Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019

Venezuela, lãng mạn cộng sản và hiện thực… điêu tàn

    Venezuela, lãng mạn cộng sản và hiện thực… điêu tàn

  • Bởi Admin
         
    Làm thế nào để trở thành nghèo mạt tự hủy diệt của một trong những nền kinh tế dầu mỏ giàu nhất thế giới, một bi kịch, hoàn toàn có thể tránh được.
    Tháng 7/2018.
    Năm 1960 Venezuela chính thức là thành viên duy nhất của OPEC -Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ- không nằm trong vùng Trung Đông và nó được liệt vào loại top các nước có dự trữ dầu nhiều nhất thế giới, thật là một minh chứng hùng hồn về địa vị quan trọng của Venezuela với kinh tế thế giới.
    Thời 1960 Venezuela liệt vào hạng giàu có trên thế giới, nó sản xuất 10% lượng dầu thô trên thế giới và có GDP trên đầu người bỏ xa các nước láng giềng Brazil và Colombia, nó không cách xa Hoa kỳ bao nhiêu. Vào thời điểm này, để tránh “lời nguyền tài nguyên” -hiện tượng các nước có nhiều tiền do giàu tài nguyên như vàng, dầu mỏ nên bỏ bê không đầu tư vào các nghành sản xuất khác- Venezuela đã muốn đa dạng hoá các ngành khác ngoài dầu mỏ. Nhưng may mắn thay -hay bất hạnh- thập niên 1970 là thời vàng son của dầu hoả, giá dầu tăng vọt mang đến viễn cảnh huy hoàng dường như không bao giờ kết thúc, cùng với nền dân chủ nhiều năm ổn định Venezuela lúc này như một quốc gia kiểu mẫu cho cả khu vực Nam mỹ luôn mất ổn định.
    Nhìn lại quá khứ thành công càng làm cho ta tiếc nuối cho ngành công nghiệp dầu mỏ hiện nay của Venezuela, sáu thập niên trước từ một đất nước rộng lớn với ước mơ là một tập đoàn xuất khẩu dầu mỏ, giờ đây phải nhập xăng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Sản lượng dầu thô chỉ còn khoảng 2 triệu thùng/ngày, xuống thấp nhất trong vòng 28 năm qua. Ông Francisco Mondali -chuyên gia về Latin America tại đại học Baker- nhận xét: “Chưa bao giờ thấy một quốc gia có thể bị sụp đổ với cường độ này mà lý do hoàn toàn không do chiến tranh hay cấm vận gây ra”
    Trong những năm gần đây, Venezuela không dính vào bất cứ cuộc chiến tranh nào nhưng giá dầu giảm mạnh cùng với việc nhiều năm quản lý sai lầm của chính phủ đã gần như giết chết nền kinh tế đất nước, gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo đe dọa nhấn chìm cả khu vực. Từ tháng giêng/2018 chính quyền từ chối theo dõi lạm phát (hoặc có nhưng không công bố kết quả của mình), nhưng Quốc hội tính toán tỷ lệ hàng năm là hơn 4.000% và Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán có thể đạt 13.000% trong năm nay, con số thực tế có thể cao gấp 10 lần.
    Theo báo cáo của trung tâm quan sát bạo lực của Venezuela, tỷ lệ giết người ở Venezuela hiện đã vượt qua cả Honduras và El Salvador là nơi trước đây có mức độ cao nhất thế giới. Mất điện là chuyện xảy ra gần như hàng ngày và nhiều nơi không có nước. Trên truyền thông, báo chí học sinh và công nhân dầu mỏ đã bắt đầu thấy nạn đói và những người Venezuela bị bệnh đã lùng sục các cơ sở y tế để tìm thuốc. Sốt rét, sởi và bạch hầu đã quay trở lại tại Venezuela, để trốn tránh nạn đói hàng triệu người Venezuela chạy khỏi đất nước (theo cơ quan Khủng hoảng Quốc tế có hơn 4 triệu người) từ họ đang lan truyền các căn bệnh trên khắp khu vực, cũng như làm căng thẳng các nguồn lực và ổn định khu vực.
    Điều gì có thể giải thích cho sự suy sụp của đất nước này, từ vị trí là một trong những quốc gia giàu có và ổn định nhất ở Mỹ Latinh? Theo ông Mark Green (giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ): “Không thể hoàn toàn quy lỗi cho Tổng thống Nicolás Maduro”, vị tổng thống hồi tháng Năm vừa rồi đã giành được một nhiệm kỳ sáu năm nữa trong các cuộc bầu cử bị tố cáo là gian lận, và các chính sách ảo tưởng của ông. Thật ra không phải lỗi hoàn toàn của Maduro, để hiểu đầy đủ về việc một quốc gia được may mắn sở hữu những mỏ dầu lớn nhất thế giới lại có thể đi đến kết thúc nghèo đến mức như quay trở lại thời xa xưa khi chưa hề có dầu mỏ, chiếc ngòi nổ cho quả bom đang nổ tung ngành công nghiệp dầu lửa của Venezuela -và cùng với nó là cả nước Venezuela- đã được cố tình châm ngòi bởi người tiền nhiệm và cố vấn của Maduro, người hùng Hugo Chávez, không lâu sau khi ông ta nắm được quyền lực vào cuối những năm 1990.
    Sự suy giảm và sụp đổ của ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela thực ra bắt đầu từ việc quốc hữu hóa vào năm 1976, thời điểm giá dầu thô bùng nổ và chủ nghĩa dân tộc tài nguyên lên cao, Tổng thống Carlos Andrés Pérez đã muốn nhà nước đóng một vai trò lớn hơn đối với nền kinh tế và đặc biệt muốn sử dụng sự giàu có từ dầu mỏ giúp tăng trưởng kinh tế của đất nước để thúc đẩy phát triển. Để giành quyền kiểm soát toàn quốc đối với các mỏ dầu, Caracas đã trục xuất các công ty dầu khí nước ngoài và lập ra một công ty độc quyền dầu mỏ do nhà nước gọi là Petróleos de Venezuela (PDVSA). Các động thái trên đã đánh dấu việc Venezuela giành toàn quyền kiểm soát vận mệnh của mình, đó cũng là hệ quả của niềm tin về dân tộc tự quyết của Venezuela.
    Thời gian đầu thành lập công ty dầu mỏ Venezuela PDVSA hoàn toàn nổi bật so với các công ty cùng ngành như Petróleos Mexicanos trên nhiều phương diện: Số lượng lớn các giám đốc điều hành của nó trước đây đã từng làm việc cho các công ty nước ngoài lâu năm và thông thạo điều hành công ty mới với triển vọng định hướng kinh doanh và mức độ chuyên nghiệp cao, PDVSA có lực lượng công nhân lao động chuyên nghiệp rất tinh gọn, cơ cấu chi phí hiệu quả và triển vọng toàn cầu, thậm chí một thập kỷ sau khi thành lập công ty đã mua lại một nửa Citgo, nhà máy lọc dầu lớn của Mỹ và đặt cọc mua một cặp nhà máy lọc dầu tại châu Âu.
    Tuy nhiên đám tài sản này đã không giúp được gì khi tình trạng dầu mỏ toàn cầu vào giữa những năm 1980 giảm giá và làm trì trệ nền kinh tế quốc gia. Các thành viên OPEC cố đấu tranh để đẩy giá lên bằng cách cắt giảm sản lượng, đến giữa thập kỷ sản lượng của Venezuela đã giảm xuống dưới 2 triệu thùng mỗi ngày, ít hơn khoảng 50% so với thời hoàng kim ngay trước khi quốc hữu hóa.
    Khi dầu rẻ, nghịch lý là các nước có dầu cố bơm thêm nhiều -ngay cả khi việc sản xuất thêm đó càng giữ giá thấp- và vì vậy để điều chỉnh nền kinh tế Venezuela đang quay cuồng vào đầu những năm 1990, chính phủ đã tìm cách cho các công ty quốc tế trở lại ngành công nghiệp dầu mỏ, những công ty nước ngoài đặc biệt hữu ích trong việc khai thác dầu của Venezuela, họ chuyên về khai thác dầu nhẹ, vành đai dầu nặng Orinoco nơi chứa hơn một nghìn tỷ thùng (loại dầu nặng như nhựa đường, không giống như dầu thô nhẹ thông thường, có thể được bơm thẳng ra khỏi mặt đất và được bán ngay, dầu nặng khó khai thác hơn và sau đó cần phải được nâng cấp thành một thứ giống như dầu lỏng trước khi bán ra), để làm được chuyện này PDVSA hoàn toàn không có đủ khả năng tiền bạc lẫn kỹ thuật để làm.
    Vào giữa những năm 1990 các công ty quốc tế gồm Chevron và Conoco Phillips đã quay trở lại nước này và tiến hành khai thác các mỏ dầu lớn của Venezuela, nhưng vào năm 1998 giá dầu thô đã sụp đổ một lần nữa, giảm xuống còn 10 đô la một thùng, tác động này đối với Venezuela thật là nghiêm trọng (giống như nhiều quốc gia giàu dầu mỏ khác không quan tâm tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế, mặc dù đã có những nỗ lực cải cách trong thập niên 1970) do xuất khẩu xăng dầu chiếm khoảng một phần ba doanh thu của nhà nước. Tiếp sau đó người hùng Chávez, một cựu trung tá quân đội, người đã từng bị tù vì một cuộc đảo chính không thành năm 1992, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1998 với lời hứa sẽ định hình và khôi phục lại nền kinh tế đang xuống dốc của Venezuela.
    Mục tiêu đầu tiên của ông: các nhà điều hành cao cấp của PDVSA, đặc biệt là ông tổng giám đốc điều hành lúc bấy giờ Luis Giusti, người đã có công làm khởi sắc ngành dầu khí của đất nước, do Chávez coi Giusti là đối thủ tiềm năng. Trên thực tế, Chávez đã sử dụng khẩu hiệu coi ‘PDVSA là một đế chế trong một nước’ khi tranh cử. Ông Giusti, khi được biết về các kế hoạch của Chávez sẽ làm với các công ty dầu mỏ sau khi thắng cử, đã từ chức ngay khi ông Chávez nhậm chức vào đầu năm 1999, ngay sau đó ông và các đồng sự được thay thế bằng một nhóm người được chỉ định bằng quan điểm chính trị, sự ra đi của Giusti người đã làm việc ba thập kỷ trong ngành dầu mỏ của Venezuela và đã giành được sự khen ngợi quốc tế vì đã hiện đại hóa công ty nhà nước kể từ khi tiếp quản vào năm 1994 là tin rất xấu của PDVSA.
    Mục tiêu của Chávez là để cố gắng kiểm soát PDVSA và tối đa hóa doanh thu của nó, ông ta cần tiền để tài trợ cho chương trình nghị sự xã hội của mình. Nhưng trong khi đó Venezuela vẫn cần phải hợp tác với các nước còn lại của OPEC như trong thập niên 1980, tức là phải cắt giảm sản xuất để tăng giá dầu thô. Ngược lại vấn đề đối với Chávez là muốn các nhà quản lý PDVSA tăng sản lượng, bằng cách tiếp tục khai thác các mỏ dầu nặng đầy thách thức về mặt kỹ thuật của Venezuela, nhưng để tiếp tục khai thác được họ cần tái đầu tư nhiều hơn vào công ty thay vì giao tất cả số tiền thu nhập cho chính phủ, vì không thể thoả mãn điều đó các nhà quản lý cũ của công ty dầu mỏ đã phải lần lượt ra đi.
    Thật không may cho Venezuela, ông Chávez -cũng giống như những người mà ông chỉ định điều hành PDVSA- hoàn toàn không biết gì về dầu mỏ, vốn là nguồn mang lại thịnh vượng cho đất nước. Ông Pedro Burelli (cựu thành viên ban giám đốc công ty, người đã rời khỏi khi Chavez lên nắm quyền) cho biết: “Ông ta không biết gì về dầu mỏ, mọi thứ liên quan đến địa chất, kỹ thuật, kinh tế của dầu mỏ, một sự ngu dốt hoàn toàn về kiến thức”.
    Nhưng Chávez không là loại người để sự ngu dốt ngăn cản ông ta, năm 2001 ông đã thúc đẩy thông qua một đạo luật năng lượng mới yêu cầu các công ty dầu khí nước ngoài phải trả thêm phần trăm tiền lợi nhuận cho chính phủ, nó cũng bắt buộc PDVSA sẽ lãnh đạo tất cả hoạt động thăm dò và khai thác mỏ dầu mới, giới hạn các công ty nước ngoài chỉ có thể nắm giữ thiểu số cổ phần trong bất kỳ mối quan hệ đối tác làm ăn nào với công ty quốc gia.
    Năm 2002, Chávez đã thực hiện hai bước nữa để biến PDVSA từng là niềm tự hào quốc gia thành như một công ty riêng của mình, đầu tiên ông bổ nhiệm một chủ tịch mới, ông Gastón Parra Luzardo một giáo sư kinh tế cánh tả, một người luôn chống đối lại việc mở rộng nền kinh tế đầu tư tư nhân. Sau đó vào tháng Tư ông Chávez đã lên truyền hình trực tiếp, sau những tuyên bố làm bẽ mặt và sa thải một số các nhà quản lý PDVSA rồi thay thế họ bằng các người có cùng quan điểm chính trị. Các việc trên đã là nguyên nhân gây ra các cuộc biểu tình dữ dội của công chúng, thậm chí cấu thành một âm mưu đảo chính chống lại Chávez.
    Tổng thống Chávez đã sống sót, nhưng tiếng tăm của ông đã giảm mạnh -đặc biệt là nội bộ công ty PDVSA- đến cuối năm 2002, sự phản đối Chávez đã bùng nổ mạnh, các nhóm lao động lớn kêu gọi một cuộc đình công quốc gia với hy vọng gây áp lực buộc ông rời khỏi chức vụ, các công nhân dầu mỏ cũng tham gia ủng hộ nỗ lực này, tạo tiền đề cho những bước tiếp theo hủy diệt hoàn toàn PDVSA.
    Trong suốt hai tháng đình công sản lượng dầu mỏ của PDVSA giảm mạnh, khi các công nhân tại hiện trường ngừng bơm và các đội tàu chở dầu từ chối rời cảng, sản lượng dầu của Venezuela đã giảm từ mức gần 3 triệu thùng mỗi ngày trước khi cuộc đình công xuống mức thấp tới 200.000 thùng mỗi ngày vào tháng 12/2002.
    Điều may mắn của Chávez là các công ty dầu khí quốc tế đã từ chối tham gia các cuộc biểu tình, các công ty đa quốc gia tiếp tục sản xuất trong suốt cuộc đình công, điều này đã cứu ông qua việc làm giảm bớt tác động kinh tế của cuộc biểu tình.
    Chávez ngay lập tức phản công, trong khi đình công đang tiếp diễn, ông tập trung mục tiêu vào các nhà điều hành cấp cao bao gồm cả Juan Fernández, một trong những người tổ chức cuộc biểu tình, trong những tháng tiếp theo danh sách đen càng dài ra và đến khi khói lửa của các cuộc biểu tình cuối cùng cũng tan, Chávez đã sa thải hơn 18.000 công nhân chuyên nghiệp ngành dầu khí, hầu hết là các chuyên gia quản lý và thợ kỹ thuật của PDVSA, những người đã may mắn thoát khỏi cuộc thanh trừng trước đó.
    Cú triệt hạ vốn nhân lực của PDVSA này sẽ chứng minh sự thiệt hại lớn nhất của Chávez trong nhiều động thái chống lại công ty, ngay cả chính phủ của ông cũng sớm nhận ra tác hại mà quyết định sa thải đã gây ra. Càng ngày tai nạn và sự cố tràn dầu càng nhiều do công nhân không biết vận hành và vào năm 2005, một quan chức cấp cao của bộ năng lượng đã thừa nhận rằng sẽ mất ít nhất 15 năm để đào tạo lại các công nhân với kỹ năng chuyên nghiệp bị mất bởi vụ sa thải hàng loạt này, một quan chức khác của bộ năng lượng thậm chí còn bắn tiếng yêu cầu các nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở Caracas giúp sắp xếp đào tạo công nhân tại Hoa Kỳ. Kể từ đó và những năm kế tiếp, tình hình chỉ trở nên tồi tệ hơn, tại công ty (và cả trong nền kinh tế) bây giờ tình hình tệ đến mức nhân viên mang về nhà một khoản tiền -chỉ một vài đô la một tháng- và vẫn phải đối mặt với áp lực chính trị là phải luôn ủng hộ chế độ. Điều kiện tồi tệ như vậy đã dẫn đến chuyện nghỉ việc hàng loạt của các công nhân lành nghề. kể từ năm ngoái có hơn 25.000 người xin nghỉ việc. Theo Reuters, sự việc đã phát triển lớn đến mức một số văn phòng PDVSA đã từ chối không cho công nhân của họ nộp đơn từ chức.
    Một nhà điều hành của một công ty khai thác dầu nước ngoài lâu năm tại Venezuela nhận định: “Trước đây công ty PDVSA là một trong những công ty tốt nhất trong ngành dầu khí, họ biết cách vận hành hiệu quả nhất, các cuộc thanh trừng ồ ạt làm họ tan tác, làm mất đi những chuyên gia ở nhiều cấp độ và họ sẽ không bao giờ phục hồi được nữa”.
    Trong khi những thuộc cấp của ông hiểu rõ sự tàn phá mà ông đã gây ra thì Chávez hoặc không biết hay không quan tâm đến vẫn quyết tâm tài trợ cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đang diễn ra của mình và sử dụng số tiền ít ỏi từ xuất khẩu dầu thô giá rẻ để mua bạn bè ở nước ngoài, ông tiếp tục vắt kiệt ngành dầu khí. Sử dụng các phương pháp không rõ ràng về mặt pháp lý ông bắt đầu rút ra hàng tỷ đô la từ doanh thu PDVSA để trả cho các chương trình xã hội của mình bao gồm nhà ở, giáo dục, phòng khám bệnh và bữa trưa ở trường. Mặc dù chiến lược này có vẻ mang đến nhiều lợi thế chính trị trong thời gian ngắn, nhưng điều này cực kỳ nguy hiểm: Vì chính phủ đã rút rất nhiều tiền khỏi PDVSA, công ty dầu mỏ đành phải đầu tư ít hơn vào việc duy trì sản xuất hoặc tìm kiếm nguồn mỏ mới (do các mỏ dầu cũ dần dần cho ít dầu hơn theo thời gian khai thác, các công ty cần phải liên tục thăm dò đào giếng mới và tân trang lại các mỏ cũ đã bị thu hẹp sản lượng bằng cách bơm thêm nước hoặc khí) đặc điểm địa chất của các mỏ dầu của Venezuela là loại mỏ có tỷ lệ sụt giảm nhanh và hiện có tỷ lệ sụt giảm sản lượng rất lớn, có nghĩa là công ty khai thác mỏ Venezuela cần chi tiêu mạnh hơn các loại mỏ hóa dầu khác chỉ để giữ cho sản xuất ổn định, nhưng từ khi Chávez chi thêm thu nhập của công ty vào các lĩnh vực khác của ông, PDVSA đã buộc phải thế chấp tương lai mình để có tiền trả cho hiện tại chính trị của Chávez.
    Năm 2005, Chávez một lần nữa chĩa mũi dùi vào các công ty nước ngoài, ông một lần nữa tăng lãi suất khai thác và phạt hàng tỷ đô la tiền thuế không có thật. Sau đó ông bắt đầu buộc các công ty nước ngoài nhượng lại phần lớn các hoạt động của mình cho PDVSA, một quan chức của Đại sứ quán Hoa Kỳ mô tả vào thời điểm đó là: “Cưỡng đoạt có hệ thống, chính quyền Chávez hàng năm đã cố tình làm khó gì đó cho các công ty quốc tế hoặc là tăng thuế hoặc buộc họ phải bán dầu lấy tiền địa phương”, Những hành động khiêu khích làm bực tức các giám đốc điều hành nước ngoài, ngay cả các quan chức của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc cũng than phiền với các quan chức Hoa Kỳ về sự can thiệp của Caracas. Hai công ty Exxon Mobil và Conoco đã không chịu đựng được và rời đi. (Mùa xuân năm nay, Conoco cuối cùng đã thắng kiện trị giá 2 tỷ đô la cáo buộc PDVSA đã chiếm đoạt tài sản của mình) Tuy nhiên, nhiều hãng khác chẳng hạn như Chevron bị hấp dẫn với tiềm năng khổng lồ của Venezuela, họ vẫn chấp nhận các điều khoản mới.
    Bất chấp sự hiện diện của các công ty bám trụ này, hành vi của Chávez ngày càng thất thường, ông càng yêu cầu giảm thêm khoản đầu tư cần thiết để đưa dầu nặng ra khỏi mặt đất. Chính phủ cũng đã sử dụng doanh thu PDVSA để tài trợ cho các chương trình xã hội và trả các khoản nợ cấp bách của Venezuela. “Trong suốt thời kỳ bùng nổ giá dầu mỏ cao nhất trong lịch sử, khi mọi quốc gia khác trên thế giới tăng đầu tư vào mỏ dầu, Venezuela đã không làm như thế và sản lượng tiếp tục giảm”, theo ông Monaldi nhận định.
    Mặc cho tất cả các hành vi lạm dụng và sai lầm của Chávez, công nghiệp dầu thô Venezuela đã đứng trụ được trong một thời gian dài đáng ngạc nhiên, sản xuất hầu như ổn định từ năm 2002 (ngay trước cuộc đình công) cho đến năm 2008, khi giá dầu thế giới đạt đỉnh gần 150 đô la một thùng. Năm đó Venezuela thu được khoảng 60 tỷ đô la từ dầu mỏ. (Những con số sản xuất này đến từ OPEC, ước tính của chính phủ cao hơn nhưng không đáng tin cậy)
    Giá cao hơn nhiều so với sự sụt giảm nhẹ trong sản xuất -từ năm 2002 đến 2008, sản lượng của Venezuela đã giảm từ 2,6 triệu thùng/ngày xuống còn 2,5 triệu- cho phép Chávez tiếp tục chi tiêu và che giấu nhu cầu cần đầu tư lớn để sống còn của ngành dầu khí, nhưng ngay cả giá dầu thô cao cũng không thể che giấu những rối loạn kinh tế sâu sắc hơn do những nỗ lực của Chávez đã gây ra để xây dựng cái mà ông gọi là ”chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”. Một quốc gia từng xuất khẩu nông sản giờ phải bắt đầu nhập khẩu thực phẩm (một đặc điểm chung của lời nguyền tài nguyên) Patrick Duddy, là cựu đại sứ Hoa Kỳ ở Caracas hai nhiệm kỳ từ 2007-2008 và 2009-2010, đã kể lại: “Vào thời điểm 2007, đôi khi không có bất cứ loại sữa nào trên các kệ bán hàng: không sữa tươi, không sữa bột, ngay cả sữa cô đặc cũng không, mà đây là lúc giá dầu đang tăng vọt, thật đáng ngạc nhiên”.
    Tuyệt vọng, chính phủ lại tìm ra một cách khác để khai thác triệt để PDVSA bằng cách sử dụng bất kỳ chuyên môn quản lý nào mà công ty có nhằm để điền vào sự thiếu hụt nhân sự điều hành các bộ phận khác của nền kinh tế đang bị phá vỡ, chẳng hạn đến năm 2007 PDVSA đã bị lôi kéo vào việc sản xuất và phân phối sữa, sau đó công ty dầu khí bắt đầu nhập khẩu các loại thực phẩm cơ bản khác, từ dầu ăn đến gạo và đậu. Công ty dầu khí làm việc trong các lĩnh vực này có thể đã giúp cho quốc gia một số cứu trợ ngắn hạn cần thiết, nhưng nó càng làm phân tâm PDVSA khỏi những gì đáng lẽ phải làm là tập trung vào dầu khí, mặt kinh doanh cốt lõi của nó.
    Thực tế cuối cùng đã sụp đổ vào mùa hè năm 2014, khoảng một năm sau khi Chávez chết vì ung thư và được Maduro tiếp tục thúc đẩy. Giá dầu đã giảm từ mức cao hơn 100 đô la một thùng vào mùa hè xuống còn chưa đến một nửa vào tháng 1/2015, vào cuối năm đó dầu thô Venezuela chỉ bán được với giá dưới 30 đô la một thùng, trong khi đó ngân sách quốc gia đã dự toán dựa trên giá 60 đô la một thùng. Đến thời điểm này Venezuela đã trở nên phụ thuộc gần như hoàn toàn vào doanh thu từ dầu mỏ, chiếm khoảng 95% thu nhập xuất khẩu. Giá dầu rẻ đã đẩy nền kinh tế vào suy thoái năm 2014 và đến một cuộc khủng hoảng toàn diện vào năm 2015, với GDP thu hẹp chỉ còn gần 6% và lạm phát bùng nổ, cùng bởi vì Venezuela đã bỏ bê việc đa dạng hóa nền kinh tế, nên đất nước này không còn bất cứ lựa chọn nào khác.
    Một điểm sáng tương đối trong ngành công nghiệp dầu lửa Venezuela ngày nay là sản lượng tại các mỏ Orinoco siêu nặng điều hành bởi các công ty nước ngoài kể từ khi mở cửa từ thời những năm 1990 của ngành. Sản xuất dầu thô từ Orinoco thực sự đã tăng trưởng trong nửa đầu thập kỷ này, và ngay cả bây giờ sự sụt giảm sản xuất vẫn không đáng kể. Đây lại là một sự tương phản rõ rệt với sản lượng tụt dốc giảm tại các mỏ dầu truyền thống do PDVSA vận hành. Nhưng ngay cả lĩnh vực dầu siêu nặng đang cố gắng để giữ mức sản xuất gần với ổn định, trước khi có thể xuất khẩu loại dầu bitum nặng (heavy bitumen) PDVSA cần phải trộn nó với dầu nhẹ mới có thể bán ra được và phải kể từ ít nhất là năm 2010, sản xuất dầu nhẹ của riêng Venezuela đã giảm, điều này buộc công ty năng lượng nhà nước phải chi tiền mặt -rất cần thiết- để nhập khẩu dầu nhẹ. Venezuela cũng phải nhập khẩu xăng -thứ mà nhà nước bán lại cho người tiêu dùng với giá chỉ 4 xu một gallon- và một vấn đề ngày càng phổ biến Venezuela mất tiền khi người mua từ chối hàng dầu thô vì chất lượng kém. Trong vài trường hợp khác PDVSA thậm chí không được trả tiền. Thí dụ, trong khi nước này hiện bơm cho Trung Quốc khoảng 400.000 thùng dầu thô mỗi ngày, Bắc Kinh lấy dầu và trừ vào các khoản nợ quốc gia của Venezuela chứ không trả tiền cho PDVSA.
    Trong khi đó, bất chấp sự sụp đổ của ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela vẫn tiếp tục mua dầu thô của nước ngoài -với giá chắc chắn lỗ- để rồi vận chuyển mang cho người anh em cùng theo chế độ tư tưởng ở Cuba, một di sản cay đắng của Chávez với ý định sử dụng sự giàu có từ dầu hoả của Venezuela để mua tình bạn bè trong khu vực.
    Tất cả những vấn đề này làm cho PDVSA tiêu tốn một lượng tiền mặt khổng lồ. Ông Monaldi ước tính: “Bán dầu với giá chiết khấu, chuyển nó sang Trung Quốc (và Nga) để trả nợ quốc gia và trợ cấp cho các tài xế ở Venezuela đã khiến công ty (và cả nước Venezuela) phải trả giá hơn 20 tỷ USD mỗi năm”. Cùng với trở ngại khác, sự thiếu hụt tiền quá lớn này đã khiến PDVSA ngày càng khó trả tiền cho các công ty dịch vụ như Halliburton và Schlumberger, là các công ty giúp họ khoan dầu, năm ngoái hai công ty đã đòi hơn 1,5 tỷ đô la trong các hóa đơn chậm chưa thanh toán của PDVSA. Dĩ nhiên vì họ không được trả tiền, công việc của họ đã bị chậm trễ trên các mỏ dầu đã từng là sinh kế của Venezuela, điều đó có nghĩa là dầu nhẹ được bơm lên thậm chí còn ít hơn, khiến cho khó khăn của tất cả các ngành công nghiệp phụ thuộc càng khó giải quyết hơn.
    Hỗn hợp độc hại đó đã bùng nổ vào năm ngoái, khi sản lượng đột ngột sụp đổ 30%, đánh dấu mức giảm ròng 2 triệu thùng mỗi ngày kể từ khi Chávez đưa ra kế hoạch sử dụng nguồn dầu khổng lồ của Venezuela để xây dựng một thiên đường xã hội chủ nghĩa. Bộ dầu mỏ hiện được cho là đang chuẩn bị cho một mùa thất thu của cuối năm nay, xuống mức 1,2 triệu thùng mỗi ngày.
    Cách duy nhất cho ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela ngày nay vốn bị phá sản và thiếu nhân tài trầm trọng có thể khắc phục là phải dựa nhiều hơn vào các công ty nước ngoài, tuy nhiên ngay cả khi họ được trao quyền tự do không chắc rằng các công ty quốc tế có thể sớm xoay chuyển mọi thứ. Việc thiếu đầu tư trong những năm gần đây đã làm hại tình trạng các mỏ dầu Venezuela “Nếu làm xáo trộn mỏ dầu bằng cách sản xuất quá mức hoặc đầu tư kém, thì sau đó có thể ta không làm trở lại được như xưa nữa” đó là ý kiến từ các giám đốc điều hành của công ty dầu khí quốc tế “Họ (Venezuela)có thể đã gây ra những thiệt hại lâu dài cho các mỏ”.
    Nhưng có vẻ như Venezuela không muốn thử nghiệm đề xuất này và tiếp tục làm mọi thứ có thể để xa lánh chính những doanh nghiệp mà nó đang rất cần. Chẳng hạn vào tháng Tư, các đặc vụ của chính phủ đã bắt giữ hai giám đốc điều hành của Chevron, những người được cho là đã từ chối hợp tác trong việc yêu cầu khai thác quá mức ở các mỏ dầu, hai người đã bị giam nhiều tháng trong khi phải đối mặt với tội phản quốc có thể chịu mức án tù lên tới 30 năm.
    Cải cách thực sự sẽ đòi hỏi một sự thay đổi lớn trong quản lý kinh tế quốc gia: Kiểm soát siêu lạm phát, thiết lập tỷ giá hối đoái thực tế và ổn định, đồng thời phải xây dựng một khung pháp lý khả thi hầu cung cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài sự tin tưởng vào một cam kết ở tương lai và sự an toàn. Tất nhiên với tình hình hiện nay không thể tưởng tượng là ông Maduro sẽ làm bất cứ điều gì trong số đó, đặc biệt là sau khi giành chiến thắng gần đây (hoặc gian lận) trong cuộc bầu cử, cuộc tái-bầu cử của ông càng mang đến những rủi ro ngắn hạn thêm cho ngành dầu mỏ Venezuela.
    Hoa Kỳ đang xem xét các biện pháp trừng phạt bổ sung có thể hạn chế xuất khẩu các sản phẩm dầu thô và tinh chế của Hoa Kỳ sang Venezuela hoặc thậm chí cấm các nhà máy lọc dầu Hoa kỳ mua dầu thô từ Venezuela. Một trong hai biện pháp trên, hoặc cả hai sẽ giáng một đòn mạnh khác vào một ngành công nghiệp đã rệu rã.
    Nhận định về ý tưởng về khả năng cho việc tái cấu trúc công ty khai thác dầu mỏ Venezuela, theo ý kiến ông Burelli: “Không có tiền của nào có thể mang lại điều đó, bạn có thể tái cấu trúc một khu vực dầu mỏ với nhiều đối tác tư nhân nhưng sẽ không phải là một công ty quốc doanh như PDVSA”.
    Tổng kết, Venezuela đã quốc hữu hóa ngành công nghiệp dầu mỏ và khẳng định quyền chủ quyền của mình đối với tài nguyên vàng đen của đất nước, chỉ để đảm bảo rằng số tài sản của người Venezuela đó càng ngày lợi nhuận sẽ càng ít đi hơn. Không có ngành kinh tế chủ lực nào khác, cách duy nhất để tài trợ cho chính phủ là tăng sản lượng dầu, điều này đòi hỏi phải đầu tư tới 10 tỷ đô la mỗi năm trong một thập kỷ tới và cách duy nhất để thu hút loại đầu tư đó là cung cấp các điều khoản dễ dàng thuận lợi cho những công ty quốc tế, điều đó có nghĩa là phải chia miếng bánh lớn hơn cho họ và một phần nhỏ hơn cho nhà nước
    Như Burelli đã nói: “Để phục hồi ngành dầu mỏ, ai đó sẽ phải đầu tư vào nó theo các điều kiện có lợi của họ, không phải điều kiện của chúng tôi và điều đó sẽ không tạo ra doanh thu. Vậy, chúng ta (người Venezuela) sẽ sống bằng gì?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.