Thứ Ba, 4 tháng 1, 2022

Biết thêm từ “Chính đề Việt Nam” (Phần 6)

 

Biết thêm từ “Chính đề Việt Nam” (Phần 6)

Nguyễn Đình Cống

4-1-2022

Tiếp theo phần 1 — phần 2 — phần 3 — phần 4 — phần 5

12- Phần IV (A): Một lập trường thích hợp với các nhận xét trên

Biết được thực trạng và nguyên nhân rồi, nhưng để giải quyết vấn đề còn nhiều chuyện phức tap. Trước hết là “Vấn đề lãnh đạo”. Một bên theo thể chế dân chủ, pháp quyền, bên kia theo thể chế độc quyền đảng trị.

Bên dân chủ theo phương châm “thăng bằng động tiến”. Khi sự thăng bằng này bị phá vở đòi hỏi một sự lãnh đạo phi thường để tái lập. Nước Anh và Mỹ là những quốc gia điển hình, nhờ sự lãnh đạo sáng suốt đã chiến thắng được những khuynh đảo phát sinh từ nội bộ cũng như từ ngoài đưa vào.

Tùng Phong đã phân tích tình hình lịch sử các nước Đức, Pháp, Nga, Nhật về việc xử lý khi sự thăng bằng bị phá vở. Với VN, Tùng Phong viết: “Trong trường hợp VN không thể đặt vấn đề quan niệm lãnh đạo và chính thể mà không đề cập đến vấn đề CS được, vì chính là nhân danh quan niệm lãnh đạo CS mà cuộc tương tàn đã diễn ra trên mãnh đất này…”

Tiếp đến Tùng Phong trình bày khá dài về Thuyết CS. Nó được phát sinh như thế nào, đã biến thành lợi khí của nước Nga, đã nhập cảng vào châu Á và VN. Rồi ông bàn về tác dụng của lý thuyết CS. Ông viết: “Chính là điều kiện gian lao của cuộc chiến giành độc lập đã đưa một số nhà lãnh đạo các quốc gia Á châu bị tây phương chinh phục đến chỗ đồng minh với CS… Tuy nhiên cũng đã có nhiều người sáng suốt nhìn thấy… những căn bản giả tạo của thuyết CS để từ chối đồng minh với Nga Xô… Chính là sự đồng minh với CS của một số lãnh đạo của chúng ta đã làm cho công cuộc giành độc lập trở thành vô cùng tiêu hao sinh lực của dân tộc (trùng ý).

Đại diện cho phương pháp CS là Nga Xô, nhưng họ đang tiếp tục một sự thăng bằng giả tạo. Xã hội Tây phương là hình thức xã hội thích nghi với thực tế, Nhật Bản ngày nay là một chứng cứ hùng biện.

Lý thuyết CS có nhiều phản tác dụng. Tùng Phong viết: “Mục đích cuối cùng của mọi cuộc tranh đấu là vì quyền lợi của dân tộc… Sự quy phục thuyết CS sẽ đương nhiên biến sự đe dọa, thống trị của nước Tàu đối với VN thành thực tế… Chỉ nghĩ đến cái viễn ảnh ngàn năm lệ thuộc Trung Cộng mà các nhà lãnh đạo CS Miền Bắc đang sửa soạn cho dân tộc chúng ta phải khiếp đảm, thoáng nhìn vận mệnh cực kỳ đen tối cho các thế hệ tương lai”.

Cộng sản đang tạm thời hoành hành ở châu Á nhưng đã bắt đầu suy nhược ở Tây phương.

13- Phần IV (B): Tư tưởng, phương pháp và hình thức

Loại trừ CS có nghĩa là loại trừ tư tưởng, phương pháp và hình thức của nó ra ngoài mọi lĩnh vực đời sống.

Quan trọng bậc nhất là bộ máy lãnh đạo, Tùng Phong viết: “Thừa hưởng văn minh cổ Hy Lạp và La Mã, sau hơn một ngàn năm kinh nghiệm với các vấn đề lãnh đạo, đức tính chính xác về lý trí, minh bạch ngăn nắp trong tổ chức của Tây phương đã góp vào di sản văn minh nhân loại một hình thức của bộ máy lãnh đạo, hình thức Dân chủ pháp quyền có nhiều khả năng duy trì và phát triển trạng thái thăng bằng động tiến của cộng đồng”

Theo Tùng Phong thì bộ máy lãnh đạo phải bảo đảm: 1-Sự liên tục lãnh đạo quốc gia. 2-Sự chuyển quyền hòa bình. 3- Sự thay đổi người lãnh đạo. 4- Nguyên tắc thăng bằng động tiến.

Ngoài ra còn phải bảo đảm: 5- Sự lãnh đạo quốc gia mở rộng, đào tạo nhiều người lãnh đạo. 6- Sự kiểm soát người cầm quyền. 7- Sự hữu hiệu của chính quyền.

Sự liên tục đạt được với ba điều: Một là đổi mới người lãnh đạo lúc cần và cả lúc bình thường, miễn là không tạo ra hỗn loạn. Hai là sự chuyển quyền được diễn ra bình thường. Ba là hình thức tổ chức tượng trưng cho liên tục lãnh đạo quốc gia vừa thể hiện trong thực tế. Để thỏa mãn điều thứ ba, các nước dùng nhiều hình thức khác nhau, nhưng chung quy về bốn loại: Ở Pháp Quốc trưởng là Tổng thống, ở Mỹ cao nhất là Pháp viện tối cao, ở Nga là Đảng CS, ở các nước quân chủ là Vua và Hoàng gia ( như Anh, Nhât…). Trong các loại thì hình thức Đảng CS là kém hơn cả.

Theo Tùng Phong, với VN, trong bốn hình thức trên chúng ta không áp dụng được hình thức nào cho có hiệu quả. Ông đề nghị: “Chúng ta có thể đặt ra một Thượng Hội Đồng Quốc Gia gồm những người có công với Tổ quốc và thấu triệt các vấn đề lãnh đạo quốc gia… Thượng Hội đồng sẽ bầu ra một Quốc trưởng ở trong hay ngoài hàng ngũ của mình… Điều kiện thay đổi người lãnh đạo được thực hiện bằng cách giao quyền hành pháp cho một Thủ tướng, chọn trong những người lãnh đạo của hai đảng chính trị. Thủ tướng do Quốc trưởng bổ nhiêm” – (trùng ý).

Hai yếu tố chính trong trạng thái thăng bằng động tiến là quyền lợi cá nhân và quyền lợi tập thể. Tùng Phong viết: “Hai đảng chính trị đặt cho mình, một bên, mục đich là bảo vệ quyền lợi tập thể, bên kia bảo vệ quyền lợi cá nhân. Hai đảng thay nhau lãnh đạo Quốc gia dưới sự kiểm soát tương phản. Các nhà lãnh đạo hai đảng thay nhau nắm quyền hành pháp. Đảng cầm quyền đương nhiên được Quốc gia cung cấp chi phí hoạt động. Đảng đối lập cũng được Quốc gia cung cấp phương tiện hoạt động. Đại diện của hai đảng thi hành nhiệm vụ của mình ở Nghị trường, chủ yếu là lập pháp và kiểm soát hành pháp… Nhiệm vụ lập pháp phải giao cho một tổ chức lập pháp chuyên môn, gồm những nhà luật học về Hiến pháp và Luật pháp. Tổ chức nghị trường có thể đề nghị dự án luật, phản đối hay chấp nhận dự án luật(ý mới về mục đích của hai đảng, trùng ý về việc làm luật).

Sự kiểm soát trong nội bộ bằng phê bình và tự phê bình không thể nào chu đáo được – (trùng ý).

Bình luận: Tiếc cho Tùng Phong chưa biết đến bộ máy lãnh đạo gồm Đảng, Chính quyền, Mặt trận. Nếu biết thì không khéo ông bị loạn trí mà không nghĩ ra được Thượng Hội đồng Quốc gia. Chao ôi! Một bộ máy nặng nề, kém hiệu quả, lãng phí như vậy mà người ta vẫn duy trì, vẫn xưng tụng thì không biết trí tuệ của họ nằm ở đâu. Đảng cầm quyền chủ yếu chỉ trong Hành pháp, tư pháp phải hoàn toàn độc lập, còn đảng cầm quyền tham gia Lập pháp đến đâu, còn tùy tương quan trong Quốc hội (hết bình luận).

Tùng Phong trình bày về “Kỷ luật quốc gia”. Nó rất cần thiết. Nhân sự trong các cơ quan chính quyền phải có trách nhiệm, có đủ khả năng. Kỷ luật với nhân dân có hai loại là tự giác và cưỡng bách được ở trong trạng thái thăng bằng động tiến. Độc tài của CS là dạng thăng bằng chết. Phải làm sao tăng được tự giác thì mới có khả năng làm chủ vận mạng.

Tiếp đến, Tùng Phong bàn về Bộ máy quần chúng [đã có bàn qua ở Phần III (C)]. Ông viết: “Xã hội chúng ta ngày nay, sau thời Pháp thuộc, bị tan rã. Các tín hiệu tập hợp không còn. Các nhà lãnh đạo, để quy tụ quần chúng, hoặc khai thác mê tín, ở đâu cũng có, của quần chúng, hoặc áp dụng một chính sách độc tài cưỡng bách. Khai thác mê tín sẽ dẫn dắt đến một ngõ không lối thoát”.

Bình luận: Tùng Phong đã không biết đến, một thời kỳ (1945-1954) dân Việt theo CS đã tập hợp rất mạnh dưới ngọn cờ của Hồ Chí Minh với khẩu hiệu ‘Yêu nước, đấu tranh cho Độc lập’. Chỉ đến khi làm cải cách ruộng đất trở đi thì xã hội mới bị tan rã trở lại. Nhưng nếu cho rằng, thuyết CS là một thứ mê tín thì hiện nay CS đang sử dụng thứ mê tín đó kết hợp với độc tài cưỡng bách (ngưng bình luận).

Thời thuộc Pháp xã hội chúng ta chủ yếu là vô tổ chức. Tùng Phong đưa ra thí dụ về tác hại do trình độ vô tổ chức đem lại. Tiếp đến ông trình bày khá dài về: + Tác dụng của tổ chức quần chúng (mà ngày nay thường gọi là Tổ chức xã hội dân sự). + Làm thế nào để có tổ chức quần chúng. + Tổ chức quần chúng và tổ chức chính trị. + Các tổ chức quần chúng nông dân và công nhân. + Giáo dục quần chúng. + Nghiệp đoàn Tây phương.

Chế độ CS và chế độ Dân chủ đều cần các tổ chức quần chúng. Nhưng hai chế độ có mục đích khác nhau. CS nhằm đưa cá nhân vào khuôn phép, Dân chủ nhằm phát huy vai trò cá nhân.

Thường hay có sự nhầm lẫn giữa tổ chức chính trị và tổ chức quần chúng, đặc biệt CS thường lợi dụng tổ chức quần chúng để làm chính trị. Trong chế độ dân chủ pháp quyền vai trò của hai loại tổ chức được phân biệt rõ ràng.

Ở Tây phương các Nghiệp đoàn nguyên là các phường nghề nghiệp và ngày nay tổ chức nghiệp đoàn là một yếu tố quân bình quan trọng trong bộ máy quốc gia.

(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.