Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2019

Bộ Công an là nơi... thải ra cho Bộ khác dọn

    Bộ Công an là nơi... thải ra cho Bộ khác dọn

  • Bởi Admin
         
    Đoan Trang
    Tại phiên kiểm điểm định kỳ (UPR) của Việt Nam ở Liên Hợp Quốc hôm thứ ba (22/1) vừa qua, đại diện Bộ Công an khẳng định rằng ở Việt Nam không có cái gọi là sự gia tăng bắt bớ những người bảo vệ nhân quyền và hoạt động xã hội trong năm 2018.
    Nghe thì bực mình vì cái giọng đối đáp đúng kiểu “gái đĩ già mồm” này, nhưng nhìn vào khía cạnh tích cực thì thấy cũng nên biểu dương đại diện Bộ Công an đã can đảm chường mặt ra trước cộng đồng quốc tế để phát biểu như thế. Chứ lâu nay, thường là Bộ ta ra cái chủ trương, rồi gọi điện, cùng lắm đánh cái dây thép chỉ đạo, sai bảo Bộ Ngoại giao và các cơ quan đối ngoại thực hiện thôi, không thèm ra mặt trực tiếp đâu. Thế giới có chất vấn, phê phán gì thì đó là việc của “các đồng chí bên ngoại giao”.
    Không lạ khi có rất nhiều lần, nhiều vụ việc, Bộ Công an là nơi... thải ra cho Bộ khác dọn, nhất là Bộ Ngoại giao khi phải đại diện cho nhà nước xã nghĩa đối diện cộng đồng quốc tế. Những người làm ngoại giao lâu năm hẳn đều không quên rằng lẽ ra Việt Nam và Mỹ đã bình thường hoá quan hệ từ lâu lắm chứ không phải đến năm 1995, mà lý do là Bộ Công an phá phách, can thiệp nhiều quá, cứ sợ bắt tay với tư bản thì mất chế độ.
    Sau này, Bộ ta lại tiếp tục phá thối nhiều lần nữa, bôi nhọ bộ mặt chính phủ, nền hành pháp và tư pháp của đất nước thêm nhiều lần nữa, như với vụ án “hai bao cao su” lịch sử năm 2010-2011 mà Bộ bày ra để bắt ông Cù Huy Hà Vũ. Năm 2017, cũng là Bộ Công an và những cái đầu đen tối trong Bộ tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh theo lệnh Phú Trọng, và gia tăng bắt bớ, đàn áp trên cả nước suốt từ đó đến nay.
    Những gì công an làm đã góp phần chủ chốt vào việc phá hoại con đường vào EVFTA của Việt Nam. Tuy thế, chính công an lại quai mồm ra đổ tại “thế lực thù địch” cản trở Việt Nam vào EVFTA. Đúng là gái đĩ già mồm thật: Nếu EU chưa chấp nhận cho Việt Nam tham gia, thì lý do họ nêu rõ ràng là vì “thành tích nhân quyền” của Việt Nam quá yếu kém. Nghĩa là thủ phạm duy nhất chính là nhà nước công an trị ở xứ này, chứ thế lực thù địch nào mà vi phạm nhân quyền ở Việt Nam được? Thế lực thù địch nào mà lại có khả năng đánh người, bắt nhốt người một cách có tổ chức, phối hợp các bên điều tra - truy tố - xét xử hành hạ người ta trong tù (ngôn ngữ công an gọi là “trại tạm giam”, “trại giam” thôi nhé, Việt Nam không có nhà tù đâu), giáng những bản án vô lương tâm lên đầu người ta?
    Khổ cho “bên ngoại giao” suốt ngày phải lúp xúp chạy theo lo hót phân, hót rác cho “bên an ninh”.
    Với những “thành tựu” phá hoại đến như vậy mà đại diện Bộ Công an còn chường mặt ra thế giới nói chuyện được thì cũng đáng biểu dương thật, biểu dương vì có da mặt dày hơn hẳn người thường.
    CẢM ƠN ĐAN MẠCH
    Vậy là phiên đối thoại UPR chu kì thứ ba của Việt Nam đã kết thúc. Việt Nam nhận được rất nhiều khuyến nghị. Có nhiều khuyến nghị cũ, có nhiều khuyến nghị mới. Có khuyến nghị theo kiểu trung lập như làm tốt SDG, phê chuẩn này, công nhận kia. Có khuyến nghị kiểu chị em bạn dì, hoan nghênh thành tựu, chia sẻ kinh nghiệm, tiếp tục nâng cao. Có khuyến nghị mang tính chỉ trích, đòi thả người này, trừng trị người kia.
    Cũng có khuyến nghị rất thẳng thắn như của Cộng hoà Czech (Tiệp Khắc cũ) đề nghị Việt Nam xây dựng môi trường cho đa nguyên chính trị ở Việt Nam (lặp lại khuyến nghị năm 2014 ở nước này về mở rộng sự tham gia chính trị của người dân, tiến tới nền dân chủ đa đảng)
    Nhưng mình muốn cảm ơn Đan Mạch vì họ đã nói ba vấn đề mà mình rất tâm huyết. Đan Mạch là một quốc gia nhỏ ở Bắc Âu, thủ đô Copenhagen. Người Đan Mạch nổi tiếng nhất...Việt Nam là thủ môn Peter Schmeichel của MU cũ và nhà văn Hans Andersen. Đan Mạch từng vô địch Euro năm 1992 và từng vào tới tứ kết France 1998. Thành tựu nhân quyền của Đan Mạch là không thể chối cãi, cũng là một tấm gương cho quốc gia vừa tự do, vừa thịnh vượng, vừa công bằng, vừa đá bóng giỏi.
    Ba khuyến nghị của Đan Mạch là:
    - Một, chấm dứt ngay mọi hình thức xét xử lưu động tại mọi cấp để đảm bảo xét xử công bằng - đây có lẽ là khuyến nghị làm bất ngờ đoàn Việt Nam nên khi thứ trưởng Bộ Ngoại Giao phản hồi thì có nói rằng trong một số trường hợp thì có áp dụng xét xử lưu động để nâng cao nhận thức pháp luật và vì... điều kiện địa hình trắc trở, ở xa, nhưng Việt Nam đang rà soát lại.
    - Hai, sửa đổi Luật An Ninh Mạng để đảm bảo tự do biểu đạt - Luật An Ninh Mạng trở thành "ngôi sao sáng" của buổi đối thoại hôm nay.
    - Ba, công nhận quyền xuất bản báo chí và xuất bản phẩm của tư nhân.
    Một lần nữa, rất cảm ơn Đan Mạch, quốc gia mình luôn yêu mến!
    #upr2019 #uprvietnam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.