Thứ Ba, 27 tháng 4, 2021

Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH lên tiếng về vụ Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt giam

 

Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH lên tiếng về vụ Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt giam

Việt Nam bắt giam Nguyễn Thúy Hạnh một cách tùy tiện và sách nhiễu tư pháp

INTERNATIONAL FEDERATION FOR HUMAN RIGHTS

Ngày 14 tháng 4 năm 2021

Hiếu Bá Linh (Biên dịch)

Có thể là hình ảnh về 1 người, đang đứng và văn bản cho biết '1A652023 Vietnam: Arbitrary detention of Nguyen Thuy Hanh RGENTAPPEAL Việt Nam bắt giam Nguyễn Thúy Hạnh một cách tùy tiện và sách nhiễu tư pháp INTERNATIONAL FEDERATION FOR HUMAN RIGHTS Ngày 14 tháng 4 năm 2021'

Đài quan sát Bảo vệ Nhân Quyền (The Observatory for the Protection of Human Rights Defenders), một đối tác của FIDH và Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn (OMCT), kêu gọi sự can thiệp khẩn cấp của các bạn trong tình huống sau đây ở Việt Nam.

Mô tả tình huống:

Đài Quan Sát đã được thông báo về vụ bắt và giam giữ tùy tiện bà Nguyễn Thúy Hạnh, người sáng lập “quỹ 50K”, một quỹ được thành lập để hỗ trợ gia đình các tù nhân bị giam giữ oan ức trên khắp Việt Nam. Là một nhà vận động nhân quyền nổi tiếng, bà quản lý một tài khoản Facebook nổi tiếng, nơi bà thường xuyên thảo luận về các vấn đề nhân quyền.

Ngày 7 tháng 4 năm 2021, Nguyễn Thúy Hạnh bị Công an bắt và khởi tố theo Điều 117 Bộ luật Hình sự với cáo buộc “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nếu bị kết tội, bà ấy có thể phải đối mặt với án tù từ 5 năm đến 20 năm. Hiện bà đang bị giam tại Trại tạm giam số 2, huyện Thường Tín, Hà Nội.

Nguyễn Thúy Hạnh đã nhiều lần bị chính quyền sách nhiễu vì các hoạt động của bà với tư cách là một nhà bảo vệ nhân quyền. Bà đã bị quấy rối và đe dọa nhiều lần, sau khi bà tìm cách tranh cử vào Quốc hội năm 2016 với tư cách là một ứng cử viên độc lập ở Hà Nội. Hơn nữa, nhà của bà ấy thường xuyên bị giám sát và các nhân viên cảnh sát thường ngăn cản bà ấy rời khỏi căn hộ của mình.

Vào tháng 6 năm 2018, bà đã bị tạm giữ một thời gian ngắn mà không bị buộc tội khi tham gia vào một cuộc biểu tình ôn hòa ở Hà Nội chống lại Luật An ninh mạng và Luật Đặc khu kinh tế. Sau khi được thả, bà cho biết mình đã bị cảnh sát đánh đập dã man trong quá trình thẩm vấn, dẫn đến vết thương trên mặt. Công an cũng nhiều lần thẩm vấn bà Nguyễn Thúy Hạnh về việc bà có liên quan đến Quỹ 50K.

Vào tháng 1 năm 2020, khi cảnh sát đột kích vào làng Đồng Tâm, Hà Nội nhằm chấm dứt một cuộc tranh chấp đất đai kéo dài dẫn đến một cuộc đụng độ chết người với người dân, bà đã gây quỹ để hỗ trợ gia đình của một trưởng thôn, người bị cảnh sát giết chết để trả đũa. Tài khoản ngân hàng của bà sau đó đã bị đóng băng, các nhân viên ngân hàng nói rằng công an đã buộc họ phải làm như vậy.

Đài Quan Sát bày tỏ mối quan ngại lớn nhất về việc bắt giữ tùy tiện và sách nhiễu tư pháp đối với Nguyễn Thúy Hạnh, vì dường như nó chỉ nhằm trừng phạt vì các hoạt động nhân quyền hợp pháp của bà. Đài Quan Sát kêu gọi các nhà chức trách Việt Nam hủy bỏ ngay lập tức và vô điều kiện các cáo buộc đối với Nguyễn Thúy Hạnh và chấm dứt mọi hành vi sách nhiễu, kể cả về tư pháp, đối với bà.

Các hành động được đề nghị:

Xin hãy viết thư cho các cơ quan chức năng của Việt Nam, kêu gọi họ:

I. Đảm bảo trong mọi trường hợp sự toàn vẹn về thể chất và sức khỏe tâm lý của Nguyễn Thúy Hạnh và tất cả những người bảo vệ nhân quyền khác tại Việt Nam;

ii. Trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho bà Nguyễn Thúy Hạnh vì việc giam giữ bà là tùy tiện và chỉ nhằm trừng phạt bà vì các hoạt động nhân quyền của bà;

iii. Chấm dứt mọi hành vi sách nhiễu – kể cả về tư pháp – đối với Nguyễn Thúy Hạnh và tất cả những người bảo vệ nhân quyền khác ở Việt Nam, đồng thời đảm bảo trong mọi trường hợp họ có thể thực hiện các hoạt động hợp pháp và thực hiện các quyền của mình mà không gặp bất kỳ sự cản trở nào và sợ bị trả thù.

Địa chỉ:

• Ông Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước; Email: webmaster@president.gov.vn

• Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam; Email: nguoiphatngonchinhphu@chinhphu.vn

• Ông Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam; Email: ttll.mfa@mofa.gov.vn

• Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ; Email: info@vnmission-ge.gov.vn

• Đại sứ quán Việt Nam tại Brussels, Bỉ; Email: vnemb.brussel@skynet.be

Đồng thời, hãy viết thư cho các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại nước của bạn.

———

– Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (International Federation for Human Rights – viết tắt FIDH) là một liên hiệp tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền. FIDH được thành lập vào năm 1922 và là một trong những tổ chức nhân quyền quốc tế thành lập lâu đời nhất trên toàn thế giới và ngày nay đã có 178 tổ chức thành viên tại hơn 100 quốc gia, trụ sở chính đặt ở Paris, Pháp.

– Đài quan sát Bảo vệ Nhân quyền (Đài Quan sát) được thành lập vào năm 1997 bởi FIDH và Tổ chức Thế giới Chống Tra tấn (OMCT). Mục tiêu của chương trình này là ngăn chặn hoặc khắc phục các tình huống đàn áp đối với những người bảo vệ nhân quyền. FIDH và OMCT đều là thành viên của ProtectDefenders.eu, Cơ chế Bảo vệ Nhân quyền của Liên minh Châu Âu do xã hội dân sự quốc tế thực hiện.

– Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) giữ vai trò điều phối và hỗ trợ các thành viên và liên hệ với các tổ chức liên chính phủ, tổ chức này cũng liên lạc thường xuyên với Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), Tổ chức các nước châu Mỹ (OAS), Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB).

Để liên hệ với Đài Quan Sát, hãy gọi đường dây khẩn cấp:

· E-mail: Appeals@fidh-omct.org

· Tel. FIDH: +33 (0) 1 43 55 25 18

· ĐT. OMCT: +41 (0) 22 809 49 39


Nguồn: FB Mạc Văn Trang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.