Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

“Sức Mạnh của Hoa”

“Sức Mạnh của Hoa”

Hoàng Dũng
https://scontent-frt3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/35628514_1804090679648716_3325591579564965888_n.jpg?_nc_cat=0&oh=13cbf6ae50be2a40059f8c114efca910&oe=5BAAB27C
Bức ảnh trên là do Marc Riboud chụp ngày 21 tháng Mười năm 1967. Cô gái trong ảnh Jan Rose Kasmir, đang đứng trước hàng Vệ binh quốc gia, súng lắp lưỡi lê, ngăn đoàn biểu tình chống chiến tranh Việt Nam, đông đến hơn 100.000 người, kéo nhau đến trước Lầu Năm Góc. Lúc ấy Jan Rose Kasmir mới 17 tuổi, là học sinh trung học. Sau này Riboud nói về bức ảnh: “Cô chỉ nói thôi, cố nhìn vào mắt người lính, có lẽ cố nói chuyện với họ. Tôi có cảm tưởng những người lính ấy sợ cô hơn là cô sợ hàng lưỡi lê”. Bức ảnh được đăng trên Look ngày 30 tháng 12 năm 1969 với tên: “Cuộc đối đầu sau cùng: Hoa và Lưỡi lê”.
49 năm sau, Jonathan Bachman, phóng viên của hãng Reuter chụp bức ảnh này:
https://scontent-frt3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/35644379_1804138302977287_8818162209147322368_n.jpg?_nc_cat=0&oh=1f6837900133b58f0791730bc50d4ef0&oe=5B9EF6B4
Nổ ra vào ngày 9 tháng Bảy năm 2016, cuộc biểu tình chống nạn phân biệt chủng tộc và sự bạo hành của cảnh sát diễn ra ở Baton Rouge, thủ đô bang Louisiana, sau khi Alton Sterling, một người da màu, bị cảnh sát bắn chết. Người phụ nữ trong ảnh là Ieshia Evans. Jonathan Bachman kể: “Tôi trông thấy người phụ nữ ấy đang đứng giữa làn thứ nhất của con đường. Sự việc diễn ra rất nhanh, nhưng tôi có thể nói là cô không định di chuyển, mà dường như cô cố tình đứng đó. Tôi thấy như thể: Các anh cứ tới mà bắt tôi đi.” Ông nói thêm: “Không có bạo lực gì cả. Cô không nói gì. Cô cũng không kháng cự, mà cảnh sát cũng chẳng lôi cô đi.” Ieshia Evans biến chính mình là một bông hoa để ngăn bạo lực.
Gần đây nhất, khi Tổng thống D. Trump và Kim Jong-un gặp nhau ở Singapore, nòng của tất cả 60 khẩu súng ở pháo đài cổ Fort Siloso trên đảo Sentosa đều được cắm hoa, như một biểu tượng hòa bình. Phóng viên Thuận Thắng báo Tuổi trẻ chụp những tấm hình súng và hoa, viết: “Súng ở Fort Siloso không bắn ra đạn. Nó bắn ra hoa lily, một biểu tượng của sự tinh khiết, trong trắng. Có lẽ đó cũng là khát vọng đơn thuần của con người: hòa bình”.
https://scontent-frt3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/p720x720/35645309_1804205452970572_7058388802305261568_o.jpg?_nc_cat=0&oh=28aa1910e400debb21beb4d2ea87ec90&oe=5BB7A026
Những bức ảnh trên gây cho tôi một ấn tượng rất mạnh. Trước súng đạn, hoa là cái gì nhỏ bé và tưởng chừng như vô nghĩa nhất. Và cũng chính vì thế, mà lay động. Hôm nay tôi có cái xúc động quen thuộc khi xem được bức ảnh này trên mạng.
https://scontent-frt3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/35653801_1804181322972985_1873132664823742464_o.jpg?_nc_cat=0&oh=e9ab51c1b06ace9ba40b075d63233ec6&oe=5BA71F92
Và đây nữa:
Không có văn bản thay thế tự động nào.
Ai chụp, tôi không biết. Chỉ biết rằng ảnh chụp tại Sài Gòn ngày 19/6, sau những đàn áp thô bạo đối với người đi biểu tình, và cả những người bị nghi là đi biểu tình, mà nói như ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, “Toàn là bất hảo cả”. Người cài hoa và cả người chụp chắc cũng phải lén lút, dù đó là hành động hoàn toàn không chút gì “nhạy cảm”. Người đưa bức ảnh này lên để lại một lời đề tặng: “Dành cho những người đã đổ mồ hôi, nước mắt, và cả máu trên đường phố Sài Gòn, trong 'nhà giam' Tao Đàn những ngày Chủ nhật vừa qua”. Và một lời nhắn: “Các bạn hãy ‘trang trí’ hàng rào nơi mình đi qua thật đẹp để thể hiện sự ủng hộ với những người biểu tình, nhớ chụp ảnh gửi tụi mình nhé”.
Tờ The Washington Star, khi đăng ảnh Bernie Boston chụp một người biểu tình cắm hoa vào nòng súng của những người nhận lệnh đàn áp các cuộc biểu tình phản chiến năm 1967 tại Mỹ, đã gọi đó là “Sức Mạnh của Hoa”. Còn người đăng bức ảnh hoa hồng trên kẽm gai viết: “Dây kẽm gai có ngăn được hoa hồng?”.
Làm sao ngăn được! Tôi tin thế. Cũng như tôi tin nhân dân tôi.
H. D.
Tác giả gửi BVN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.