Lê Luân: MỘT NHẬN THỨC CHẾT NGƯỜI
Luân Lê
MỘT NHẬN THỨC CHẾT NGƯỜI
Hiến pháp quy định một người chỉ bị kết tội khi được chứng minh bằng một trình tự hợp pháp. Đây là nguyên tắc tôi luôn nhấn mạnh trước bất kể phiên toà hình sự nào khi bắt đầu đi vào việc biện hộ bào chữa cho các thân chủ.
Tôi luôn phải nhắc đến nguyên tắc này như để lưu ý tới tất cả những người tiến hành tố tụng để họ phải tham gia đầy đủ và tích cực nhất trong mọi vấn đề chứng minh để đi đến kết án trên cơ sở hợp pháp và không còn nghi ngờ gì nữa.
Trong các phiên toà ở xứ ta, có một câu nói thực sự là rất đáng sợ và nó là một nhận thức nguy hại đến từ những người tiến hành tố tụng - từ kiểm sát viên cho tới thẩm phán là thành phần Hội đồng xét xử - mặc dù có một số vi phạm về trình tự hoặc thu thập chứng cứ nhưng không làm ảnh hưởng đến bản chất vụ án - nên họ vẫn đi đến một sự kết tội dựa trên các sự sai phạm và thiếu sót đó.
Các cơ quan tiến hành tố tụng được luật pháp trao cho quyền năng để sử dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật, tức bản chất của vụ án, nhưng nếu thiếu đi cơ sở hoặc xuất hiện những vấn đề vi phạm về chứng cứ, sự chứng minh, người ta buộc phải xem xét lại toàn bộ việc chứng minh ngay từ đầu vì cái bản chất không thể được nhận diện đúng một khi các biểu hiện của nó không được đảm bảo là nó. Hội đồng xét xử không chỉ xác định bản chất vụ án, mà còn xác định quy trình đi tìm bản chất của vụ án, và cả hai điều này là quan trọng, nhưng việc đánh giá về chu trình đi tìm sự thật luôn là một hoạt động tố tụng xuyên suốt và ưu tiên hàng đầu.
Thử hỏi rằng, có bất cứ bản chất nào được xem xét dưới các bằng chứng và các hoạt động chứng minh đã bị vi phạm bởi những người phải đảm bảo tuân thủ nó hay không? Hội đồng xét xử không thể tự mình đưa ra một bản chất vụ án khác dựa vào việc bỏ qua các vi phạm từ các cơ quan tiến hành tố tụng để đi đến phán quyết về sự thật mà vẫn còn hoàn toàn mơ hồ. Với cùng một vài các biểu hiện như nhau, nhưng có thể chứa đựng trong đó là hàng ngàn bản chất hoặc các câu chuyện rất khác nhau.
Có thể trong chúng ta đã ai đó xem một bộ phim ở Mỹ mà người ta vì muốn nhà nước phải bãi bỏ án tử hình bằng cách, họ tự tử và sắp xếp như một vụ án mạng, để rồi người bị oan phải chết bởi một án tử hình sẽ được tuyên. Và người là nạn nhân và cũng là thủ phạm (với sự trợ giúp của một người khác cũng theo phong trào đòi bãi bỏ án tử hình) lưu lại chứng cứ thực sự về bản chất vụ việc nhưng không bao giờ đưa ra (vì nếu đưa ra để chứng minh sự oan sai đang xảy ra thì có nghĩa nó sẽ nói lên hệ thống tư pháp đó vẫn đang hoạt động đúng khi phát hiện ra sự oan sai này).
Và thử nhìn xem, nếu cố để nhét một con Voi chut lọt qua lỗ kim bằng tư duy dù có sai sót nhưng không làm sai lệch bản chất vụ án sẽ gây ra hậu hoạ thảm khốc đến mức nào? Có ai hiểu nổi nỗi đau khổ tột cùng của người bị bắt nhốt và ép cung, bị biệt giam hơn chục năm của bị can lẫn người Mẹ đi lang thang khắp nơi kêu oan không ngừng nghỉ cho con mình? Thời gian là thứ quý giá và nỗi đau khổ là một nhân tố có tính huỷ hoại.
Câu nói “mặc dù có sai sót hoặc thiếu sót trong quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án” cần phải bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi nhận thức của những kẻ thực thi và bảo vệ luật pháp. Nếu không đó sẽ là nơi cho các tội ác trỗi dậy.
MỘT NHẬN THỨC CHẾT NGƯỜI
Hiến pháp quy định một người chỉ bị kết tội khi được chứng minh bằng một trình tự hợp pháp. Đây là nguyên tắc tôi luôn nhấn mạnh trước bất kể phiên toà hình sự nào khi bắt đầu đi vào việc biện hộ bào chữa cho các thân chủ.
Tôi luôn phải nhắc đến nguyên tắc này như để lưu ý tới tất cả những người tiến hành tố tụng để họ phải tham gia đầy đủ và tích cực nhất trong mọi vấn đề chứng minh để đi đến kết án trên cơ sở hợp pháp và không còn nghi ngờ gì nữa.
Trong các phiên toà ở xứ ta, có một câu nói thực sự là rất đáng sợ và nó là một nhận thức nguy hại đến từ những người tiến hành tố tụng - từ kiểm sát viên cho tới thẩm phán là thành phần Hội đồng xét xử - mặc dù có một số vi phạm về trình tự hoặc thu thập chứng cứ nhưng không làm ảnh hưởng đến bản chất vụ án - nên họ vẫn đi đến một sự kết tội dựa trên các sự sai phạm và thiếu sót đó.
Các cơ quan tiến hành tố tụng được luật pháp trao cho quyền năng để sử dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật, tức bản chất của vụ án, nhưng nếu thiếu đi cơ sở hoặc xuất hiện những vấn đề vi phạm về chứng cứ, sự chứng minh, người ta buộc phải xem xét lại toàn bộ việc chứng minh ngay từ đầu vì cái bản chất không thể được nhận diện đúng một khi các biểu hiện của nó không được đảm bảo là nó. Hội đồng xét xử không chỉ xác định bản chất vụ án, mà còn xác định quy trình đi tìm bản chất của vụ án, và cả hai điều này là quan trọng, nhưng việc đánh giá về chu trình đi tìm sự thật luôn là một hoạt động tố tụng xuyên suốt và ưu tiên hàng đầu.
Thử hỏi rằng, có bất cứ bản chất nào được xem xét dưới các bằng chứng và các hoạt động chứng minh đã bị vi phạm bởi những người phải đảm bảo tuân thủ nó hay không? Hội đồng xét xử không thể tự mình đưa ra một bản chất vụ án khác dựa vào việc bỏ qua các vi phạm từ các cơ quan tiến hành tố tụng để đi đến phán quyết về sự thật mà vẫn còn hoàn toàn mơ hồ. Với cùng một vài các biểu hiện như nhau, nhưng có thể chứa đựng trong đó là hàng ngàn bản chất hoặc các câu chuyện rất khác nhau.
Có thể trong chúng ta đã ai đó xem một bộ phim ở Mỹ mà người ta vì muốn nhà nước phải bãi bỏ án tử hình bằng cách, họ tự tử và sắp xếp như một vụ án mạng, để rồi người bị oan phải chết bởi một án tử hình sẽ được tuyên. Và người là nạn nhân và cũng là thủ phạm (với sự trợ giúp của một người khác cũng theo phong trào đòi bãi bỏ án tử hình) lưu lại chứng cứ thực sự về bản chất vụ việc nhưng không bao giờ đưa ra (vì nếu đưa ra để chứng minh sự oan sai đang xảy ra thì có nghĩa nó sẽ nói lên hệ thống tư pháp đó vẫn đang hoạt động đúng khi phát hiện ra sự oan sai này).
Và thử nhìn xem, nếu cố để nhét một con Voi chut lọt qua lỗ kim bằng tư duy dù có sai sót nhưng không làm sai lệch bản chất vụ án sẽ gây ra hậu hoạ thảm khốc đến mức nào? Có ai hiểu nổi nỗi đau khổ tột cùng của người bị bắt nhốt và ép cung, bị biệt giam hơn chục năm của bị can lẫn người Mẹ đi lang thang khắp nơi kêu oan không ngừng nghỉ cho con mình? Thời gian là thứ quý giá và nỗi đau khổ là một nhân tố có tính huỷ hoại.
Câu nói “mặc dù có sai sót hoặc thiếu sót trong quá trình thu thập, đánh giá chứng cứ nhưng không làm thay đổi bản chất vụ án” cần phải bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi nhận thức của những kẻ thực thi và bảo vệ luật pháp. Nếu không đó sẽ là nơi cho các tội ác trỗi dậy.
1 nhận xét :