“Mất nước” (*)
Nguyễn Thị Oanh
N.T.O.
Thay vì sử dụng các quyền hiến định để khởi kiện thì người Hà Nội lại làm thơ tự trào và đăng thông báo cần thuê phòng ở dài hạn tại các khu vực không bị ảnh hưởng.
"Húp canh dầu thải sông Đà
Còn món tráng miệng chính là thủy ngân
Xong rồi bắc ghế ra sân
Hít tí bụi mịn sướng rân cả người"
Như bài thơ của một tác giả trên mạng đề tên là Trunkz đã viết.
H.T.
Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/forum-50082426
Theo đúng luật lệ kinh doanh, đúng quy trình lãnh đạo, đúng nhân tâm, nhà máy nước sông Đà phải báo cáo sự cố cho lãnh đạo thành phố Hà Nội, lãnh đạo thành phố ra công văn chỉ thị hỏa tốc đến truyền thông, quận huyện phường xã cảnh báo người dân về sự cố. Không chỉ vì con người, đấy là an ninh quốc gia. Nước sạch - tài nguyên quý nhất trên hành tinh này.
Hôm trước, thị trấn tôi ở, đường ống nước bị vỡ. Cả ngày ở nhà, cũng chả mấy khi đọc báo địa phương hay nghe radio, tôi không biết gì, điềm nhiên hứng nước từ vòi uống. Buổi tối, thấy tôi xăm xăm chuẩn bị uống cốc nước, con gái mới la lên mẹ không được uống, trường học đã niêm phong tất cả các vòi nước rồi. Tôi mới khai đã nốc khoảng 5 cốc trong ngày.
Nội tạng phản ứng theo tai, người tôi cảm thấy nhộn nhạo, khó chịu. Ông chồng gọi gọi gì đấy, kể kể sự tình, thế là suýt nữa người ta gửi cả cái thành phố đến nhà tôi xem xét. Xin lỗi thì cứ gọi là còn hơn cả người Nhật cúi đầu. Mà tôi có sao đâu, nước không có mùi gì lạ cả, người ta cứ làm quá lên thế.
Vừa đọc thấy anh giám đốc công ty nước bảo: sẽ họp, nếu sai sẽ xin lỗi! Ôi trời, với những con người như thế, tính mạng người dân mang ra làm trò đùa như thế, lãnh đạo chỉ lo tham những đấu đá như thế, người đứng đầu nhà nước suốt ngày bận bịu lo toan gìn giữ nâng niu chòm râu Các Mác Lê nin bác Mao bác Hồ như thế, tương lai mới tươi sáng làm sao. Kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á ư? Trung Quốc giầu lắm, mà cả thế giới khinh. Chẳng lẽ cơm ăn áo mặc là tất cả đối với người Việt Nam? Mà giờ này, cơm cũng đã no no áo cũng đã âm ấm rồi.
Ảnh và lời bình của Facebookker
Nếu anh Giám đốc công ty nước sạch, từ mấy ngày trước, ngay sau khi sự cố xảy ra, thay vì xét nghiệm cái quái quỷ gì rồi công bố nước vẫn an toàn, anh ta lên báo xin lỗi người dân, nói đấy là sự cố chúng tôi không mong muốn, xin người dân khắc phục trong lúc chúng tôi sữa chữa. Như vậy chắc chắn mọi chuyện đã khác. Anh ta, chắc chắn là đảng viên.
Đỗ Hoàng Diệu
|
Khi câu chuyện “mất nước” của Hà Nội hiển hiện ngày càng rõ nét trên mạng lưới truyền thông, tôi (và chắc nhiều người khác cũng giống vậy) mới ngỡ ngàng biết rõ một sự thật rằng: Hóa ra bấy lâu nay, một phần quan trọng của hệ thống cung cấp nước sinh hoạt tại thủ đô đã thuộc về tư nhân! Bởi lẽ Công ty cổ phần nước sạch Sông Đà (gọi tắt theo tên tiếng Anh là Viwasupco, chủ đầu tư của Nhà máy nước Sông Đà - đơn vị cung cấp nước chủ lực cho Hà Nội và bán buôn cho rất nhiều công ty cung cấp nước sạch trên địa bàn thành phố) hiện đang được sở hữu bởi hai cổ đông lớn là Công ty TNHH MTV Năng lượng GELEX (giữ tỉ lệ 60,46% cổ phần), còn lại là Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (35,95% cổ phần). Nghe nói ông chủ của Gelex là một nhân vật thuộc thế hệ 8X còn rất trẻ! (Đọc thêm về quá trình mua bán cổ phần của Viwasupco tại https://nhadautu.vn/nuoc-sach-song-da-ve-tay-gelex-ra-sao-d…).
Việc mua bán, thâu tóm cổ phần trong các doanh nghiệp cổ phần hoá là chuyện bình thường nếu không có gì vi phạm các quy định của pháp luật. Điều đáng nói ở đây là khi xảy ra việc nguồn nước bị nhiễm bẩn và cách xử lý vô trách nhiệm của Viwasupco, liệu có mấy ai giật mình tự hỏi vì sao nguồn nước sinh hoạt thiết yếu cho nhân dân lại có thể để phụ thuộc vào một cá nhân hay nhóm người nào đó?
Ở đa phần các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là những nước theo chủ nghĩa “giãy chết”, nước được xem là tài nguyên quốc gia và việc cung cấp nước thuộc nhóm dịch vụ công luôn phải do nhà nước quản lý. Public Utility, theo nghĩa tiếng Anh là các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật thuộc dịch vụ công cộng, ví dụ giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, rác thải, khí đốt... Ở một số quốc gia, chính phủ có thể cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư mạng lưới cung cấp điện, điện thoại, gaz (khí đốt), giao thông (gồm đường xá và phương tiện vận chuyển), truyền thông - truyền hình, xử lý rác và nước thải... tuy nhiên, hầu như không thấy có nước nào cho tư nhân đầu tư và quản lý hệ thống cấp nước công cộng. Lý do là bởi yếu tố nhạy cảm trong việc bảo vệ sự an toàn tuyệt đối của nguồn nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư, mà ở đó, trách nhiệm cao nhất thuộc về nhà nước. Một báo cáo của Aqua Publica Europea (APE - Hiệp hội các nhà điều hành nước công cộng châu Âu) đã khẳng định: “Bởi vì nước rất cần thiết cho cuộc sống và xã hội của chúng ta, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường, do đó, tính minh bạch và trách nhiệm trong quản lý nước là đặc biệt quan trọng để đáp ứng mong đợi ngày càng tăng của người dân”.
Một vài so sánh về việc quản lý nước ở các thành phố khác so với Hà Nội:
Tại Toronto (thành phố lớn nhất Canada và cũng là thủ phủ của tỉnh bang Ontario), nước sinh hoạt được cung cấp và quản lý bởi Toronto Water Works Commission (TWWC). Đáng lưu ý là vào thế kỷ 19, nước sinh hoạt tại Toronto cũng được cung cấp từ Toronto Gas Light and Water Company, một công ty của doanh nhân người Montreal là Albert Furniss. Năm 1872, chính quyền thành phố đã mua lại công ty này và chuyển giao việc cấp nước thành dịch vụ công do TWWC quản lý cho đến ngày nay.
Tại Sydney (thành phố lớn nhất của Úc và cũng là thủ phủ của bang New South Wales), nước cho dân dùng được cung cấp bởi Sydney Water Corporation. Đây là một công ty thuộc sở hữu 100% của chính phủ bang NSW và do Bộ trưởng Bộ Tài chính và Dịch vụ chịu trách nhiệm trực tiếp.
Tại đảo quốc Singapore, Bộ trưởng Môi trường và Nguồn nước chịu trách nhiệm về chính sách sử dụng nước. Còn việc quản lý và điều hành cấp nước do Cơ quan Nước quốc gia (Singapore’s National Water Agency) thuộc PUB (Hội đồng các Dịch vụ công) thực hiện. PUB cũng là một tổ chức trực thuộc Bộ Môi trường và Nguồn nước của Singapore.
Cần biết thêm rằng ở các nước phát triển như Canada, Úc và Singapore nêu trên, nước cấp cho dân không chỉ để phục vụ cho các hoạt động của đời sống mà còn phải đủ tiêu chuẩn để uống trực tiếp. Chính quyền cũng thường chịu trách nhiệm quản lý luôn các dịch vụ về xử lý rác thải, nước thải, nước mưa và vệ sinh môi trường chứ ít khi cho phép tư nhân hoá các dịch vụ này.
Từ năm 2008, Liên minh châu Âu đã chính thức thành lập Hiệp hội các nhà điều hành nước công cộng châu Âu (APE) nhằm mục đích hợp nhất các dịch vụ nước và vệ sinh thuộc sở hữu công lập để thúc đẩy nâng cao chất lượng quản lý nước ở tầm châu Âu cũng như quốc tế. Hơn 70 triệu công dân châu Âu đã và đang được hưởng chất lượng cấp nước cùng các dịch vụ vệ sinh công cộng từ một hội đồng quản lý ở cấp quốc gia (governance) của các thành viên tham gia APE.
Xem người ta làm vậy để thấy rằng việc cung cấp nước sinh hoạt cho dân được coi trọng và thực hiện nghiêm túc như thế nào! Vậy mà ở VN, thật lạ là các ngành dịch vụ công thiết yếu phục vụ đời sống của nhân dân như cấp nước, xử lý rác thải, nước thải, vệ sinh môi trường... dường như lại bị nhà nước thoái thác trách nhiệm để đẩy dần cho tư nhân thực hiện. Hậu quả gì sẽ xảy ra nếu như nguồn nước sinh hoạt (và cả là nước uống gián tiếp qua đun nấu) của nhân dân cả nước rồi sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào một số nhóm lợi ích hay một vài cá nhân có tiền đủ để trở thành “cá mập” lũng đoạn và làm giàu trong những ngành dịch vụ công cơ bản mà đáng lẽ phải thuộc “trách nhiệm độc quyền” của nhà nước? Kinh khủng hơn, thử hình dung nếu những công ty cấp nước tư nhân này lại chuyển nhượng cổ phần cho đối tác nước ngoài như “nước lạ”, khi đó ai dám đảm bảo sự an toàn về nguồn nước và cũng là nguồn sống cho người VN?
Bất kỳ nước nào trên thế giới cũng đều phải xử lý nước từ sông, hồ hoặc lòng đất tự nhiên để sử dụng. Vì thế, phải khai thác và bảo vệ các nguồn nước theo chính sách quản lý tài nguyên quốc gia. Không một công ty tư nhân hay cá nhân nào có thể thực thi chính sách này ngoài nhà nước với quyền lực của một thể chế. Do vậy, việc cho phép tư nhân hoá dịch vụ cấp nước công cộng là vô cùng nguy hiểm vì không chỉ tài nguyên nước bị khai thác vô tội vạ mà cũng sẽ không có ai chịu trách nhiệm về sự an toàn cho người dân sử dụng nước. Vụ việc xảy ra ở Nhà máy nước Sông Đà cho thấy nhân dân vẫn luôn là người gánh chịu mọi thiệt hại, trong khi họ đã đóng thuế để nuôi một chính quyền có bổn phận phục vụ và cung cấp những dịch vụ thiết yếu nhất cho cuộc sống của mình. Chưa kể đó đây còn râm ran tin đồn rằng những váng dầu không phải tự nhiên lại xuất hiện đúng thời điểm một nhà máy nước hoành tráng nữa của một đại gia ngành bảo hiểm vừa khánh thành với sự hiện diện ủng hộ rất vinh dự của Chủ tịch TP Hà Nội ☹️. Nếu quả đúng vậy thì càng chứng tỏ rằng yêu cầu nhà nước phải độc quyền quản lý và cung cấp nước công cộng là một điều cấp bách cần làm. Thật thất vọng khi thấy trong danh mục các doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá từ nay đến 2020 có tỷ lệ cổ phần chi phối của nhà nước (nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên) hoàn toàn không còn lĩnh vực cấp - thoát nước! (xem Quyết định 26/2019/QĐ-TTg ngày 15/8/2019 của TT chính phủ ban hành danh mục doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đến hết năm 2020).
Nghe người ta bảo “bán nước” giàu lắm! Thực hư thế nào thì cứ xem thử thông tin trên một số bài viết như link dưới đây có thể rõ thêm (http://vneconomy.vn/bi-an-nhom-dai-gia-so-huu-cong-ty-nuoc-…). Ở đây, tôi không luận bàn về cách mà các doanh nhân đó làm giàu mà chỉ đòi hỏi nhà nước phải thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của mình để người dân trong chế độ của chúng ta không thể thua kém, thiệt thòi hơn so với dân ở những xứ “giãy chết”, ít nhất là về việc được dùng nước sạch dưới sự bảo chứng của một chính phủ thật sự vì dân!
Sẽ có thể có người phản biện cho rằng cái gì để nhà nước độc quyền thì cũng sẽ không hay và dân không thể có được nhiều lựa chọn tốt hơn. Xin khẳng định lại: Một thể chế mà dân phải tự bỏ tiền ra mua dịch vụ công với giá cao để làm giàu cho một nhóm người thì dứt khoát đó không phải là thể chế ưu việt! Còn việc làm sao để có được hệ thống hạ tầng cấp nước tốt và chất lượng nước luôn bảo đảm, đó lại là những vấn đề thuộc về giải pháp kỹ thuật. Miễn là chúng ta có một bộ máy công quyền thực sự làm việc vì dân (nhắc lại một lần nữa!).
(*) Đầu đề do BVN thêm.
Nguồn: FB Oanh Nguyen Thi
Đọc thêm:
Nước đục bẩn còn trách nhiệm thì trong suốt
Hoàng Trúc
Gửi cho BBC News Tiếng Việt từ Việt Nam
Mấy hôm nay, Hà Nội giống như trong một phim về ngày tận thế hoặc trông như người Hà Nội sắp di cư đến hành tinh khác.
Đầu tiên, người Hà Nội cảm giác có mùi lạ trong nước sinh hoạt. Báo chí vào cuộc, phát hiện nguồn cấp nước vào nhà máy nước sông Đà bị nhiểm dầu thải từ nguồn nào đó bí ẩn.
Ban đầu nhà cung cấp nước nói không có gì, chỉ là mùi clo, nhưng sau đó nước ở đầu cuối tới hộ sử dụng có màu đen và mùi dầu.
Nước máy bẩn
Chính quyền Hà Nội lúc đó mới thông báo người dân ngưng sử dụng nước từ nhà máy nước sông Đà và được cấp nước miễn phí từ xe bồn.Nguồn nước rót vào nhà máu bị nhiễm dầu thải, chất xtylen cao nhiều lần mức cho phép, có thể nguy hiểm đến sức khỏe.Hà Nội trông giống thời chiến tranh, người dân rồng rắn xếp hàng chờ lấy nước.
Nhưng có một số khu vực nguồn nước cung cấp từ xe bồn không sử dụng được.
Chiều 16-10, cư dân tại khu HH đô thị Linh Đàm, Hà Nội sau khi "rồng rắn" xếp hàng lấy nước, đã lại phải đổ đi ngay vì nước không sạch.
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online chiều 16-10, cư dân tại khu HH đô thị Linh Đàm sau khi "rồng rắn" xếp hàng lấy nước lại phải đổ đi ngay.
Từ hôm qua, sau khi nhận nước từ xe bồn do ban quản lý toà nhà cung cấp, nhiều cư dân đã phát hiện ra tình trạng mùi tanh và màu nước vẩn đục nên rất hoang mang với tình trạng này.
"Nước này cũng có mùi lạ, rất tanh, hôm đầu tôi mang nước về để dùng còn nghĩ do dụng cụ đựng nước của mình bị bẩn nên mới ảnh hưởng đến chất lượng nước," bà Nguyễn Thị Tuyết, cư dân một toà nhà chung cư bị ảnh hưởng, chia sẻ.
"Nhưng hôm nay ra lấy nước thì thấy đúng là có mùi tanh thật, không chỉ riêng tôi mà ai cũng phản ánh điều này."
Các quầy kệ nước đóng chai trong siêu thị nhanh chóng được mua sạch.
Ảnh: BBC NEWS TIẾNG VIỆT - Thiếunước máy, nhưng người dân phải đổ nước từ xe bồn được cung cấp thay thế
Hoạt cảnh cũng tương tự ở các cửa hàng, điểm bán, chợ online đối với các mặt hàng máy đo không khí cầm tay,máy lọc không khí tại nhà và khẩu trang đi đường.
Một Hà Nội trong khủng hoảng kép, nước bẩn và bụi mịn.
Trách nhiệm thì trong suốt.
Có vẻ như chẳng có ai bị trừng trị cho nỗi khổ mà người dân phải gánh chịu.
Ông Nguyễn Văn Tốn, tổng giám đốc nhà máy cấp nước sông Đà nói "ừ, thì xin lỗi", chính quyền Hà Nội thì nói nhà máy phát hiện có dầu thải ở nguồn nước nhưng chậm báo cáo.
Cuộc họp kết thúc vì... hết giờ và ống kính báo chí ghi nhận các quan chức :tươi cười".
Chính quyền sạch
Cũng như những thảm họa môi trường mới xảy ra, cháy nhà máy Rạng Đông có thủy ngân, chưa có quan chức nào bị xử lý và việc khắc phục hậu quả cũng từ từ.
Trên mạng xã hội người ta dẫn các trường hợp tương tự, thị trưởng mất chức khi xảy ra sự cố tương tự, nhưng đó là ở nước ngoài.
Ảnh: OTHER - Nhiều người dân Hà Nội xách thùng đi lấy nước sạch trong nhiều ngày qua
Còn ở VN thì cứ thế, nước vẫn bẩn và chính quyền vẫn trong suốt.Thay vì sử dụng các quyền hiến định để khởi kiện thì người Hà Nội lại làm thơ tự trào và đăng thông báo cần thuê phòng ở dài hạn tại các khu vực không bị ảnh hưởng.
"Húp canh dầu thải sông Đà
Còn món tráng miệng chính là thủy ngân
Xong rồi bắc ghế ra sân
Hít tí bụi mịn sướng rân cả người"
Như bài thơ của một tác giả trên mạng đề tên là Trunkz đã viết.
H.T.
Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/forum-50082426
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.