Luân Lê: TÍN NHIỆM CHÍNH TRỊ?
Luân Lê
TÍN NHIỆM CHÍNH TRỊ?
Nói như bà Chủ tịch quốc hội như dưới đây thì nghĩa là việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ là một hoạt động hình thức và chẳng giải quyết được điều gì trên thực tế. Phiếu tín nhiệm thấp được coi là bình thường thì cuối cùng là chẳng có ai coi trọng kết quả của hoạt động chính trị này trong quốc hội, nó cũng không đem tới những hệ quả có tính trách nhiệm gì đối với cả người bỏ phiếu lẫn người được bỏ phiếu.
Mà thực chất, đại biểu quốc hội đáng ra phải lấy sự tín nhiệm từ các cử tri, chứ không phải mấy ông bà đại biểu, đều cùng một tư cách là đại diện cho người dân, lại tự họp rồi tự bỏ phiếu cho nhau và thản nhiên coi mức đánh giá không tốt là một điều hết sức bình thường.
Không thể hiểu nổi với nhận thức và tư duy như thế thì làm sao mà bà ta lại có thể làm đại biểu và nhận chức Chủ tịch quốc hội, một vị trí thực sự quan trọng trong việc lập pháp và điều phối hoạt động cũng như các vai trò của sự giám sát của quốc hội đối với các nhánh quyền lực khác.
Các ông bà tự bỏ phiếu cho nhau, rồi coi việc nhận được các phiếu tín nhiệm thấp là chuyện bình thường thì cũng không hiểu là các ông bà coi cái gì là quan trọng và bất thường? Ai sẽ tôn trọng các hoạt động đó khi ngay chính các vị còn chẳng coi nó là một hoạt động thực chất và khiến cho người khác phải nhận hệ quả từ hành vi chính trị này? Và tại sao lại là các vị bỏ phiếu tín nhiệm cho nhau mà không phải là trực tiếp các cử tri, vì họ mới là người chủ quyền lực nhà nước và là người quyết định đến sự hiện diện đối với người đại biểu đại diện cho mình?
Cũng không thể nói gì hơn được, khi như một vị đại biểu quốc hội đã từng nói, phải bỏ cơ chế đảng cử dân bầu như hiện tại, vì nhân sự do đảng cơ cấu, giới thiệu và do các thiết chế trong chu trình bầu cử đều do đảng là người thiết kế, thực hiện. Người dân chỉ còn biết bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử được đề cử sẵn các danh sách từ đảng cộng sản mà hầu hết những đại biểu từ trung ương tới địa phương đều là đảng viên. Nó khiến cho việc bầu cử và bỏ phiếu của người dân, về thực chất, là một sự không có lựa chọn.
Đến Quốc hội mà còn có đảng đoàn quốc hội, nơi mà số đại biểu là đảng viên đảng cộng sản có tới 96% tổng số đại biểu trong quốc hội. Nơi mà các quyết định và hoạt động của quốc hội không nằm ngoài các đề cương và quyết định của đảng, bởi mọi tỷ lệ biểu quyết cho các quyết nghị của quốc hội chỉ cần không thấp hơn 2/3 số đại biểu là có thể thông qua và có hiệu lực.
Các vị tự tương tác trong việc tín nhiệm nhau, trong khi người dân không có quyền đánh giá sự tín nhiệm của mình với các vị, mặc dù người dân mới chính là chủ của quyền lực và nhà nước, cũng đồng thời là những kẻ còm cõi đóng thuế để nuôi sống chính thể cầm quyền.
TÍN NHIỆM CHÍNH TRỊ?
Nói như bà Chủ tịch quốc hội như dưới đây thì nghĩa là việc lấy phiếu tín nhiệm chỉ là một hoạt động hình thức và chẳng giải quyết được điều gì trên thực tế. Phiếu tín nhiệm thấp được coi là bình thường thì cuối cùng là chẳng có ai coi trọng kết quả của hoạt động chính trị này trong quốc hội, nó cũng không đem tới những hệ quả có tính trách nhiệm gì đối với cả người bỏ phiếu lẫn người được bỏ phiếu.
Mà thực chất, đại biểu quốc hội đáng ra phải lấy sự tín nhiệm từ các cử tri, chứ không phải mấy ông bà đại biểu, đều cùng một tư cách là đại diện cho người dân, lại tự họp rồi tự bỏ phiếu cho nhau và thản nhiên coi mức đánh giá không tốt là một điều hết sức bình thường.
Không thể hiểu nổi với nhận thức và tư duy như thế thì làm sao mà bà ta lại có thể làm đại biểu và nhận chức Chủ tịch quốc hội, một vị trí thực sự quan trọng trong việc lập pháp và điều phối hoạt động cũng như các vai trò của sự giám sát của quốc hội đối với các nhánh quyền lực khác.
Các ông bà tự bỏ phiếu cho nhau, rồi coi việc nhận được các phiếu tín nhiệm thấp là chuyện bình thường thì cũng không hiểu là các ông bà coi cái gì là quan trọng và bất thường? Ai sẽ tôn trọng các hoạt động đó khi ngay chính các vị còn chẳng coi nó là một hoạt động thực chất và khiến cho người khác phải nhận hệ quả từ hành vi chính trị này? Và tại sao lại là các vị bỏ phiếu tín nhiệm cho nhau mà không phải là trực tiếp các cử tri, vì họ mới là người chủ quyền lực nhà nước và là người quyết định đến sự hiện diện đối với người đại biểu đại diện cho mình?
Cũng không thể nói gì hơn được, khi như một vị đại biểu quốc hội đã từng nói, phải bỏ cơ chế đảng cử dân bầu như hiện tại, vì nhân sự do đảng cơ cấu, giới thiệu và do các thiết chế trong chu trình bầu cử đều do đảng là người thiết kế, thực hiện. Người dân chỉ còn biết bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử được đề cử sẵn các danh sách từ đảng cộng sản mà hầu hết những đại biểu từ trung ương tới địa phương đều là đảng viên. Nó khiến cho việc bầu cử và bỏ phiếu của người dân, về thực chất, là một sự không có lựa chọn.
Đến Quốc hội mà còn có đảng đoàn quốc hội, nơi mà số đại biểu là đảng viên đảng cộng sản có tới 96% tổng số đại biểu trong quốc hội. Nơi mà các quyết định và hoạt động của quốc hội không nằm ngoài các đề cương và quyết định của đảng, bởi mọi tỷ lệ biểu quyết cho các quyết nghị của quốc hội chỉ cần không thấp hơn 2/3 số đại biểu là có thể thông qua và có hiệu lực.
Các vị tự tương tác trong việc tín nhiệm nhau, trong khi người dân không có quyền đánh giá sự tín nhiệm của mình với các vị, mặc dù người dân mới chính là chủ của quyền lực và nhà nước, cũng đồng thời là những kẻ còm cõi đóng thuế để nuôi sống chính thể cầm quyền.
2 nhận xét :