Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Đức đình chỉ đối tác chiến lược: Liệu Tổng Bí thư có để cho Thủ tướng Phúc ngồi yên?


Đức đình chỉ đối tác chiến lược: Liệu Tổng Bí thư có để cho Thủ tướng Phúc ngồi yên?

Thủ tướng Đức Angela Merkel hoan nghênh Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khi ông đến dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Bắc Đức vào ngày 7 tháng 7 năm 2017.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hoan nghênh Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khi ông đến dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Bắc Đức vào ngày 7 tháng 7 năm 2017.
AFP
Trong những ngày qua, cuộc chiến tại Đà Nẵng đã đến đoạn cao trào, Bí thư Nguyễn Xuân Anh đã bị xử lý kỷ luật và chắc chắc sẽ mang số phận giống như cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng. Dư luận cho rằng, người thay thế "hạt giống đỏ" con trai của ông Nguyễn Văn Chi, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị  chắc chắn sẽ là người thân tín của Nguyễn Xuân Phúc và thuộc phe Nguyễn Phú Trọng. Theo đó, nhiều xác suất thì đàn em của đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là Phan Việt Cường, hiện là Phó Bí thư thường trực tỉnh Quảng Nam sẽ được ngồi ghế Bí thư Thành ủy Đà Nẵng.
Nhận định trên có lẽ là sai lầm, dẫu rằng ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lâu nay vẫn được ca tụng là một nhân vật lãnh đạo sạch hơn cả trong việc tham nhũng tiền bạc. Tuy nhiên việc tham nhũng quyền lực của ông Tổng Bí thư có biệt danh Trọng Lú thì có lẽ không có đối thủ. Mà theo cách nói của bà cựu Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan thì, ông Trọng “ăn không chừa thứ gì của các đồng chí mình ”.
Tham vọng lớn nhất của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng hiện nay là, nắm trọn 2 chức danh Chủ tịch Nước và Tổng Bí thư trong một kế hoạch có tên nhất thể hóa quyền lực. Không chỉ thế, nguồn tin khả tín từ nội bộ lãnh đạo cao cấp của Việt Nam tiết lộ, ông Trọng mới đây có tham vọng lớn hơn thế rất nhiều. Đó là ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục ngồi ghế Tổng Bí thư Đảng CSVN tại đại hội 13 sẽ diễn ra đầu năm 2021.
Việc 2 ông Đinh Thế Huynh và ông Trần Đại Quang là hai ứng viên sang giá nhất cho chức vụ Tổng Bí thư Đảng CSVN tại Đại hội giữa nhiệm kỳ (2018), coi như đã bị Tổng Bí thư Trong giết chết trên sân khấu chính trị. Nói như nhà báo Bùi Quang Vơm thì, chỉ còn ông Nguyễn Xuân Phúc là người còn khả năng và uy tín để thay thế vị trí Tổng bí thư, thì một cách đương nhiên là ông Trọng buộc phải hy sinh ông Phúc một lần nữa cho sự nghiệp của đảng, tiếp tục đảm nhận trách nhiệm cao nhất cho hết nhiệm kỳ. Dẫu rằng, ông Trọng, hiện vẫn thông qua ông Trần Quốc Vượng đang bằng mọi cố gắng đẩy chiến dịch "chống tham nhũng" tới điểm cuối cùng. Và việc ông Trần Quốc Vượng, gần đây đã và đang nổi lên như người quyền lực thứ hai, nhưng chưa thể là người số một thay thế được ông Trọng.
Cho đến bây giờ, tất cả đều nằm trong quy trình của ông Nguyễn Phú Trọng củng cố ghế quyền lực và tham vọng làm thủ lĩnh tuyệt đối, nắm trọn mọi quyền lực: Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng biết rằng, lực lượng công an, quân đội mặc dù dưới quyền điều hành và chỉ đạo của Thủ tướng, song vai trò cũng như uy tín của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với các lực lượng này quá thấp. Vì thế họ đang bằng mọi cách đánh phá ông, để lấy lòng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Vụ việc đặc vụ Việt Nam bắt cóc Trịnh Xuân Thanh tại Berlin, thủ đô của CHLB Đức là một ví dụ điển hình. Tin mới nhất, chính quyền Đức đã đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, đồng thời trục xuất thêm một nhân viên của Đại sứ quán Việt Nam. Điều đó cho thất, nếu phía Việt Nam không chịu trao trả nghi can Trịnh Xuân Thanh cho phía Đức, thì Hiệp định thương mại EFTA không thể được ký kết.
Những dấu vết trong vụ bắt cóc còn lưu lại trên xe, như các vết xước, vết máu của ông Trịnh Xuân Thanh, bình xịt gây mê chuyên dụng vẫn còn để nguyên đã cho thấy, có vẻ như những người tổ chức bắt cóc cố tình làm điều đó với mục đích để tạo điều kiện cho chính quyền CHLB Đức có bằng chứng để trừng phạt Việt Nam.
Người ta cho rằng, nếu vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh nếu đúng là do Tổng cục Tình báo Quân đội tổ chức thực hiện, thì đây là âm mưu phá nền kinh tế Việt Nam, tức là phá chính đương kim Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Ngày 30/08, tại phiên tòa xét xử Đại án tham nhũng OceanBank, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn bất ngờ khai  rằng, "Mỗi dịp tết PVN chi từ 30 đến 50 tỉ đồng. Việc chi tiền chia ra nhóm từ cấp lớn đến cấp bé, đó là thông lệ mỗi lần tết đến. Việc đó đã thành nếp từ 5-10 năm nay, quà biếu bộ thứ trưởng 5-10 triệu, có người tới 10.000 USD/lượt"
Do đó, việc các thành viên Nội các Thủ tướng Dũng, trong đó cả ông Nguyễn Xuân Phúc trong 2 nhiệm kỳ,  cũng nhận tiền hối lộ từ nhiều năm nay. Đáng chú ý, nguồn tin cao cấp trong nội bộ đảng cho biết, có nhiều bằng chứng liên quan đến bà Trần Thị Nguyệt Thu, phu nhân của đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Nguồn tin cũng cho biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã biết rất rõ điều này.
Nhận định này được củng cố thêm với thông tin, ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong chuyến công du hai ngày từ 18 đến 21/09. Hôm 18/9, ông Lưu Vân Sơn Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam để bàn về công tác nhân sự có liên quan đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông Trần Quốc Vượng Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương, kiêm Thường trực Ban Bí thư. Theo đó, ông Lưu Vân Sơn đã yêu cầu phia VN để ông Trần Quốc Vượng thay vào vị trí Thường trực Ban Bí thư một cách chính thức và xem xét lựa chọn Thủ tướng mới.
Nói với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Sơn nhấn mạnh rằng hai đảng "tạo thành một cộng đồng có chung vận mệnh", được cho là có với ngụ ý rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nên phục tùng các quyết định của lãnh đạo hai đảng.
Cũng cần phải nhắc lại, hồi tháng 10/2016, cũng ông Lưu Vân Sơn đã "đón và hội đàm với Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư TW ĐCS Việt Nam, ông Đinh Thế Huynh" khi ông Huynh sang thăm Bắc Kinh. Nay, vì lý do sức khoẻ, ông Huynh tạm nghỉ thì ông Lưu Vân Sơn đã yêu cầu phia VN để ông Trần Quốc Vượng chính thức thay vào vị trí Thường trực Ban Bí thư.
Từ đó cho thấy, những sai phạm, yếu kém và những điểm yếu của ông Nguyễn Xuân Phúc như đã nêu ở trên sẽ được ông Nguyễn Phú Trọng ghi sổ, để đến khi có ai đó đề cử ông Nguyễn Xuân Phúc vào vị trí thay thế ông Nguyễn Phú Trọng vào chức vụ Tổng BT giữa nhiệm kỳ, vào Hội nghị TW 6 sẽ diễn ra vào đầu tháng 10/2017 thì lập tức kế hoạch hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được chính thức khởi động.
Nguyên tắc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ là, tạm thời duy trì liên minh với ông Phúc, điều mà chỉ mang tính chiến thuật, để sau khi đã đánh tan tác hoặc triệt hạ sạch vây cánh của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, thì khi đó ông Nguyễn Phú Trọng sẽ sử dụng chiêu "Điểu tận cung tàng", đó là "Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàn; địch quốc phá, mưu thần vong". Nghĩa là: "Thỏ khôn chết, chó săn bị mổ làm thịt; chim bay cao hết, cung tốt vất bỏ; nước địch phá xong mưu thần bị giết". Đúng hơn, Nguyễn Phú Trọng là một kẻ luôn luôn có tâm địa phản trắc và nuốt lời. Nó cũng như việc, ông Trọng đã vá vỡ cam kết với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong Đại hội 12, đó là ông Dũng hứa sẽ về hưu sau Đại hội 12 và đổi lại, thì một số nhân vật thân tín của ông ta như Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải... sẽ được bố trí ở các chức vụ quan trọng hàng đầu. Đến hôm nay, các cam kết đó còn, mất ra sao thì ai cũng rõ.
Việc mới nhất, ngày 22/9 chính phủ Đức đã tuyên bố sẽ đình chỉ mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam chắc chắn là một đòn giáng nặng nề trước hết là đối với ông Nguyễn Xuân Phúc trong cương vị Thủ tướng Chính phủ. Vì thế sẽ đến lượt Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa lên đoạn đầu đài là chuyện hoàn toàn có thể.
Trong chính trị nói chung và chính trị VN nói riêng thì mọi thứ đều có thể xảy ra.
Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.