Hai phụ nữ VN vào nhóm 'có ảnh hưởng nhất thế giới'
CHỊ NGUYỄN THỊ VÂN: MỘT TRONG 100 PHỤ NỮ CÓ ẢNH HƯỞNG THẾ GIỚI
Danh sách 100 phụ nữ truyền cảm hứng thế giới năm 2019 mà BBC vừa công bố có tên chị, Giám đốc Trung tâm Nghị lực sống, đào tạo kỹ năng cho người khuyết tật ở Hà Nội.
Nguyễn Thị Vân, năm nay 31 tuổi, bị khuyết tật bẩm sinh (bịnh teo cơ tủy sống từ nhỏ) không đi lại được, và sức khoẻ hiện nay ngày càng giảm, cơ teo dần đi, mọi sinh hoạt cá nhân từ nhỏ đều cần giúp đỡ.
Tuy vậy, năm 2003 chị thành lập trung tâm này, từ ý tưởng của người anh trai để "dạy nghề cho các bạn khuyết tật, và dạy cách dùng công nghệ thông tin, tiếng Anh để kết nối với thế giới. Hiện đã có trên 1000 bạn tốt nghiệp, 80-90% có việc. Nhiều bạn nay còn là trụ cột của gia đình về thu nhập", chị Vân kể.
Chị nói thêm về giáo dục cho người khuyết tật: “Việt Nam muốn tạo cơ hội việc làm cho người khuyết tật mà chưa thực sự nghiên cứu nhu cầu nhà tuyển dụng và còn nhiều khó khăn trong việc dạy nghề. Việt Nam cần thực hiện các cam kết, thực hiện nghiêm túc những gì đã có trong Luật về người khuyết tật. Các cơ sở đào tạo người khuyết tật ở Việt Nam thì có nhiều nhưng không liên hệ với nhau, không làm đúng với nhu cầu doanh nghiệp, nên học xong ra vẫn thất nghiệp. Ngoài kỹ năng công việc còn cần kỹ năng giao tiếp, biết tiếng Anh để làm việc với người nước ngoài...”
Dù bị khuyết tật, chị luôn muốn tạo ra môi trường làm việc bình đẳng cho mọi người. Chị cũng đang điều hành doanh nghiệp xã hội Imagator, thuê 80 nhân viên mà một nửa trong đó là người khuyết tật.
Luôn nhẹ nhàng nói mình học cách làm từ thế giới, nhưng nay chị đã được chọn là người “truyền cảm hứng cho thế giới”
VÀ MỘT CHUYỆN TÌNH ĐẶC BIỆT
Chị Nguyễn Thị Vân (31 tuổi) hiện sống ở Hà Nội cùng anh Neil Bowden Laurence (51 tuổi), kỹ sư người Úc. Chuyện tình của họ cũng khá ly kỳ, như lời kể dưới đây của bạn Hà Trang, báo Dân trí.
Neil Bowden Laurence đã ly hôn vợ được 15 năm. Cuộc sống độc thân khiến Neil sống khép kín, rất ít bạn bè, chỉ vui với công việc. Họ làm quen với nhau qua FB. Một hôm, Neil tình cờ thấy hình ảnh cô gái khuyết tật Việt Nam với nụ cười rạng rỡ, anh gửi lời kết bạn và thường xuyên “còm” dưới các bức ảnh. Mấy tháng sau, Vân nhận lời kết bạn và họ thăm hỏi nhau hàng ngày.
Vân giỏi tiếng Anh, lại thông minh hài hước nên càng nói chuyện Neil càng bị thu hút và ấn tượng. Anh dành thời gian tìm hiểu về cuộc sống của cô gái người Việt và càng bất ngờ, xúc động trước những việc Vân làm được cho cộng đồng.
Một lần thấy Vân đăng bức ảnh uống trà, kèm chú thích: “Có ai uống cùng em không?”. Ngay lập tức, Neil vào comment, bảo: “Anh được không?”. Vân hóm hỉnh đáp lại: “Anh sang Việt Nam, ngày nào em cũng pha trà mời anh uống”. Lời mời tưởng chỉ là xã giao của những người bạn trên mạng, ai ngờ Neil xin nghỉ phép, đặt vé máy bay, sang Việt Nam thật. Lần ấy là lần đầu sang VN, anh ở lại đến 3 tuần.
Hàng ngày, Neil giúp Vân trong những công việc thiện nguyện và giảng dạy tại Trung tâm Nghị lực sống. Sau giờ làm việc, họ chia sẻ với nhau về mọi chuyện trong cuộc sống. Sự thông minh, tinh tế và tấm lòng cô gái khiến Neil dần nảy sinh tình cảm. Anh quyết tâm chinh phục cô bằng được. Sau lần đó, trở lại Úc, Neil thường xuyên bay qua bay lại Việt Nam để thăm Vân.
Đầu năm 2018, anh quyết định xin nghỉ việc, chuyển sang sống hẳn tại Việt Nam. Neil kể, từ khi quen và chia sẻ công việc với Vân, từ một người khép kín, anh trở thành một con người khác. “Mỗi ngày thức dậy tôi thấy cuộc đời có ý nghĩa hơn. Được làm việc, giúp ích cho cộng đồng, đặc biệt là được chăm sóc cho Vân, đó là hạnh phúc mà trước đây tôi chưa cảm nhận được. Ở Vân luôn có sự mới mẻ, thông minh, thu hút khiến mỗi ngày ở bên cô ấy là một ngày mới mẻ với những trải nghiệm bất ngờ”.
Còn Vân chị kể có lần chị bị viêm phổi phải nhập viện cấp cứu cả tuần, Neil không nề hà, một mình ở lại chăm sóc Vân tại bệnh viện, từ bón cơm đến chăm lo chuyện vệ sinh cá nhân...
Gia đình Vân khi nghe hai bạn công khai chuyện tình yêu đã lo lắng, sợ con gái tổn thương. Thì Vân và Neil thường xuyên về thăm nhà bố mẹ chơi cho đến khi cùng về ở chung với vợ chồng Vân-Neil ở một chung cư ở Linh Đàm Hà Nội.
Hiện nay, Neil giúp Vân trong các hoạt động tại Trung tâm Nghị lực sống mà cô sáng lập và dành thời gian dạy miễn phí 2 buổi tiếng Anh hàng tuần cho học viên khuyết tật tại đây.
Ngoài thời gian làm việc, họ cũng dành thì giờ đi du lịch cùng nhau.
Ảnh: Neil và Vân cùng các bạn cùng làm việc. Du lịch Sapa...
|
Hai phụ nữ Việt Nam được chọn vào danh sách 100 phụ nữ ảnh hưởng thế giới của BBC năm 2019.
Trong danh sách vừa công bố có bà Nguyễn Thị Vân, Giám đốc Trung tâm Nghị Lực Sống giúp đỡ người khuyết tật ở Hà Nội.
Nguyễn Thị Vân thành lập trung tâm giúp đào tạo kỹ năng cho người khuyết tật ở thủ đô Hà Nội.
Trả lời BBC, bà nói bà bị khuyết tật bẩm sinh, không đi lại được, và "sức khoẻ nay ngày càng giảm, cơ teo dần đi, mọi sinh hoạt cá nhân từ nhỏ đều cần giúp đỡ".
Tuy thế, trung tâm của bà thành lập từ 2003, từ ý tưởng của anh trai bà Vân, "dạy nghề cho các bạn khuyết tật, và dạy cách dùng công nghệ thông tin, tiếng Anh để kết nối với thế giới".
"Hiện đã có trên 1000 bạn tốt nghiệp, 80-90% có việc. Nhiều bạn nay còn là trụ cột của gia đình về thu nhập", bà Vân nói với BBC.
Nói thêm về giáo dục, nhất là giáo dục cho người khuyết tật, Việt Nam chưa thực sự đi vào nghiên cứu nhà tuyển dụng, và còn nhiều khó khăn dạy nghề, tạo cơ hội cho người khuyết tật.
"Việt Nam cần thực hiện các cam kết, thực hiện nghiêm túc những gì đã có trong Luật về người khuyết tật, như thế đã là quá tốt."
Ai thương các em khuyết tật, muốn giúp đều đến, cho từ chai nước mắm, vài chục ngàn đồng qua gây quỹ.
Bà Nguyễn Thị Vân nói về ngày đầu lập Trung tâm Nghị lực
|
"Các cơ sở đào tạo người khuyết tật ở Việt Nam nhiều nhưng không liên hệ với nhau, không làm đúng với nhu cầu doanh nghiệp, nên học xong ra vẫn thất nghiệp".
"Ngoài kỹ năng công việc còn cần kỹ năng giao tiếp, biết tiếng Anh để làm việc với người nước ngoài", bà Vân nêu ý kiến về cách giáo dục dạy nghề cho người khuyết tật.
BBC chọn Nguyễn Thị Vân là 'phụ nữ truyền cảm hứng thế giới'
Mục tiêu của bà là tạo ra môi trường làm việc bình đẳng cho tất cả. Bà cũng điều hành doanh nghiệp xã hội Imagator, thuê 80 nhân viên mà một nửa trong đó là người khuyết tật.
Bà cũng nói trong lĩnh vực này, Việt Nam cần học từ thế giới, để đem về các bài học, rồi xem áp dụng cho hoàn cảnh Việt Nam thế nào.
Một phụ nữ Việt Nam khác là bà Trang Nguyễn, nhà bảo tồn.
Bà từng du học tại Anh, bắt đầu học đại học (Undergraduate), chuyên ngành Bảo Tồn Động Vật Hoang dã (Wildlife Conservation).
Tốt nghiệp bằng cử nhân tài năng (Bachelor of Science with Honors) năm 2011 sau đó làm bằng [?] ở ĐH Cambridge.
Các nghiên cứu vào hoạt động của Trang Nguyễn tập trung vào loài linh trưởng, thú lớn, nghiên cứu và điều tra về buôn bán động vật hoang dã, nghiên cứu về vấn đề thay đổi thái độ của người dân trong việc săn bắn, buôn bán và sử dụng các sản phẩm từ động vật hoang dã ở Châu Á và Châu Phi.
Trang Nguyễn là nhà bảo tồn thiên nhiên được BBC nêu trên trong danh sách 100 phụ nữ có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2019
100 Phụ Nữ là chương trình hàng năm của BBC, giới thiệu các gương mặt gây cảm hứng. Năm nay, chương trình đặt câu hỏi: Thế giới sẽ ra sao nếu do phụ nữ điều hành?
Danh sách có những người như nhà hoạt động Greta Thunberg, dân biểu Brazil Tabata Amaral…
1) Precious Adams- nghệ sĩ ballet, Mỹ
Khi mới lên 8, Precious Adams ham nhảy múa đến nỗi mẹ đăng ký cho cô đi học.
Lên 16, cô đã được nhận vào học ở ba trường ballet hàng đầu, trong đó có Học viện Bolshoi của Nga.
2) Parveena Ahanger - nhà hoạt động nhân quyền ở Kashmir, phần do Ấn Độ kiểm soát
Con trai của Parveena biến mất năm 1990, vào lúc xảy ra nổi dậy chống Ấn Độ ở Kashmir.
Thế là Parveena thành lập Hội Cha mẹ người Mất tích.
Bà nói vẫn hy vọng tìm lại con trai.
18) Dhammananda Bhikkhuni - ni cô, Thái Lan
Có khoảng 300.000 nhà sư ở Thái Lan. Nhưng ni chúng, bhikkhunis, không được thừa nhận.
Năm 2003, Dhammananda Bhikkhuni bay sang Sri Lanka để làm lễ, rồi trở về Thái Lan, là ni cô đầu tiên.
Nay có khoảng 100 người như bà.
Bà là trụ trì ngôi chùa Songdhammakalyani, toàn ni giới đầu tiên của Thái Lan.
49) Hiyori Kon - vận động viên sumo, Nhật Bản
Kon, 21 tuổi, là thần đồng sumo tại Nhật, nơi phụ nữ vẫn bị cấm tham gia thi đấu chuyên nghiệp.
53) Erika Lust- nhà làm phim, Thụy Điển
Bà làm phim khiêu dâm [?], để giúp phụ nữ tham gia định hình tương lai ngành này.
57) Jamie Margolin - nhà hoạt động biến đổi khí hậu, Mỹ
Ở tuổi 16, Jamie đồng thành lập phong trào Zero Hour, dùng mạng xã hội để tổ chức tuần hành cho thanh niên ở 25 thành phố.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.