Hạ viện Anh bác nhiều đề xuất sửa đổi kế hoạch Brexit
Tối hôm thứ Ba, hàng loạt các phương án sửa đổi liên quan kế hoạch về Brexit mà Thủ tướng Anh đệ trình từ tháng 01/2019 đã được Hạ viện Anh bỏ phiếu.
Ba sửa đổi đầu tiên - được đệ trình bởi lãnh đạo đảng Lao động Jeremy Corbyn, lãnh đạo tại Westminster của đảng SNP, Ian Blackford, và nghị sỹ hàng đầu của đảng Bảo thủ, Dominic Grieve - đều bị Hạ viện bác qua kết quả bỏ phiếu.
Sửa đổi của ông Corbyn có tỷ lệ 327 phiếu chống, so với 296 phiếu thuận, ông Blackford chỉ đạt 39 phiếu ủng hộ, so với 327 phiếu chống, và ông Grieve, người muốn các nghị sĩ có tròn sáu ngày để tranh luận về các lựa chọn thay thế Brexit, thua với tỷ lệ 321 phiếu chống so với 301 phiếu ủng hộ.
Bản sửa đổi thứ tư - được trình bày bởi Yvette Cooper của Đảng Lao động cũng bị bác. Nếu được thông qua, sửa đổi này sẽ bắt đầu một quy trình có thể buộc chính phủ Anh yêu cầu gia hạn Brexit.
Bà May nói rằng bà muốn mở lại các cuộc đàm phán ở Brussels với một "thông điệp nhấn mạnh" về những gì các nghị sĩ muốn.
Sửa đổi đầu tiên - được đưa ra bởi nhà lãnh đạo Đảng Lao động Jeremy Corbyn - kêu gọi kịch bản "kinh khủng về không có thỏa thuận" bị loại trừ, và sửa đổi thứ hai - được trình bởi nhà lãnh đạo tại Westminster của đảng SNP, Ian Blackford - kêu gọi gia hạn Điều 50, để loại trừ việc không có thỏa thuận và để nhấn mạnh vai trò của các quốc gia trong khối Liên hiệp Vương quốc Anh trong quá trình Brexit, cả hai đều bị Hạ viện bỏ phiếu bác bỏ.
Bản sửa đổi thứ ba - được đưa ra bởi nghị sỹ hàng đầu của đảng Bảo Thủ và là người ủng hộ nước Anh ở lại EU, Dominic Grieve - cũng đã bị bác qua cuộc bỏ phiếu.
'Quay lại Brusels'
Đề xuất này sẽ buộc chính phủ phải dành thời gian cho các nghị sĩ thảo luận về một loạt các lựa chọn thay thế cho kế hoạch Brexit của Thủ tướng trong toàn thời gian sáu ngày tại Hạ viện trước ngày 26 tháng Ba.
Ngoài ra, có bốn sửa đổi nữa được đệ trình để bỏ phiếu - trong đó có một đề nghị từ Nghị sỹ Đảng Bảo thủ Graham Brady, kêu gọi "phương án thay thế" cho backstop' hay 'đảm bảo cuối cùng' mà các nghị sĩ Đảng Bảo thủ đã được lệnh phải ủng hộ. Đây là một cơ chế quy định rằng trong trường hợp hai bên không đạt được thỏa thuận thương mại EU-Anh, biên giới CH Ireland và Bắc Ireland "vẫn không lập trạm kiểm soát".
Thủ tướng cho biết bà sẽ quay trở lại Brussels để có được "sự thay đổi quan trọng và ràng buộc về mặt pháp lý" đối với vấn đề đảm bảo cuối cùng trên đường biên giới nói trên, nhằm ngăn chặn sự quay trở lại của các chốt kiểm tra biên giới.
EU cho biết sẽ không thay đổi văn bản pháp lý đã đồng ý với Thủ tướng Anh.
Bà May nói rằng bà biết rằng EU có "khẩu vị hạn chế" đối với những thay đổi trong thỏa thuận này, nhưng bà tin rằng mình có thể "bảo đảm" cho sự thay đổi.
Bà May đã có các cuộc gọi điện đàm với các nhà lãnh đạo chủ chốt của EU trong suốt cả ngày trước khi bỏ phiếu tại Hạ Viện và bà đã nói chuyện với Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker cũng như với Thủ tướng Cộng hòa Ireland Leo Varadkar.
Tuy nhiên EU đã tỏ lập trường cứng rắn về việc không đàm phán lại theo biên tập viên vùng châu Âu của BBC Katya Adler.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.