Thứ Hai, 24 tháng 1, 2022

“Hoàng Sa là lãnh thổ máu thịt không thể tách rời”

 

“Hoàng Sa là lãnh thổ máu thịt không thể tách rời”

Hoan nghênh việc làm đúng đắn!

Nhưng cần xây một NHÀ BIA TƯỞNG NIỆM KHẮC TÊN 75 CHIÊN SĨ ĐÃ HY SINH TRONG TRẬN HẢI CHIẾN HOÀNG SA 19/1/1974

Mạc Văn Trang

TTO 

Ngày 19-1, UBND Huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã đến thăm, viếng các nhân chứng Hoàng Sa ở Thành phố Đà Nẵng.

Ông Võ Ngọc Đồng, chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (bên phải), đến thăm gia đình ông Phạm Sô, nhân chứng từng có thời gian công tác ở Hoàng Sa - Ảnh: Phạm Lập 

Ông Võ Ngọc Đồng, Chủ tịch UBND Huyện Hoàng Sa cho biết hoạt động thăm các nhân chứng còn sống và đến nhà thắp hương tri ân những nhân chứng Hoàng Sa đã mất được tổ chức thường xuyên trong dịp 19-1.

Đây là dịp để thế hệ hôm nay ghi nhớ, biết ơn các thế hệ trước, trong công cuộc đấu tranh, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, nhất là những nhân chứng từng sống, làm việc tại quần đảo Hoàng Sa.

"Hoàng Sa là lãnh thổ máu thịt không thể tách rời. Các chú, các bác là nhân chứng sống khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với vùng đảo thiêng liêng này" - ông Đồng nói.

UBND Huyện Hoàng Sa đã đến thắp hương nhân chứng Hoàng Sa  - Võ Như Dân. Ông Võ Như Dân từng là nhân viên Trạm quan trắc Hoàng Sa, sống trên quần đảo Hoàng Sa hơn 10 năm từ năm 1956. Ông mất năm 2021, hưởng thọ 84 tuổi. 

Theo ông Lê Tiến Công, phó giám đốc phụ trách Nhà trưng bày Hoàng Sa, không chỉ riêng dịp 19-1 mới tổ chức các đợt gặp gỡ nhân chứng Hoàng Sa, mà trong nhiều năm qua đơn vị luôn nhận được sự hỗ trợ của thế hệ trước. Trong đó rất nhiều hiện vật, tư liệu có liên quan đến Hoàng Sa đã được những nhân chứng sống quyên góp để cùng hình thành nên Nhà trưng bày Hoàng Sa, giúp thế hệ sau có thêm hiểu biết về vùng biển đảo quê hương. 

Trong các sự kiện quan trọng mà UBND Huyện Hoàng Sa tổ chức đều có mặt các nhân chứng sống để họ làm cầu nối kể chuyện, giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về các thế hệ giữ đảo Hoàng Sa.

Ông Lê Tiến Công, phó giám đốc phụ trách Nhà trưng bày Hoàng Sa (bên phải), trao quà tri ân đến ông Lê Đình Rê - Ảnh: Trường Trung 

Tới thăm gia đình ông Lê Đình Rê, đoàn công tác cũng đã lắng nghe những câu chuyện trong quá trình bảo vệ quần đảo Hoàng Sa năm 1974 mà ông Rê là người chứng kiến. 

Ông Rê năm nay 79 tuổi. Thời điểm Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế 19-1-1974, ông Rê là trung úy tàu Quân vận QV 9708 tham gia cứu hộ người bị thương trong quá trình giữ đảo Hoàng Sa. 

"Tôi ước mơ một ngày nào đó lại ra khơi, có mặt ở Hoàng Sa. Dù lúc đó không còn sức, phải nằm lại Hoàng Sa, tôi cũng cam lòng", ông Rê nói.

Nguồn: Tuổi Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.