Thỏa thuận của cường quốc và bài học cho Việt Nam (Phần 3)
Chênh lệch lực lượng quân sự Nga – Ukraine lớn đến mức ai cũng biết được kết cục cuộc chiến. Chỉ là bao nhiêu thời gian từ khi bắt đầu. Để Ukraine đơn thương độc mã, kết thúc cuộc chiến nhanh như kế hoạch, ông Putin không ngần ngại đe doạ dùng bom nguyên tử trả đũa tức thì với “hậu quả kinh hoàng chưa từng thấy” cho bất cứ ai giúp Ukraine, cản trở ông Putin. Lời đe doạ này hướng vào các nước gần Ukraine.
Đồng ý đàm phán chỉ là quân bài để giảm dư luận. Đừng cả tin vào những nhà chính trị nham hiểm. Ông Putin sẽ chiếm Kiev bằng vũ lực, lật đổ chính phủ đương thời, lập lên chính phủ thân ông Putin. Ukraine sẽ bị chia cắt.
Ủng hộ ai là quan điểm từng người. Tôn trọng các quan điểm khác biệt. Quan điểm phụ thuộc vào vị trí, lượng thông tin, nhận thức…, và quan trọng hơn nữa là mục đích và quyền lợi. Nhưng đừng đồng nhất cá nhân với nhân dân, chính quyền với đất nước, đừng lầm thời đại này với thời đại kia.
Có người nhìn nhận cuộc chiến Nga – Ukraine từ vị trí ông Putin. Có người nhìn nhận cuộc chiến Nga – Ukraine từ vị trí người dân Ukraine. Có người nhìn nhận cuộc chiến Nga – Ukraine theo ký ức của thập niên 1970. Vì thế quan điểm mới hoàn toàn trái ngược.
Vậy nhìn cuộc chiến Nga – Ukraine từ vị trí người dân Việt Nam thì thế nào?
Hãy tự thử trả lời một số câu hỏi tương tự như dưới đây:
Nhân dân Nga được gì từ cuộc chiến này?
Nhân dân Ukraine được gì từ cuộc chiến này?
Nước Nga có mạnh lên sau cuộc chiến?
NATO có yếu đi sau cuộc chiến?
Ai được lợi từ cuộc chiến?…
Các câu hỏi tương tự như thế lần lượt được đặt ra, và tổng hợp lại sẽ có được các kết luận. Việt Nam không được lợi gì từ cuộc chiến này. Việt Nam đợi chờ những hệ quả xấu từ cuộc chiến này.
Từ ngàn xưa, dù dưới nguyên nhân nào, các cuộc chiến tranh luôn bắt đầu từ kẻ mạnh. Để mở rộng lãnh thổ, quyền lực, quyền lợi, các nước mạnh tạo dựng nên muôn vàn cớ để tấn công nước yếu.
Tháng 2/1979 Trung Quốc vu cáo Việt Nam bài xích người Hoa, đánh sang Trung Quốc, nên phải tiến hành chiến tranh phản kích tự vệ với 60 vạn quân. Tháng 2/2022 ông Putin đưa 20 vạn quân tấn công Ukraine theo “yêu cầu của các nước cộng hoà ly khai Donetsk và Lugansk” để bảo vệ người Nga, tiêu diệt “phát xít Ukraine mới”, đảm bảo an ninh cho LB Nga. Ở phía Tây, ông Putin đang dùng sức mạnh bất chấp luật pháp quốc tế, vẽ lại bản đồ châu Âu.
Thì ở phía Đông có một ông Tập còn nham hiểm hơn ông Putin, còn mạnh hơn ông Putin, nhìn ông Putin mở rộng lãnh thổ và quyền lực thì dại gì ông Tập không noi theo mà mở rộng lãnh thổ và quyền lực. Ông Tập sẽ theo cách đó mà hành xử với các quốc gia Đông Nam Á. Cựu tổng thống Hoa Kỳ Donald Trum dự báo Trung Cộng hành xử với Đài Loan theo cách ông Putin hành xử với Ukraine. Nhưng ông Tập sẽ chưa hành xử với Đài Loan. Ông tập sẽ hành xử với các đảo và đường lưỡi bò trên biển Đông trước.
Lý lẽ “lãnh thổ trước đây” nay lấy lại là luận điểm vô cùng độc hại. Thế giới sẽ hỗn loạn chiến tranh nếu nước mạnh nào cũng sử dụng lý luận phi khoa học này. Lý luận này chi có bạo chúa độc tài sử dụng. Ở điểm này ông Putin còn thua xa ông Tập. Ông Tập còn vận dụng cả con đường đi qua trên biển để vẽ nên đường lưỡi bò làm “chủ quyền lịch sử”. Chi có các bạo chúa độc tài mới dựa trên sức mạnh, ngang ngược sử dụng các lý luận này.
Hệ quả xấu tiếp theo là không phải ông Tập ngả vào ông Putin mà ông Putin phải ngả vào ông Tập. Hoa Kỳ, EU, Anh, G7… sẽ cấm vận nghiệt ngã LB Nga. Ông Putin phải bám vào ông Tập Cận Bình để chống đỡ. Liên minh Tập Cận Bình – Putin là liên minh bất lợi cho Việt Nam.
Các nước nhỏ phải dựa vào luật pháp quốc tế để bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Trong mọi tranh chấp, quan điểm xuyên suốt của Nhà nước Việt Nam là: Tôn trọng luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực; đàm phán hoà bình trên cơ sở luật pháp quốc tế. Quan điểm của Nhà nước Việt Nam về tranh chấp quốc tế bao gồm cho cả trường hợp chiến tranh Nga – Ukraine.
Nhân dân Ukraine, Nhân dân Nga là những người thua toàn diện trong cuộc chiến Nga – Ukraine.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.