Thứ Hai, 26 tháng 4, 2021

Học lịch sử như thế nào cho đúng?

 

Học lịch sử như thế nào cho đúng?

Dương Quốc Chính

24-4-2021

Mỗi khi viết về chế độ cũ, phân tích thắng thua, mình đều dựa vào các bằng chứng khả tín, có dẫn nguồn và phân tích logic. Nhưng thế nào cũng có anh em thiện lành hay bò đỏ vào chửi hay phản biện, đại ý là thua là thua, đừng có đổ tại lý do khách quan, lịch sử thuộc về kẻ mạnh, thắng làm vua, thua làm giặc, lịch sử ko có chữ nếu…, rồi chửi việc xét lại lịch sử.

Suy nghĩ kiểu đó là không có tư duy lịch sử. Người ta học, đọc lịch sử với mục đích là ôn cố tri tân, hiểu quá khứ để rút kinh nghiệm cho tương lai. Chính vì thế, học/đọc lịch sử thì cốt lõi là phải phân tích dữ liệu, lật lên lật xuống các tình huống, sự kiện đã xảy ra, nếu thế này thì sẽ thế kia để phân tích các tình huống có thể xảy ra. Động cơ khiến người này làm việc kia là gì? Đại khái giống người ta phân tích về một vụ án.

Đáng tiếc là việc dạy và học Sử ở Việt Nam là thiên về học vẹt, tầm chương trích cú, học thuộc lòng các sự kiện, nên rất dễ nhồi sọ. Học sử kiểu đó khiến môn Sử trở nên khô khan, như học thuộc nghị quyết, người học sẽ chán. Việc học Sử thay vì để đạt mục đích ôn cố tri tân trở thành môn để tuyên truyền nhồi sọ theo hướng mà người biên soạn sách muốn.

Chính vì cách dạy và học như trên nên môn lịch sử trở thành môn học thuộc lòng, nhét vào ban C, thường dành cho những người kém tư duy logic. Còn nếu dạy và học theo ý mình viết thì môn sử lại là môn khá là khó vì cần kiến thức tổng hợp vì bản thân lịch sử nó đã đa ngành, ngành nào mà chả có lịch sử riêng và phần tổng quát nhất hay phải đưa vào SGK thì sẽ liên quan mật thiết đến khoa học chính trị, kinh tế vĩ mô và xã hội học. Như vậy môn Sử là rất gần với môn Triết. Mà giỏi được triết là phải thành bác học chứ không phải kiểu chẳng thi được khoa nào thì vào khoa Triết như ở Việt Nam!

Chính vì nhận thức đó nên khi viết về lịch sử mình thường chọn cách tiếp cận đa ngành. Tức là viết về sử nhưng lan man đủ các môn trong đó. Thực ra cách viết của sử gia Tây bây giờ cũng vậy, sách của họ chẳng biết xếp vào thể loại lịch sử hay khoa học hay chính trị, kinh tế. Ví dụ như sách của Jared Diamond và Yuval Noah Harari… Nhiều người trong số đó không được đào tạo ngành sử.

Quay lại việc viết về chế độ cũ, giai đoạn này không có bất cứ cuốn sách nào khách quan viết về cả các bên đối lập. Đại khái sách đúng lề thì chủ yếu trích nguồn đúng lề, nhất là nguồn kiểu hồi ký, hồi ức của các cụ, rất khó để minh định, tác giả không dám trích nguồn của bên đối lập. Đặc biệt là nguồn của tác giả VNCH. Sách của tác giả bên kia thì được phép trích nguồn phía CS, nhưng vì khả năng truy cập hạn chế do đa số tác giả ở nước ngoài nên vẫn có sự thiên lệch.

Trước hoàn cảnh đó, mình phải viết về quá khứ giống y như là phân tích về một vụ án. Từng là phải dựa vào các tư liệu đang có để dựng lên một bức tranh toàn cảnh, rồi chỉ ra các điểm mờ, điểm mù, điểm phi logic trong bức tranh đó để cùng thảo luận dựa trên phân tích logic để phục chế lại bức tranh rách nát đó. Để phân tích thì đương nhiên phải vận dụng đủ các môn khoa học và nhiều nhất là xã hội học, tâm lý học và khoa học nói chung.

Ví dụ, phân tích động cơ khiến anh Nguyễn Tất Thành “ra đi tìm đường cứu nước”. Khi đó cần dựa vào các chi tiết là bố anh bị đuổi việc, gia đình hết chỗ dựa về kinh tế, con cái phải xoay xở để kiếm ăn. Tiếp theo là câu hỏi tại sao tìm đường cứu nước lại phải xin học trường Thuộc địa để ra làm quan cai trị cho Tây? Nói cách khác là học để làm “tay sai” cho thực dân, đúng cách diễn đạt của sử gia CS. Liệu có phải không xin học được trường đó nên anh mới bất mãn để “tìm đường cứu nước”?

Ví dụ khác về việc phân tích vụ anh Tám tự thiêu để đốt kho xăng. Phân tích khoa học về sự cháy và khả năng chịu cháy của con người đã thấy nó phi logic.

Hay như chiến dịch Điện Biên Phủ, tại sao một đội quân chân đất lại bỗng dưng bắn pháo giỏi thế? Tại sao lại có thể tự chỉ huy trận đánh lớn cần phối hợp binh chủng là pháo binh và bộ binh? Tại sao chỉ dùng xe đạp thồ mà có thể đáp ứng đủ quân nhu, lương thực cho chiến dịch? Chúng ta đều cần có óc logic, kiến thức về quân sự, kinh tế… mới phân tích để trả lời được các câu hỏi đó.

Còn vô số các vụ việc tương tự. Nếu không xét lại, không phân tích chữ nếu, không phân tích động cơ, không hiểu tâm lý học, thì sao có thể đánh giá được sự thật khách quan?

Vậy mà anh em bò đỏ, thiện lành nhảy vào “phản biện” rất ngây ngô gọn lỏn: Thua là thua, đ*o nói nhiều. Gọi là bò thì lại làm mình làm mẩy, rạch mặt ăn vạ.

Thế nhưng anh em lại dùng tiêu chuẩn kép để biện hộ cho việc nghèo đói của Việt Nam là đổ lỗi cho chiến tranh liên miên rồi bị thế lực thù địch bao vây cấm vận. Nếu lý luận tương tự mình cũng sẽ phản biện: Nghèo là nghèo, ngu là ngu, đ*o nói nhiều. Chân lý thuộc về người giàu! Thằng Mỹ nó giàu nhất thế giới thì nó luôn đúng. Ờ!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.