải có màu đen đổ ra biển Phú Quốc (DT). – TP Hồ Chí Minh phấn đấu xóa 92 điểm đen về rác thải (Tin Tức).
Tin giáo dục
Vụ gian lận thi THPT ở Hà Giang: Xử lý 2 thanh tra vắng mặt tại kỳ thi, theo báo Dân Việt. Ngày 15/5, Trường Đại học Tân Trào vừa có quyết định kỷ luật 2 cán bộ từng được cử lên Hà Giang để thanh tra công tác chấm thi nhưng tự ý rời khỏi khu vực có nhiệm vụ. Hình thức xử lý là khiển trách, ngoài ra cả hai đều bị điều chuyển khỏi vị trí đang công tác.
Trước đó, Hội đồng thi THPT Quốc gia 2018 ở Hà Giang được Trường Đại học Tân Trào cử lên 2 cán bộ có tên là Huy và Nguyện tới thanh tra việc chấm thi, với tư cách là Thanh tra ủy quyền của Bộ GD&ĐT. Khi vụ gian lận thi cử tại Hà Giang bị phanh phui, hai cán bộ này mới báo cáo là không có mặt tại Hà Giang vào sáng 2/7/2018.
Zing có bài: Bắt học sinh quỳ, ăn ớt và những hình phạt ‘không thể tin được’. Bài viết tổng hợp một số hình phạt học sinh khiến dư luận bất bình. Hình thức phạt quỳ của cô giáo ở trường THCS Tô Hiệu, Thường Tín, Hà Nội vẫn còn nhẹ nếu so với các vụ học sinh bị giáo viên đánh đến thâm tím người; hay vụ cô giáo ở trường THCS Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình bắt các bạn cùng lớp tát học sinh 231 cái, vụ giáo viên chủ nhiệm lớp 3A5, trường Tiểu học An Đồng, TP Hải Phòng bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng…
Báo Tổ Quốc đưa tin: Bộ GDĐT thua kiện và khôi phục học hàm cho PGS. Hoàng Xuân Quế. Bộ GD&ĐT có văn bản do Thứ trưởng Lê Hải An ký gửi đến các cơ quan hữu trách để khôi phục lại học hàm, học vị cho ông Hoàng Xuân Quế. Đây là lần đầu tiên Bộ GD&ĐT phải thực hiện các bước để khôi phục lại học hàm, học vị cho một giảng viên mà trước đó chính Bộ này ra quyết định thu hồi bằng tiến sĩ.
Vào tháng 6/2013, Bộ GD&ĐT nhận được đơn tố cáo từ một số cơ quan báo chí và Nhà nước về việc ông Hoàng Xuân Quế, tác giả luận án tiến sĩ bảo vệ năm 2003 với đề tài “Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam” đã “đạo văn” tới 30% dung lượng luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế, Học viện Ngân hàng.
Mời đọc thêm: Khôi phục lại học hàm, học vị cho ông Hoàng Xuân Quế sau lùm xùm “đạo văn” (CAND). – Đáp án đề thi Sử vào lớp 10 của Sở Giáo dục Hà Nội sai do… lỗi kỹ thuật (Infonet). – Điều chuyển công tác 2 thanh tra thi vắng mặt không phép tại Hà Giang (VNN). – 2 cán bộ thanh tra trường ĐH Tân Trào rời vị trí trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 ở Hà Giang bị kỷ luật(TQ).
– Phạt quỳ: “Cảm thông, nhưng đã đến lúc nói không!” (VNN). – “Kỷ luật thép” như Trường Lương Thế Vinh cũng không bao giờ phạt học sinh quỳ! (Infonet). – Nam sinh bị phạt quỳ: Những ý kiến trái ngược giữa hiệu trưởng, giáo viên và phụ huynh — Những hình phạt của thầy cô khiến học sinh và phụ huynh ám ảnh(VTC). – Giáo viên bắt học sinh quỳ và rủi ro nghề giáo (ĐV).
***
Thêm một số tin: Hàng chục người Việt bị bắt trong đường dây kết hôn giả ở Houston (BBC). – Bộ Ngoại giao: Việt Nam không có ‘tù nhân lương tâm’ (VOA). – Hợp tác quốc phòng là một trụ cột của quan hệ Việt Nam-Campuchia (TTXVN). – Mua lại cổ phần tại dự án Xơ sợi Đình Vũ: PVN gánh lỗ thay đối tác? (TP). – ‘Mất sự nghiệp chỉ bởi một quy định hành chính thì ai dám đầu tư’ (MTG). – Kinh doanh đa cấp biến tướng phức tạp, cơ quan quản lý thiếu nhân lực (VnEconomy). – Bí thư chi bộ thôn đánh phụ nữ tại ruộng chỉ vì… chiếc búa (NLĐ). – Sức khoẻ nạn nhân bị thượng sĩ công an lái xe biển xanh tông giờ ra sao? (ĐSVN).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.