Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022

Phê phán sách giáo khoa, đừng dựng hiện trường giả | Tiếng Dân

 

Phê phán sách giáo khoa, đừng dựng hiện trường giả | Tiếng Dân

Ý kiến của ông hiệu trưởng đúng hay sai, là chuyện bình thường. Điều bất thường là các tờ báo dẫn trên cứ “vô tư” đăng tải ý kiến của ông như là chuyện đúng rồi. Họ không thèm làm một thao tác đơn giản mà bất cứ nhà báo có lương tâm và thạo nghề nào cũng phải làm: kiểm tra xem sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối quả thực có không dạy chữ P hay không.

Nếu đọc kỹ hơn, họ sẽ thấy sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối không những có dạy chữ P cho học sinh, mà còn dạy nhiều lần qua ngữ liệu như đèn pin, cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,… (trang 78, 118, 120, 124,… tập một).

Từ việc dựng lên một hiện trường giả, có tờ báo đi xa hơn, quy kết Tổng chủ biên sách Kết nối “Biết sai nhưng vẫn làm?”, từ đó đặt vấn đề “Hệ quả về nhận thức chính trị” của việc làm sai trái này! Đến mức này, thì có ai còn đủ can đảm viết sách giáo khoa!

Ảnh trên mạng

Thực ra, vấn đề chỉ là sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối dạy âm P (pờ) với tư cách âm đầu (xin nhấn mạnh: cần phân biệt ÂM và CHỮ) trong bài dạy âm PH (phờ), chứ không dạy tách riêng. Vì sao? Có thể kể hai lý do (1) Âm P có trong một số địa danh (Sa Pa, Pò Hèn), mà tên riêng thì thông thường không dùng trong phần dạy phát triển vốn từ; (2) Âm P chỉ xuất hiện trong các từ mượn chưa được Việt hóa (a-pa-tít, pít-tông,…), mà với học sinh lớp 1, mới chỉ đi học được 5-6 tuần, không nên chọn dạy lớp từ này.

Ảnh: Truongxua.vn

Cách xử lý trên của sách Tiếng Việt 1 của bộ Kết nối không phải là biệt lệ: sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chương trình Tiếng Việt năm 2000 được sử dụng trong 20 năm qua cũng theo cách như vậy. Và ngay sách Em học vần ở miền Nam trước năm 1975 cũng đúng như vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.