Sao vẫn để người bệnh tâm thần ngồi trên công đường?
1-6-2018
Nếu như câu chuyện về phí – giá chưa diễn ra trên truyền thông, bạn hãy hình dung nhé. Bỗng một hôm ông Bộ trưởng Nhạ về nhà hỏi cháu nội của ông: “Cháu nộp giá dịch vụ đào tạo năm nay là bao nhiêu?”. Cháu ông sẽ ngạc nhiên hỏi lại : “Nộp giá là nộp cái gì ông?”. Ông sẽ trả lời giống như ông trả lời trước Quốc hội.
Khi ấy có mặt vợ ông, con trai ông, con gái ông, con dâu ông và những người khác trong gia đình ông. Tôi chắc mọi người sẽ không quan tâm đến lời ông giải thích nữa, mà họ sẽ rất lo lắng. Họ nghĩ ông đang bị bệnh tâm thần khiến cho đầu óc lú lẩn, rối loạn ngôn ngữ. Tất cả mọi người Việt Nam biết nói và không điếc, trong đó có những người trong gia đình ông, không một ai hiểu “nộp giá” là nộp cái gì. Và gia đình ông sẽ tìm cách đưa ông đi chữa bệnh.
Câu chuyện sẽ diễn ra tương tự đối với ông Bộ trưởng Thể và ông Phó Chủ nhiệm Kiên. Cả gia đình 2 ông này cũng sẽ tìm cách đưa 2 ông đi chữa bệnh.
Vấn đề là, cả 3 con người tâm thần rối loạn lời ăn tiếng nói này lại đang ngồi trên công đường nói bá láp bá xàm cho cả nước nghe. Còn truyền thông thì mặc nhiên coi 3 ông này đang tỉnh. Cãi với người điên thì không đời nào dẫn đến chân lý.
Chuyện khẩn cấp hiện nay là, cơ quan cấp trên của 3 ông kia phải biết lo lắng như là gia đình của 3 ông, nên cần nhanh chóng đưa 3 ông đi chữa bệnh. Và gỡ ngay cái bảng “Trạm Thu giá” không ai hiểu kia xuống, thay vào đó là tấm bảng ai cũng hiểu được. Những chuyện khác, như sự lừa dối biến hóa thành ngôn ngữ, tính sau.
Để những người điên ngồi nói bá xàm trên công đường là báng bổ nhân dân, là lăng nhục đất nước.
____
Mời đọc thêm: Dự thảo sửa luật giáo dục đại học: Thay “học phí” bằng “giá dịch vụ đào tạo” — Quan sát nghị trường: “Học giá” (LĐ). – Bản chất phí – giá và câu chuyện Tiếng Việt (DT). – Ngượng mồm với “thu giá” (NLĐ). – Vì sao hai bộ cố “đu” theo “giá”? (NLĐ). – Trường đại học sẽ thành thương trường với “giá dịch vụ đào tạo”? (Infonet). – Các trường không cần ‘giá dịch vụ’, chỉ cần định nghĩa lại học phí (TT).
– Trường đại học có phải là nơi “thuận mua, vừa bán”? (VNN). – Nếu đổi học phí thành giá dịch vụ đào tạo, việc giảm học phí có phải là ‘khuyến mại’? (VN Mới). – Các bộ trưởng ơi, theo Luật Giá không có nghĩa là ‘thu giá’! (PLTP). – Thu phí bỗng dưng thành thu giá: Lợi cho ai? (ĐV). – Trần Đăng Tuấn: Giá và phí — Hoàng Tư Giang: Thương mại hóa giáo dục — Nguyễn Tiến Tường: Phản giáo dục như Bộ trưởng Nhạ— Bạch Hoàn: Phùng Xuân Nhạ, nói một lần này nữa… (TD).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.