Báo Tuổi Trẻ bây giờ thuộc phe nhóm của ai?
Gần đây, "nhân tố miền trung” Nguyễn Xuân Phúc sau khi bị dư luận gọi là “Phản Phúc” đã mất rất nhiều sự ủng hộ của các đồng chí trong TW cũng như các cơ quan, đoàn thể địa phương. Theo gương Trương Tấn Sang, Nguyễn Xuân Phúc đã tìm đến sự ủng hộ của “quyền lực thứ 4” và Phúc cũng chọn báo Tuổi Trẻ làm chỗ dựa.
Phải kể đến giai đoạn ông Trương Tấn Sang làm mưa làm gió ở TP HCM trong những năm 1996 đến khi vụ trùm xã hội đen Năm Cam (Trương Văn Cam) bị đổ bể, bị phơi bày ra ánh sáng. Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã xác định Bí thư Thành ủy Trương Tấn Sang khi ấy có hành vi nhận hối lộ, bao che cho Năm Cam và đồng bọn, báo cáo đã được gửi về Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, thế nên mới có chuyện năm 2000 ông bị rút về làm Trưởng ban kinh tế TW sau đó (khi chuyên án Năm Cam kết thúc). Với quyết định kỷ luật về vụ Năm Cam, đúng ra thì sự nghiệp chính trị của Trương Tấn Sang đã kết thúc, nhưng nhờ núi tiền của Tân Tạo, và nhờ Tâm (Yến) Tân Tạo có quan hệ ân tình với Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nên Trương Tấn Sang tiếp tục vững vàng ở ngôi vị Thường trực Ban Bí thư, tiếp đó là đỉnh cao danh vọng với ngai vị Chủ tịch nước.
Thời Trương Tấn Sang ngoài sáng, Năm Cam trong tối hoành hành bá đạo trên đất Sài thành, báo Tuổi Trẻ khi ấy đang nổi như cồn sau khi liên thủ cùng Năm Cam tiêu diệt Ba Tung trong vụ Đường Sơn Quán giữa thập niên 80, trong đó phải kể đến vai trò của các phóng viên Huy Đức, Hoàng Linh. Với “uy tín” này, báo Tuổi Trẻ đã trở thành sự lựa chọn truyền thông không thể thiếu của 2 thế lực “quyền-tiền” Trương Tấn Sang - Năm Cam. Cũng chính Huy Đức và Hoàng Linh đã được cử trực tiếp tham gia nhiều phi vụ “đen” cho liên minh ma quỷ này. Một mặt theo đóm ăn tàn, một mặt Huy Đức, Hoàng Linh âm thầm thu thập tài liệu, chứng cứ làm “bùa hộ mạng”.
Khi vụ Năm Cam bị đổ bể, Trương Tấn Sang bị rút về trung ương nhận kỷ luật, trước đó, Huy Đức đã khôn ngoan “phản kèo” nên thoát nạn, chỉ phải rời khỏi tòa soạn, phóng viên báo Tuổi Trẻ còn lại là Hoàng Linh thì bị kết án 12 năm tù vì hành động mà giới nhà báo “đen” xem là bình thường, cũng là “lẽ sống”, đó là việc Hoàng Linh đã dùng những tài liệu mình có được để đe dọa ngược, tống tiền Năm Cam, Liên Khui Thìn hơn 200 triệu đồng.
Những tưởng báo Tuổi Trẻ được trong sạch hóa sau vụ việc, nhưng không, sau khi nhận vị trí thứ 2 trong Đảng, ông Trương Tấn Sang âm thầm quay lại khống chế các “nhân sỹ chí thức”, đặc biệt là thao túng “quyền lực thứ 4”. Ngoài báo Thanh Niên đã có Nguyễn Công Khế “cầm trịch”, năm 2009 ông đã ép Thành ủy, Thành đoàn đưa Phạm Đức Hải, người mà ông “nắm” khi đưa lên Phó bí thư Thành đoàn Thành phố, lúc này đang được ông “định vị” chức danh Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy về “tiếp quản” báo Tuổi Trẻ (sau đợt thanh trừng Lê Hoàng, chức danh Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ vẫn còn để trống). Vậy là, cùng với báo Thanh Niên, báo Tuổi Trẻ của Phạm Đức Hải đã tiếp tục bám víu, phò trợ cho các trò bẩn “đánh dưới thắt lưng” của Thường trực Ban Bí Thư và sau này là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhắm vào các cơ quan hành pháp, mà cụ thể là Chính phủ và các cơ quan chuyên chính của Đảng.
Phạm Đức Hải phối hợp cùng Nguyễn Công Khế (Báo Thanh Niên) nhận lệnh rỉ tai và “a lô” thường xuyên của Trương Tấn Sang, dùng truyền thông phục vụ các mưu đồ chính trị nham hiểm
Hàng loạt chiêu trò được Tuổi Trẻ dưới sự “bảo trợ” của Trương Tấn Sang từ các sự kiện “Bauxite”, “Vinashin”, “Văn Giang”, “Hội nghị Trung ương 6”, “Tín nhiệm Quốc hội”… khiến uy tín của Đảng, Chính phủ bị sụt giảm thê thảm, tưởng chừng phải giải tán Chính phủ sau HNTW6. Dù nhận rất nhiều chỉ đạo, nhắc nhở của Ban Tuyên giáo TW nhưng với những lý do rất “hợp lý” mà Tuổi Trẻ thường xuyên đưa ra là “Ban Tuyên giáo TW đã nhắc nhở quá muộn”, “Sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm”,... kèm theo động thái “âm thầm” rút bài (sau khi bắn tin cho “báo mạng” trong liên minh ma quỷ để tiếp tục nhân danh dư luận). Mặc dù bị nhắc nhở liên tục nhưng không xử lý được do có sự can thiệp quyết liệt của “ông chủ” Trương Tấn Sang nên báo Tuổi Trẻ vẫn tự do tự tại với những ngòi bút hung hăng và góc nhìn méo mó của mình nhắm thẳng vào các cơ quan hành pháp. Thậm chí, khi Ban Tuyên giáo TW chất vấn “Tại sao Thành ủy không chỉ đạo được báo Tuổi Trẻ dù có một thành ủy viên, nguyên phó ban tuyên giáo thành ủy ngồi chễm chệ ở đấy?”, một lãnh đạo Thành ủy đã phải cay đắng trả lời “Thành ủy bất lực, tờ báo này giờ nhận lệnh từ cấp cao hơn…”.
Báo Tuổi Trẻ 5 năm trở lại đây đã biến chất, bốc mùi nặng, không còn mang bất kỳ hơi hướm nào của “báo chí cách mạng Việt Nam”, ngoài những bài “đánh đấm” phục vụ mưu đồ chính trị cho các phe phái, cá nhân, loạt bài có lượng người đọc cao nhất cũng chỉ là cướp của, giết người, hiếp dâm, tai nạn, đĩ điếm … như bao tờ lá cải khác, thậm chí hơn nhiều tờ lá cải vì phóng viên “có nghề”.
Trên danh nghĩa báo Tuổi Trẻ là của Thành đoàn TPHCM nhưng Thành đoàn không có bất kỳ quyền hành gì cả ngoài chuyện ký tá bổ nhiệm nhân sự “theo chỉ đạo”. Thực chất báo Tuổi Trẻ không phải của Thành đoàn, không phải của Thành ủy, cũng không phải của Ban Tuyên giáo Trung ương mà càng không phải là báo chí Cách mạng Việt nam, không phải báo của Đảng Cộng Sản Việt Nam mà hiện nay nó là của Chủ tịch nước hay nói cho đúng là của cá nhân Trương Tấn Sang (Trương Tấn Sang đã thật sự lũng đoạn được tờ báo này trong 5 năm Phạm Đức Hải cầm quyền).
Gần đây, "nhân tố miền trung” Nguyễn Xuân Phúc sau khi bị dư luận gọi là “Phản Phúc” đã mất rất nhiều sự ủng hộ của các đồng chí trong TW cũng như các cơ quan, đoàn thể địa phương. Theo gương Trương Tấn Sang, Nguyễn Xuân Phúc đã tìm đến sự ủng hộ của “quyền lực thứ 4” và Phúc cũng chọn báo Tuổi Trẻ làm chỗ dựa, tuy nhiên, Đức Hải đang là con cờ trong tay Trương Tấn Sang nên Phúc đã chọn Tăng Hữu Phong (đồng hương miền trung, bên ngoại), với vai trò cầm đầu Tuổi Trẻ Online, vai trò của Tăng Hữu Phong nhiều lúc còn lấn lướt cả Phạm Đức Hải vì như lời của Phúc nói với Phong: “Giờ là thời của mi, thời của internet, báo giấy sẽ chết, chỉ còn Tuổi Trẻ Online của mi thôi, chịu khó nhịn nhục, Đức Hải xuống mi sẽ lên, còn nếu không tau sẽ đưa mi ra TW, giờ mi cứ làm cho tốt, có công sẽ có thưởng!”, từ đó Phong đã trở thành "người" của Nguyễn Xuân Phúc (chiến công đầu tiên của Tăng Hữu Phong là vụ đưa clip Dương Chí Dũng lên TTO, Phúc rất hài lòng và đã đích thân gọi điện “chúc mừng”). Trước đó, Phong đã trực tiếp chỉ đạo Dương Đức Đà Trang, Văn phòng Hà Nội tiếp cận, chăm sóc “dư luận”, pi-a cho ngài Phó Thủ tướng “thứ nhất”. Chính Tăng Hữu Phong là người giới thiệu Võ Văn Thành (Phóng viên báo Tuổi Trẻ - Văn phòng Hà Nội, sinh năm 1979, gốc Nghệ An) với Nguyễn Xuân Phúc và “bảo lãnh sự trung thành” của Thành nên Nguyễn Xuân Phúc đã chọn Thành là người duy nhất trong báo Tuổi Trẻ làm “trợ lý truyền thông” tháp tùng trong các chuyến vận động, đánh bóng tên tuổi cá nhân từ Bắc vào Nam. Để Thành yên tâm “công tác”, Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo cấp cho Thành căn hộ tại khu tập thể Bộ Thủy sản, ngõ 409, Kim Mã, Hà Nội.
Từ ngày trở thành “trợ lý truyền thông” cho Nguyễn Xuân Phúc, Võ Văn Thành đã thực sự thay da đổi thịt, tiếp cận với nhiều nguồn tin “độc quyền” cung cấp cho TTO phục vụ âm mưu của ngài Thủ tướng "thứ nhất"
Một tác phẩm “media” của Võ Văn Thành
Như vậy, ngoài Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, báo Tuổi Trẻ chính thức đã tìm thêm được Ủy viên BCT, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để “backup” cho mình.
Báo Tuổi Trẻ lại tiếp tục các phi vụ “đâm thuê chém mướn”, phục vụ thêm một “ông chủ” mới…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.