Tin Biển Đông: Hải Dương 8 đổi hướng khi thực hiện đường khảo sát thứ 20
BTV Tiếng Dân
21-10-2019
Sáng 20/10/2019, Facebooker Phạm Thắng Nam cho biết: Lúc 9h sáng 20/10 giờ Việt Nam, Hải Dương 8 đã hoàn tất nửa chiều dài đường khảo sát thứ 20. Với đường khảo sát này, Hải Dương 8 đã quay lại kiểu khảo sát song song với kinh tuyến 111 độ Đông, vuông góc với các vĩ tuyến. Vào thời điểm trên, Hải Dương 8 di chuyển với tốc độ khoảng 4-5 hải lý/giờ, là tốc độ thường được áp dụng khi tiến hành khảo sát địa chất trên biển.
Ông Nam lưu ý, một diễn biến khác đáng lo ngại là “các tàu vận chuyển cỡ lớn của TQ hiện vẫn đang thường xuyên vận chuyển binh lính, thực phẩm, nhiên liệu, phụ tùng sửa chữa… giữa đảo Hải Nam với các đảo ở Quần Đảo Hoàng Sa và các đảo khác (Đá Subi, Đá Chữ Thập…)”. Còn tàu VPNS Quang Trung túc trực tại cảng Cam Ranh, sẵn sàng tham gia các cuộc đối đầu. Hiện tàu này đã bật AIS, sau một vài ngày tạm tắt AIS hôm qua.
Trước đó, chiều 19/10, ông Nam đưa tin: Tàu Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 19 và bắt đầu thực hiện đường khảo sát thứ 20. Nhưng đây là một đường khảo sát có hướng đi khá lạ lùng. Lúc 1h44’ chiều 19/10, Hải Dương 8 đã hoàn tất đường khảo sát thứ 19, nhưng thay vì tiếp tục di chuyển song song với các vĩ tuyến, “Hải Dương 8 đã đột ngột quay ngoắt đầu đi xuống phía Nam, theo hướng song song với đường kinh tuyến (và song song với các đường khảo sát 1, 2, 3, 4, 5, 6)”.
Với diễn biến mới này, chúng tôi nhận định như sau: Có thể lúc đầu Hải Dương 8 không dự định chỉ thực hiện 6 đường khảo sát song song với kinh tuyến 111 độ Đông, nhưng vì các tàu Việt Nam đã tìm cách truy cản, khiến 2 đường khảo sát đầu tiên của Hải Dương 8 bị đứt gãy ở nhiều đoạn, nên Hải Dương 8 đã phải chuyển sang kiểu khảo sát song song với các vĩ tuyến.
Lưu ý, 6 đường khảo sát lúc đầu của Hải Dương 8 không chỉ song song mà còn như bị “nén lại” chung quanh đường kinh tuyến 111 độ Đông. Qua đó có thể thấy, chính nhóm tàu Hải Dương 8 lúc đó cũng ngại khảo sát theo kiểu chạy dọc theo bờ biển Việt Nam và lấn quá sâu vào EEZ của Việt Nam, nên chọn kiểu chạy ngang để vừa có thể liên tục áp sát rồi lại lùi xa bờ biển Việt Nam, giữ tình thế trong tầm kiểm soát nếu tàu Việt Nam phản ứng quá mạnh.
Sau khi thực hiện 13 đường khảo sát theo kiểu chạy ngang, nhiều khả năng đội tàu hộ tống cho Hải Dương 8 đã vận dụng nhuần nhuyễn chiến thuật chủ động ngăn cản tàu chấp pháp Việt Nam, nên bây giờ tàu Hải Dương 8 quay lại kiểu khảo sát chạy dọc theo bờ biển Việt Nam.
Vào chiều 19/10, lúc Hải Dương 8 vừa quay lại kiểu khảo sát chạy dọc bờ biển Việt Nam, trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông trình bày các con số: “Sau khi tàu Hải Dương Địa Chất 8 hoàn thành đường khảo sát 4.3.12 vuông góc với bờ biển Việt Nam và cách bờ biển Mỹ Thắng ở Bình Định ở vĩ độ 14.3242 khoảng 80 hải lý, tàu đã bẻ mũi đổi hướng khảo sát theo trục bắc nam. Hiện giờ tàu đã xuống tới khu vực có vĩ tuyến 12,7146, cùng vĩ tuyến với Bãi biển Rạng phía ngoài vịnh Vân Phong vàcách bãi biển tầm 71 hải lý”.
Lưu ý, lúc nhóm Hải Dương 8 khảo sát kiểu chạy ngang, có lúc chúng tiến rất gần bờ biển Việt Nam, trong khoảng 60 hải lý, nhưng chỉ trong thời gian ngắn rồi lại chạy ra xa. Còn với kiểu chạy dọc như thế này, chúng sẽ giữ khoảng cách với bờ biển Việt Nam liên tục chỉ trong khoảng 70 hải lý. Nghĩa là thái độ xem thường các tàu chấp pháp Việt Nam của nhóm tàu Hải Dương 8 đã nâng lên một mức mới.
Trang Dự án Đại Sự Ký Biển Đông có clip ghi lại diễn biến sự việc lúc Hải Dương 8 đổi hướng và quay lại kiểu khảo sát chạy dọc bờ biển Việt Nam:
Ngày 19/10/2019: ngày thứ 110 ở khu vực Hải Dương Địa Chất 8Như vậy vào tầm 11h sáng ngày 19/10, sau khi tàu Hải Dương Địa Chất 8 hoàn thành đường khảo sát 4.3.12 vuông góc với bờ biển Việt Nam và cách bờ biển Mỹ Thắng ở Bình Định ở vĩ độ 14.3242 khoảng 80 hải lý, tàu đã bẻ mũi đổi hướng khảo sát theo trục bắc nam. Hiện giờ tàu đã xuống tới khu vực có vĩ tuyến 12,7146, cùng vĩ tuyến với Bãi biển Rạng phía ngoài vịnh Vân Phong và cách bãi biển tầm 71 hải lý. Khi kết thúc đường khảo sát 4.3.12, tương tự những ngày trước, tàu "Undefeated" thế chỗ cho tàu hải cảnh 5304 cùng tàu hải cảnh 33111 đã tăng tốc phóng tới chỗ tàu Khanh Hoa 01015. Tuy nhiên trong lần này các tàu dù đối đầu nhau ở cự ly rất gần nhưng đã bẻ mũi trước khi va chạm vào nhau (xem phần clip đã được tua chậm lại và phóng to bắt đầu từ thời điểm 2h37' (giờ UTC)).Những chuyển động tiếp theo của nhóm tàu Hải Dương Địa Chất 8 một lần nữa cho thấy các lớp bảo vệ tàu Hải Dương Địa Chất 8, bao gồm "tàu cá" "Undefeated" ở bên trong cạnh tàu Hải Dương Địa Chất 8 và lớp tàu hải cảnh ở phía ngoài, phù hợp với báo cáo thực địa của Báo Thanh Niên trước đây. Hiện giờ tín hiệu AIS của tàu "Undefeated" đã biến mất trên bản đồ. Tàu hải cảnh 37111 từ khu vực Đá Chữ Thập đã tới thay thế cho tàu cảnh 5304 để hộ tống tàu Hải Dương Địa Chất 8. Tàu hải cảnh 5304 tạm rời khỏi đoàn ra đảo nhân tạo nghỉ mát.Posted by Dự án Đại Sự Ký Biển Đông on Saturday, October 19, 2019
VOA đặt câu hỏi về vụ tàu ngầm TQ nổi lên giữa các tàu cá VN ở Biển Đông: hăm dọa hay tai nạn? Sự kiện “chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Jin của Trung Quốc, nặng 11.000 tấn, bất ngờ nổi lên giữa các tàu đánh cá Việt Nam, là một sự cố vô cùng bất thường”. Bất thường là vì vai trò quan trọng nhất của tàu ngầm là ẩn mình, chuyện răn đe đã có tàu khác lo.
Các chuyên gia nước ngoài nghiêng về giả thuyết tàu ngầm Trung Quốc đã vướng phải lưới của tàu cá Việt Nam, nên mới nổi lên. Dù với lý do gì thì “sự hiện diện của tàu ngầm hạt nhân tối tân nhất của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa, cũng là một nhắc nhở về tầm quan trọng chiến lược của Biển Đông”, nơi Trung Quốc đã triển khai nhiều loại khí tài không quân, hải quân.
Facebooker Bình Thế Nguyễn đăng clip tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc, do ngư dân Quảng Ngãi cung cấp. Clip ghi lại cảnh tàu ngầm TQ nổi lên mặt biển vào ngày 14 hoặc 15/9/2019, tại phía bắc, đông bắc đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa. Một nhóm tàu cá giã cào của ngư dân Quãng Ngãi bất ngờ thấy cảnh tượng này, đã chụp ảnh và có clip ghi lại:
***
Trang VnExpress có bài: Trên Biển Đông có gì? Tác giả kể lại hành trình gian nan khi tìm cách in hai địa danh “Hoàng Sa” và “Trường Sa” vào quả địa cầu sản xuất ở nước ngoài. Sau hai năm tìm hiểu, trải qua nhiều gian nan, cuối cùng đến tháng 8/2019 những quả địa cầu Columbus có hai địa danh “Hoàng Sa” và “Trường Sa” lần đầu tiên có mặt tại Hà Nội.
Thêm bài trên VnExpress về nhà giàn DK1: Tiền đồn bảo vệ thềm lục địa phía Nam. Đây là công trình do Việt Nam xây dựng trên bãi ngầm san hô ở Bãi Tư Chính, “cách đất liền Vũng Tàu khoảng 230 hải lý về phía Đông Nam, có vị trí chiến lược quan trọng, là hàng rào, tiền đồn dầu khí vì gần sát nhất các mỏ dầu mà liên doanh Vietsovpetro đang khai thác và khảo sát như: Thanh Long, Bạch Hổ, Đại Hùng…”
Nhưng “tiền đồn bảo vệ thềm lục địa phía Nam” hiện phải đối diện với thách thức ngày càng lớn. Tàu Hải Dương 8 tuy không còn khảo sát ở vùng biển Bãi Tư Chính nữa mà chuyển “địa bàn” lên vùng biển Nam Trung Bộ hồi cuối tháng 9/2019 tới nay, nhưng nhiều tàu hải giám Trung Quốc vẫn quấy phá khu vực xung quanh nhà giàn DK1.
______
Mời đọc thêm: Phim có ‘đường lưỡi bò’ không thể ra rạp ở Malaysia, sau khi bị Việt Nam rút (VOA) – Dã tâm phổ cập ‘đường lưỡi bò’ của Trung Quốc (ĐV). – ‘Đường lưỡi bò’ không bị cắt, Malaysia cấm luôn phim Abominable (TT). – Yêu cầu hạn chế dùng ấn phẩm quảng bá du lịch do nước ngoài xuất bản (TBKTSG). – TRỢ LÝ NGOẠI TRƯỞNG MỸ DAVID STILWELL: Đường 9 đoạn phi lý tạo nguy cơ xung đột ở Biển Đông (LĐ). – Tuần duyên Mỹ tập trận với Philippines, Nhật Bản trên Biển Đông (GT). – Vì sao EU tăng mối quan tâm tới châu Á và Biển Đông? (Sputnik).
– Biển Đông: Ngoại giao Mỹ dùng lời cực nặng tố cáo Trung Quốc bắt nạt (RFI). – Tuần duyên Mỹ tập trận với Philippines, Nhật Bản trên Biển Đông (GT). – Trung Quốc và Úc kết thúc diễn tập chung trên đảo Hải Nam (VOA). – Trung Quốc bí mật thuê đảo ở Thái Bình Dương: Đầy rủi ro! (PLTP). – Trung Quốc có cửa thay Mỹ thống trị thế giới trong thế kỷ 21? (TT). – Đừng biến giấc mơ của bạn thành ác mộng của người khác!(TBKTSG). – Mô hình Hoàng Sa, Trường Sa lồng ghép “giáo dục tình yêu biển đảo” (LĐ).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.