Myanmar sẽ đi về đâu sau các cuộc đàn áp bạo lực gây chết người?
Myanmar sẽ đi về đâu sau các cuộc đàn áp bạo lực gây chết người?
Hai tháng sau khi quân đội Myanmar đảo chính, hơn 500 người, trong đó có 40 trẻ em, đã bị giết trong các vụ đàn áp đầy bạo lực đối với người biểu tình.
Lãnh đạo Aung San Suu Kyi bị cáo buộc vi phạm luật bí mật nhà nước, một điều luật có từ thời thuộc địa, tội nặng nhất bà bị cáo buộc cho tới nay.
Với cáo buộc mới, bà Aung San Suu Kyi có thể bị kết án 14 năm tù.
Hồi giữa tháng Ba, Việt Nam là một trong bốn quốc gia ngăn Liên Hiệp Quốc (LHQ) có tuyên bố cứng rắn về Myanmar sau cuộc đảo chính.
Nhưng hôm 1/4, với tư cách chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an LHQ, Việt Nam đã nêu "quan ngại về tình hình bạo lực gia tăng ở Myanmar", và kêu gọi các bên ngồi xuống đối thoại để tránh bất ổn và đổ máu.
Bình luận với BBC về chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo ở Myanmar, blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cho rằng nền tảng mà nước này xây dựng được từ 2015 đến nay, theo đó công dân sở hữu được quyền của mình, sẽ là một thách thức cho chính quyền quân sự đảo chính trong thời gian tới.
"Chính quyền quân đội của Myanmar một mặt tuyên bố với thế giới rằng họ không sợ bị áp các lệnh trừng phạt vì họ đã quá quen với việc đó, nhưng mặt khác họ lại thuê tư vấn quân sự và chuyên gia để giải thích vấn đề cho Hoa Kỳ và thế giới. Điều đó cho thấy Myanmar không thể đi một mình một đường trong chính biến này," bà Như Quỳnh nói.
"Cuộc chính biến ở Myanmar đã đẩy người dân đến làn ranh vượt qua khỏi sự sợ hãi. Nếu ở Hong Kong, vài chục cái chết làm cho thế giới thương cảm thì ở Myanmar, khi trẻ em vô tội cũng chết dưới làn súng nên phong trào sẽ đi tới."
Chính quyền quân đội, sau khi bị bao vây về kinh tế, đã có hành động đơn phương ngừng bắn để tránh xảy ra một cuộc nội chiến. Điều này cho thấy phong trào đấu tranh ở Miến Điện không còn là bất tuân dân sự nữa mà có sự kêu gọi, liên kết của người biểu tình đối với các nhóm đối lập để lên tiếng bảo vệ họ.
"Tình hình ở Myanmar chắc chắn sẽ còn khốc liệt, nhưng qua lần này tôi tin rằng dân chủ ở Myanmar sẽ hồi sinh vì người dân nước này dám trả giá, dám hy sinh."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.