Ngày 20/1/2019 chị Nguyễn Thị Quý vợ TNLT Lê Đình Lượng (15 năm tù) đã đặt chân xuống sân bay Charles de Gaule (Pháp) để vận động cho UPR (cơ chế Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát) tại Geneve, Thụy Sỹ sẽ diễn ra vào ngày mai 22/1/2019.
Trước đó, chị Nguyễn Thị Kim Thanh vợ TNLT Trương Minh Đức (12 năm tù), anh Nguyễn Trung Trọng Nghĩa con trai TNLT Mục sư Nguyễn Trung Tôn (12 năm tù) cũng đã có mặt tại Pháp để đi Genève vận động cho nhân quyền tại Việt Nam.
Chèn_tiêu_đề_của_ảnh_vào_đây
Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát hay Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (viết tắt từ tiếng Anh là UPR), là cơ chế kiểm điểm tình hình nhân quyền của mỗi nước thành viên của Liên Hợp Quốc, dưới sự bảo trợ của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc diễn ra 4 năm 1 lần. Mỗi nước thành viên đều phải lần lượt thực hiện việc rà soát tình hình nhân quyền của nước mình.
Ngoài 3 gia đình đến Genève từ trong nước, còn có các TNLT đã “ém sẵn”: Ls Nguyễn Văn Đài và Đặng Xuân Diệu (tị nạn chính trị), Giáo sư Phạm Minh Hoàng (bị nhà cầm quyền trục xuất). Đại diện của Phóng Viên Không Biên Giới, đại diện của tổ chức chống tra tấn cũng tham gia vận động nhân quyền cho Việt nam tại UPR.
Hội thảo về UPR:
Bên lề UPR có một cuộc hội thảo vào ngày hôm nay, 21/1. Ban tổ chức của hội thảo gồm:
- Christians for the Abolition of Torture (ACAT)
- Hội Bầu Bí Tương Thân
- COSUNAM (Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam)
- Destination Justice
- Hội Anh Em Dân Chủ
- Lawyers’ Rights Watch Canada
- Media Legal Defence Initiative (MLDI)
- Phong Trào Lao Động Việt
- Reporters Without Borders (RSF)
- Việt Nam Canh tân Cách mạng đảng (Việt Tân)
Diễn giả của hội thảo có:
- 3 gia đình TNLT đến từ trong nước (vừa nêu trên)
- LS. Nguyễn Văn Đài, Chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ, cựu TNLT
- Ông Đặng Xuân Diệu, nhà hoạt động, cựu TNLT
- Giáo sư Phạm Minh Hoàng, nhà hoạt động, cựu TNLT
- Bà Libby Liu, Tổng Giám Đốc Đài Á Châu Tự Do
- Bà Anne-Marie Von Arx, Dân biểu Quốc Hội tiểu bang Geneva. Qua nhiều năm nay, bà lên tiếng cho TNLT Việt Nam, đã từng đến Việt Nam trực tiếp tìm hiểu về tình hình nhân quyền ở VN.
- Luật sư nhân quyền Doreen Chen, Destination Justice. Cô hoạt động khắp thế giới và đã từng hợp tác với Giáo sư luật trường đại học Stanford, GS. Allen Weiner thực hiện và đề nạp đơn lên LHQ về 14 thanh niên Công Giáo bị bắt năm 2011.
- Cô Jade Dussart, Quản lý chương trình Á Châu của tổ chức ACAT, một tổ chức thường xuyên lên tiếng chống tra tấn trong nhà tù Việt Nam đối với tù nhân chính trị.
- Ông Hoàng Tứ Duy, Phát ngôn nhân đảng Việt Tân.
- Daniel Bastard, Trưởng văn phòng Asia, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF)
- Luật sư Saba Ashraf, đại diện tổ chức Media Legal Defence Initiative (MLDI)
- Ông Rolin Wavre, Chủ tịch Ủy Ban Việt Thụy Sỹ, COSUNAM và Phó chủ tịch Đảng Cấp Tiến Thụy Sĩ.
Lễ trao giải nhân quyền cho Trần Thị Nga và Lê Đình Lượng:
Tại hội thảo sẽ có lễ trao giải thưởng nhân quyền 2018 cho Lê Đình Lượng và Trần Thị Nga.
Hoạt động khác: Những hoạt động xung quanh UPR 2019, ngoài buổi hội thảo còn có các hoạt động khác như gặp gỡ LQH và một số đoàn đại diện thường trực của các nước Séc, Đức, Hoa Kỳ, NaUy và Thuy Sĩ và hoạt động biểu tình.
Nhiều tổ chức Việt Nam trong và ngoài nước và các NGOs quốc tế khác. cũng đã có những cuộc vận động cho nhân quyền ở VN, đã nạp hồ sơ trước đó.
Cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát UPR 2019 diễn ra trong lúc nhà cầm quyền VN siết chặt kiểm soát, đàn áp khốc liệt những người bất đồng chính kiến như hoạt động dân chủ, biểu tình chống chính sách của chính phủ. Sự đàn áp này trong năm 2018 là chưa từng thấy. Kết quả của Kiểm định định kỳ phổ quát 2019 và những hoạt động xung quanh UPR có ảnh hưởng rất quan trọng đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.