Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2019

Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và dấu ấn khai dân trí

Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và dấu ấn khai dân trí

Mai Hoa
3-5-2019
Ông Nguyễn Hữu Vinh đưa tin tức ngay sau cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ngày 24/07/2011, gần Hồ Gươm, Hà Nội. Ảnh: Nguyễn Lân Thắng.
Vào ngày Chủ Nhật 5/5 này Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh sẽ mãn bản án 5 năm tù giam mà nhà cầm quyền đã kết tội ông vì những bài viết trên trang mạng Anh Ba Sàm do ông thành lập. Nhìn lại vụ án Anh Ba Sàm – đánh giá của các luật sư về các phiên tòa và bản án, đánh giá những ảnh hưởng của trang mạng này tới người đọc từ các nhà báo độc lập.
Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và công sự của ông cô Nguyễn Thị Minh Thúy bị bắt vào tháng 5/2014 ngay tại nhà riêng của mỗi người.
Tháng 3 năm 2016 ông Vinh và cô Thúy bị đưa ra xét xử sơ thẩm với bản án 5 năm cho ông Nguyễn Hữu Vinh và 3 năm cho cô Nguyễn Thị Minh Thúy theo điều luật 258 về tội “”Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo Điều 258 Bộ Luật Hình Sự.”
Luật sư Hà Huy Sơn – một trong bảy luật sư biện hộ cho ông Vinh và bà Thúy tại phiên sơ thẩm ngày 23/03/2016 nói “các cơ quan tòa án cơ quan tư pháp Việt Nam là đều theo cái sự phân công thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng chứ không có sự đôc lập”.
Tại phiên phúc thẩm diễn ra sau đó vào tháng 9/2016, các luật sư đã không được tạo điều kiện để được đọc mọi tài liệu của vụ án như mong muốn yêu cầu của các luật sư.
Luật sư Trần Vũ Hải một trong những luật sư biện hộ cho ông Nguyễn Hữu Vinh và cô Nguyễn Thị Minh Thúy nói điểm mấu chốt của bản án để từ đó nhà cầm quyền kết tội ông Nguyễn hữu Vinh và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy là những tài liệu họ in ra từ máy của ông Vinh trong lúc máy vẫn kết nối intenet và từ chế độ online trên máy ông Vinh họ đã in ra rât nhiều tài liệu trong suốt thời gian 8 tiếng khám nhà thay vì niêm phong theo như luật định.
Một việc làm mà theo tường thuật của Luật sư Trần Vũ Hải nói hoàn toàn trái với thông tư số 0/2012 liên tịch giữa công an và VKS mà các luật sư trưng ra trước tòa.
Các luật sư chất vấn bên VKS cũng như phía tòa án về tính hợp pháp của những trang bài viết mà được phía tố tụng trưng ra làm bằng chứng buộc tội ông Nguyễn Hữu Vinh lại được in bởi các viên an ninh ngay tại nhà ông Vinh trong suốt thời gian 8 tiếng khám xét nhà mà theo ông Nguyễn Hữu Vinh bản thân cũng là một sỹ quan an ninh điều tra cũng nói ngay tại tòa rằng “các ông đã làm sai hoàn toàn với tố tụng” như tường thuật của Luật sư Trần Vũ Hải với SBS ngay sau phiên phúc thẩm.
Nhà cầm quyền cố tình bắt và xử nặng nặng Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh dù trước tòa họ đã không đưa ra được những lý do chính đáng phản bác các chứng cứ và lập luận của các luật sư.
Những năm sau này đặc biệt là trong hai năm 2017-2018 thì việc bắt giam và đưa ra những bán án nặng nề hết sức vô lý trở nên thường xuyên hơn.
Tuy nhiên theo nhà báo Nhà báo Song Chi cho biết thời điểm năm 2016 lúc nhà cầm quyềnViệt Nam đang rất muốn cải thiện hình ảnh của mình về vấn đề nhân quyền và tự do báo chí để chuẩn bị cho quá trình gia nhâp Tổ chức Tự Do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP thì bản án Anh Ba Sàm được xem là khá nặng và làm nhiều người bât ngờ.
Nhà báo Song Chi, cựu phóng viên báo Thanh Niên, người hiện đang tị nạn chính trị tại Na Uy thì tin rằng lý do thứ nhất là nhằm để ngăn chặn sự ảnh hưởng quá lớn của trang blog này với phong trào “phá vòng nô lệ” và minh bạch thông tin tại Việt Mam, lý do thứ đó là nhà cầm quyền Việt Nam muốn gởi một thông điệp răn đe đến mọi người đang vận động cho một xã hội Việt Nam Dân chủ.
Vụ án của anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh tạo nên một mối quan tâm không nhỏ đối với nhiều tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Ngay sau phiên sơ thẩm vào ngày 23/3/2016, tràn ngập các trang mạng xã hội Việt Nam là những bày tỏ về bản án này là ‘án oan’, ‘bản án bất công” ‘phi lý’, ‘Anh ba Sàm không có tội’, ‘Tự do cho Anh ba Sàm và chị Thúy…
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam trong một tuyên bố ra ngày 23/3 ngay sau phiên tòa kết thúc khẳng định, “Việc kết tội này rõ ràng là không phù hợp với các quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí được quy định trong Hiến pháp của Việt Nam, cũng như các nghĩa vụ của Việt Nam theo Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị và các cam kết quốc tế khác của Việt Nam”.
Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH nói ‘Bản án này hết sức đáng quan ngại vì chứng tỏ một làn sóng đàn áp mới giữa lúc các tân lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam lên nắm quyền.’
Vì sao mà vụ án của Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh lại thu hút nhiều sự quan tâm chú ý đến công luận trong và ngoài nước đến như vậy?
Nhà báo và cựu TNLT Nguyễn Văn Hải tức Blogger Điếu Cày cho biết vì đây là một vụ án về tự do ngôn luận tự do báo chí một đề tài mà các tổ chức và nước rât quan tâm.
Nhà báo Mạnh Kim nói vào thời điểm năm 2009 tại Việt nam vấn đề Trung Quốc và chuyện Hoàng Sa Trường Sa còn là một đề tài cấm kỵ không ai dám nói thì trang Anh Ba Sàm là nơi cho đăng những bài viết của anh về đề tài này chỉ vài tiếng sau khi gởi và không hề cắt xén.
Và theo nhà báo Mạnh Kim thì trang web Anh Ba Sàm có khả năng tập hợp nhiều giọng văn nhiều cây viết từ các bên và đóng góp một phần quan trọng trong việc khai dân trí.
Nhà báo Song Chi cho biết trang Anh Ba Sàm là nơi chị vào cập nhật thông tin vì sự phong phú chuyên nghiệp và cả sự thú vị mà trang thông tim này đem đến cho người đọc.
Không chỉ với giới cầm bút mà tác động của Trang Anh Ba Sàm với thân phận là một đảng viên một người mà như nhà báo Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải nói Thái Tử Đảng, có một tác động không nhỏ tới những người trong hệ thống đảng viên.
Điều đó cho thấy lý do mà nhà cầm quyền VN lại cố tình bắt giam và xử nặng Anh Ba Sàm không ngoài mục đích là nhằm giập tắt tiếng nói của “người trong cuộc” về mặt trái và thực trạng của chế độ, nhằm chặn đứng ảnh hưởng quá lớn của trang blog Anh Ba Sàm với công chúng và các thành viên trong nội bộ đảng cũng như bộ máy chính quyền như nhận định của của các nhà quan sát.
Để hiêu hơn về hoàn cảnh của Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và những việc ông làm, thì cũng nên điểm qua một chút về nhân thân của ông.
Bố Nguyễn Hữu Vinh là cụ Nguyễn Hữu Khiếu (SN 1915, mất năm 2005) từng giữ các chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương, Bộ trưởng Bộ Lao động, Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Liên Xô, Bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên, Bí thư Ban Cán sự Đảng ngoài nước.
Sau khi ra khỏi ngành, ông lập công ty thám tử VPI – công ty thám tử tư đầu tiên tại Việt Nam.
Như chia sẻ của nhà báo Song Chi, trang Anh Ba Sàm đã tạo thành một cộng đồng gắn kết. Họ bình luận rất sôi nổi dưới mỗi bài viết, và điều đó trở thành một điểm nhấn đặc biệt của Ba Sàm.
Và với nhân thân vị thế của ông như vậy hơn ai hết ông hiểu rõ điều mình làm và ông nhắm đến ai như trang Luật Khoa Tạp Chí dẫn lời của ông rằng “nếu không làm, tôi sẽ cảm thấy có tội”.
Cả ba nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Song Chi và Mạnh Kim đều cùng bày tỏ lòng kính trọng về những gì mà ông Nguyễn Hữu Vinh làm trogn công cuộc khai trí.
Nhà báo Nguyễn Văn Hải nói ông Vinh đã đi làm vượt qua những lợi ích cá nhân tạm thường để phụng sự mục đích khai trí mà ông đề ra cho chính ông.
Nhà báo Mạnh Kim nói cho đến thời điểm hiện nay thì Việt Nam có hai người mà ảnh hưởng của họ có tác động mạnh nhận thức cũng như tình cảm của người dân Việt Nam về vấn đề trách nhiệm công dân và lòng yêu nước đó là Trần Huỳnh Duy Thức và Nguyễn Hữu Vinh: Một người là một doanh nhân thành đạt một người là một hạt giống đỏ được đào tạo bài bản và được ưu ái cưng chìu nhưng cả hai cùng bỏ tât cả để dấn thân vào công cuộc thượng tôn pháp luật và khai dân trí.
Cả hai người đều có những ảnh hưởng rất quan trọng đến nhận thức của người dân.
Vào ngày 5/5 này ông Nguyễn Hữu Vinh sẽ mãn án bản án 5 năm tù.
Nhà cầm quyền cũng đánh tiếng là nếu có nhiều người đi đón ông Vinh thì họ sẽ bí mật bỏ ông Vinh đâu đó ở rừng.
Bà Lê thị Minh Hà vợ ông Nguyễn Hữu Vinh người luôn sát cánh đồng hành với phiên tòa của chồng cho biết, nếu họ làm vậy chỉ làm xấu thêm hình ảnh của mình mà thôi và việc bà quan tâm nhất khi ông Vinh về bà sẽ đưa ông đi khám sức khỏe tổng quát để biết chắc ông không bị bệnh hay đầu độc, còn mọi sự còn lại để ông tự quyết định sẽ làm gì.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.