Phải thay máu Chính phủ
bauxitevn8:17 AM
Nguyễn Ngọc Chu
Khi TT Nguyễn Xuân Phúc thay thế một loạt các Bộ trưởng yếu kém bằng các Bộ trưởng tự xung phong ứng cử, thì chắc chắn Chính Phủ của ông sẽ cải thiện được năng lực.
Nhưng nếu TT Nguyễn Xuân Phúc chấp nhận thể thức tự ứng cử Bộ trưởng thì hiển nhiên ông phải chấp nhận chuỗi hệ quả liên quan. Rằng sau tự ứng cử Bộ trưởng sẽ đến lượt tự ứng cử Thủ tướng và tự ứng các chức vụ cao hơn nữa. Điều đó có nghĩa là chấp nhận khả năng mất quyền lực.
Ai cũng sợ mất quyền lực. Sự sợ hãi mất quyền lực là vô cùng to lớn mà trở thành phản lực. Chỉ có thánh hiền mới không sợ mất quyền lực. Nhưng thánh hiền thì rất ít, mà quyền lực lại quá nhiều. Bởi vậy mới sinh ra Pháp quyền để khống chế quyền lực.
Điều Việt Nam đang cần là Pháp quyền. Pháp quyền sẽ sinh ra một Chính phủ mạnh.
|
Điều Việt Nam đang cần là Pháp quyền. Pháp quyền sẽ sinh ra một Chính phủ mạnh.
Pháp quyền là cái lồng nhốt quyền lực.
Pháp quyền là cái lồng nhốt quyền lực.
Phải thay máu
Khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đệ trình danh sách các thành viên Chính phủ vào tháng Tư 2016, nhiều người dẫu còn hoài nghi nhưng vẫn mong manh kỳ vọng vào một Chính phủ liêm khiết và sáng tạo.
Nhưng đến bây giờ, thì cả hai tiêu chí liêm khiết và sáng tạo đã tan thành mây khói.
Sự tham nhũng bung ra bê bết khắp mọi nơi. Trí sáng tạo đốt đuốc lên mà không thể tìm thấy.
Sự tham nhũng bung ra bê bết khắp mọi nơi. Trí sáng tạo đốt đuốc lên mà không thể tìm thấy.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ chẳng làm được gì đặc biệt ngoài sự thụt lùi với dàn Bộ trưởng hiện nay của ông. Năng lực của một số Bộ trưởng của Chính phủ yếu đến nỗi không có cách nào để giải cứu ngoài sự thay thế.
Thay mới các Bộ trưởng
Thật khó chỉ ra được Bộ trưởng nào trong Chính phủ của TT Nguyễn Xuân Phúc xứng đáng không phải thay thế. Nhưng không khó để chỉ ra các Bộ trưởng nổi cộm dư luận trong thời gian gần đây cần phải bãi nhiệm.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế
Nếu quả thật bà Nguyễn Thị Kim Tiến đủ can đảm để đệ đơn từ chức, thì trước hết xin dành cho bà một lời cảm ơn. Bởi từ đây sẽ tạo ra tiền lệ từ chức ở cấp bộ trưởng.
Nhưng nếu bà Tiến không từ chức thì cũng phải bãi nhiệm bà.
Nhưng nếu bà Tiến không từ chức thì cũng phải bãi nhiệm bà.
Bà Tiến tuy được cơ cấu nhưng vẫn bị Đại hội khóa 12 loại khỏi BCHTƯ. Thế mà bà vẫn được ngoại lệ tiếp tục giữ chức Bộ trưởng Bộ Y tế thêm một nhiệm kỳ nữa!
Không thể liệt kê hết các tệ hại và tai họa đã xảy ra ở Bộ Y tế trong thời gian lãnh đạo của bà Tiến. Nhưng cần chỉ ra một ranh giới đỏ rằng làm nghề thầy thuốc thì trước hết phải đề cao lương tâm nghề nghiệp, thế mà tính lương y dưới thời lãnh đạo của bà Tiến ngày càng bị hủy hoại nghiêm trọng. Hơn thế nữa ngay cả cá nhân bà Tiến và gia đình cũng dính vào việc cung cấp thuốc giả. Đó là điều vượt qua ranh giới đỏ đối với người làm nghề Y chứ chưa nói đến cương vị người đứng đầu ngành. Bà Tiến phải bị bãi nhiệm.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
Ai cũng biết Bộ GTVT nắm giữ huyết mạch giao thông nên rất quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Ai cũng biết Bộ GTVT nắm giữ rất nhiều tiền bạc nên cũng vì vậy mà đầy dẫy tham nhũng. Minh chứng đau xót là vấn nạn BOT đang làm dư luận sôi sục. BOT đã phơi bày một phương diện tham nhũng trắng trợn ở Bộ GTVT.
Hạn chế máy bay để cứu giúp tàu hỏa, không mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất lên phía Bắc vào sân golf được, là những phát ngôn gây sốc của ông Trương Quang Nghĩa mà chính nó đã bộc lộ năng lực và đức độ đích thực của ông. Việc xử lý vấn nạn BOT vừa qua đã chứng tỏ ông Trương Quang Nghĩa không đủ năng lực để điều hành một bộ quan trọng như Bộ GTVT. Thay Ông Trương Quang Nghĩa càng nhanh càng tốt cho đất nước.
.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Đã quá nhiều dẫn chứng về năng lực yếu kém của ông Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ. Nền giáo dục quốc gia không thể nằm dưới sự lãnh đạo của một người vừa yếu về kiến thức sư phạm, vừa ít hiểu biết khoa học, lại còn kém về cả năng lực quản lý. Ông Phùng Xuân Nhạ không thể là người đứng đầu ngành Giáo dục Việt Nam để thúc đẩy hàng vạn các nhà khoa học dấn thân vào công việc nghiên cứu. Ông Nhạ cũng không thể đứng đầu ngành Giáo dục Việt Nam để thống lĩnh đội ngũ giáo viên hàng chục vạn người trong công cuộc đào tạo nguồn nhân lực cao cho đất nước. Phải nhanh chóng thay thế ông Nhạ bằng một ông Bộ trưởng khác để cứu ngành giáo dục quốc gia.
.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
.
4. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tương tự là trường hợp của ông Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà. Cách xử lý của ông Hà trọng vụ Formosa và vụ nhấn chìm 1 triệu m3 chất thải xuống biển của nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân đã không những chứng tỏ năng lực không tương thích với chức vụ, mà còn bộc lộ sự quanh co của ông Hà. Chưa nói đến khía cạnh tham nhũng, mà chỉ từ năng lực và sự thiếu trung thực cũng đã thừa cơ sở để bãi nhiệm ông Hà.
Hàng ngũ Bộ trưởng cần thay thế không chỉ giới hạn trong bốn bộ đã nêu trên. Mỗi người có thể liệt kê riêng cho mình một danh sách tiếp theo.
Nếu làm một phép thống kê hỏi ý kiến người dân về các vị Bộ trưởng nêu trên, chắc chắn đa số tuyệt đối sẽ đồng ý bãi nhiệm họ.
Thay Bộ trưởng bằng cách nào?
TT Nguyễn Xuân Phúc sẽ không thể cải thiện được năng lực Chính phủ nếu quy cách bổ nhiệm Bộ trưởng vẫn như cũ.
Đôn một vị Thứ trưởng đương nhiệm lên thế vị trí Bộ trưởng sẽ chẳng có nhiều tiến bộ. Điều một UV TƯ khác vào vị trí Bộ trưởng cũng không lạc quan vì năng lực của 180 UVTƯ mọi người đều đã rõ.
Muốn chọn được một Bộ trưởng mới có năng lực khả dĩ thì Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cần lựa chọn thể thức tự xung phong ứng cử.
Khi TT Nguyễn Xuân Phúc thay thế một loạt các Bộ trưởng yếu kém bằng các Bộ trưởng tự xung phong ứng cử, thì chắc chắn Chính Phủ của ông sẽ cải thiện được năng lực.
Nhưng nếu TT Nguyễn Xuân Phúc chấp nhận thể thức tự ứng cử Bộ trưởng thì hiển nhiên ông phải chấp nhận chuỗi hệ quả liên quan. Rằng sau tự ứng cử Bộ trưởng sẽ đến lượt tự ứng cử Thủ tướng và tự ứng các chức vụ cao hơn nữa. Điều đó có nghĩa là chấp nhận khả năng mất quyền lực.
Có ai tự đưa ra cơ chế để mình mất quyền lực không?
Ai cũng sợ mất quyền lực. Sự sợ hãi mất quyền lực là vô cùng to lớn mà trở thành phản lực. Chỉ có thánh hiền mới không sợ mất quyền lực. Nhưng thánh hiền thì rất ít, mà quyền lực lại quá nhiều. Bởi vậy mới sinh ra Pháp quyền để khống chế quyền lực.
Điều Việt Nam đang cần là Pháp quyền. Pháp quyền sẽ sinh ra một Chính phủ mạnh.
Pháp quyền là cái lồng nhốt quyền lực.
N.N.C.
Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.