Thứ Ba, 3 tháng 12, 2019

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Phát hiện hóa đơn Bộ Công an VN thuê máy bay từ Slovakia tới Nga

Vụ Trịnh Xuân Thanh: Phát hiện hóa đơn Bộ Công an VN thuê máy bay từ Slovakia tới Nga

Không có phản hồi

Đôi lờiVụ việc chưa từng thấy, sẽ đi vào lịch sử không phải chỉ về hệ thống tư pháp Việt Nam (cụ thể là ngành Công an), mà cả về quan hệ đối ngoại của Nhà nước Việt Nam.
Ngay từ khi còn đang trong nhà tù, Trại 5 Thanh Hóa, Ba Sàm đã được biết những chi tiết rất quan trọng về vụ việc, như: có tới 3 thằng bạn – tướng Công an dính líu vào một cách hết sức ngô nghê, bị phía Đức khởi tố, ảnh hưởng ghê gớm tới quan hệ hai nước …
Đến khi ra tù, nghe/đọc nhiều, biết vụ án tạm được “khép lại”, thấy buồn cười mà chưa … buồn nói. 
Nay thì nó lại tiếp tục. Chắc sẽ có một ngày phải viết ra những gì liên quan mà mình biết, nhận xét …
Ba Sàm
04/12/2019

Trịnh Xuân Thanh tại một phiên tòa xét xử ở Hà Nội năm 2018. Một tài liệu mới tìm thấy trong kho lưu trữ của Bộ Nội vụ Slovakia cho thấy hóa đơn thuê máy bay của Bộ Công an Việt Nam từ Bratislava sang Moscow vài ngày sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra ở Đức hồi tháng 7/2017.
Trịnh Xuân Thanh tại một phiên tòa xét xử ở Hà Nội năm 2018. Một tài liệu mới tìm thấy trong kho lưu trữ của Bộ Nội vụ Slovakia cho thấy hóa đơn thuê máy bay của Bộ Công an Việt Nam từ Bratislava sang Moscow vài ngày sau vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh xảy ra ở Đức hồi tháng 7/2017.
Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của đặc vụ Việt Nam ở Berlin, Đức, cách đây hơn 2 năm lại một lần nữa được khơi lại khi một tài liệu mới được tìm thấy trong kho lưu trữ của Bộ Nội vụ Slovakia cho thấy một hóa đơn thanh toán cho chuyến bay có Bộ trưởng Công an Tô Lâm trên khoang chỉ vài ngày sau khi cựu lãnh đạo ngành dầu khí bị bắt cóc ở Đức.
Nhật báo TAZ của Đức hôm 1/12 cho biết rằng một thành viên của 1 nhóm xã hội dân sự ở Slovakia thường lên tiếng chỉ trích giới công an, ông Ivan Matušík, đã tìm thấy trong tài liệu lưu trữ một hóa đơn của Bộ Nội vụ Slovakia thu Bộ Công an Việt Nam hơn 17.000 euro chi phí chuyến bay tới Moscow vào ngày 26/7/2017.
Trước đó 3 ngày, Trịnh Xuân Thanh, từng là chủ tịch công ty PVC của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, bị các mật vụ Việt Nam bắt cóc tại một công viên ở thủ đô Berlin, theo Bộ Ngoại giao Đức.
Vào ngày 26/7/2017, một máy bay của chính phủ Slovakia đã thực hiện một chuyến bay đặc biệt tới thủ đô Moscow của Nga, mà theo truyền thông Slovakia cho biết có Bộ trưởng Công an Tô Lâm trên chuyến bay đó.
Hồi tháng 5 năm 2018, Slovakia cho biết họ đã làm việc với phía Đức để xác minh khả năng ông Tô Lâm đã sử dụng chuyến thăm của mình đến nước này hồi tháng 8/2017 để làm bình phong bắt giữ Trịnh Xuân Thanh.
Trước đó, truyền thông Đức tường thuật rằng phía Đức đã liên kết vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh với chuyến công tác chính thức của ông Tô Lâm đến Slovakia vì một số nghi phạm bắt giữ ông Thanh có thể đã có mặt ở Bratislava, thủ đô của Slovakia, khi bộ trưởng công an Việt Nam đến thành phố này.
Truyền thông Đức cho rằng phía Slovakia có thể đã giúp Việt Nam che đậy vụ việc mà họ cho là “bắt cóc.” Cho đến nay, thông tin chính thức từ phía Việt nam luôn cho rằng Trịnh Xuân Thanh “tự nguyện về nước đầu thú.”
Ông Thanh, bị Việt Nam cáo buộc làm thua lỗ hơn 3.200 tỷ đồng khi làm lãnh đạo tại Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí PVC, nhận án tù chung thân vì tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội tham ô tài sản, theo truyền thông trong nước.
Trang mạng Dalito.sk của Slovakia, hôm 20/11, trích dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ nước này, Denisa Saková, nói rằng vào tháng 10/2017, bộ của ông đã “xuất một hóa đơn trị giá 17.065,71 euro cho Bộ Công an Việt Nam cho việc sử dụng một chuyến bay đặc biệt của chính phủ tới Moscow.”
Cũng theo trang mạng này, Bộ trưởng Saková thừa nhận rằng chưa có ai từ phía Việt Nam trả hóa đơn này và hóa đơn đã được hủy bỏ theo lệnh của Bộ trưởng Nội vụ lúc đó là Robert Kalinak.
Theo truyền thông Slovakia, phái đoàn Việt Nam bay từ Slovakia sang Nga vào tháng 7/2017 cùng với Trịnh Xuân Thanh trên khoang. Ông Kalinak được nói là đã cho phái đoàn Việt Nam sử dụng máy bay của chính phủ Slovakia.
Slovakia đầu tháng 10 đã quyết định khởi tố vụ án liên quan đến vụ sử dụng máy bay của chính phủ trong vụ bắt cóc ông Thanh. Truyền thông nước này đưa tin tổng cộng có 22 người bị thẩm vấn liên quan đến vụ việc.
Vụ bắt cóc đã đẩy quan hệ giữa Việt Nam và Đức rơi vào khủng khoảng khi Berlin tạm ngừng quan hệ đối tác chiến lược với Hà Nội. Tuy nhiên, hồi đầu năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas cho biết ông sẽ thảo luận với phía Việt Nam để tái lập lại các mối quan hệ giữa hai nước sau những bất đồng trong quá khứ về vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ở Berlin.

Mời xem bài báo tiếng Đức qua FB Ngon Tran giới thiệu: 
Bà ký giả tự do Marina Mai đã viết và đăng trên báo Đức TAZ vào ngày 2.12.19 về vụ bộ công an Việt nam do ông Tô Lâm làm Bộ trưởng, đã quỵt nợ của bộ nội vụ Skowakei số tiền phí tổn (17.000 Eur) do xử dụng chuyên cơ của bộ này để chở Trịnh xuân Thanh sang Nga và sau đó dùng máy bay Air VN về Hà nội.
Rất tiếc bài này viết bằng tiếng Đức, cho nên xin mời qui bạn nào thông hiểu tiếng Đức cùng chia sẽ…
Kidnappingfall Trinh Xuan Thanh
Rechnung für Regierungsflug
2017 wurde ein vietnamesischer Ex-Kader von Berlin nach Hanoi entführt. Nun belastet eine Rechnung den damaligen slowakischen Innenminister.
BERLIN taz | Der Fall der Entführung des Ex-Politikers Trinh Xuan Thanh von Berlin nach Hanoi durch den vietnamesischen Geheimdienst bewegt wieder die Politik – aber nicht in Deutschland oder Viet­nam, sondern in der Slowakei. Dort hat der Polizeikritiker Ivan Matušík ein Dokument aus den Archiven des Innenministeriums ausgegraben, das Medien und Politik dort in Atem hält: eine Rechnung über 17.000 Euro des slowakischen Innenministeriums an das Innenministerium in Viet­nam über Flugkosten nach Moskau für den 26. Juli 2017.
An jenem Tag, drei Tage nachdem Trinh Xuan Thanh im Berliner Tiergarten gekidnappt wurde, machte ein slowakischer Regierungsjet einen kurzfristig anberaumten Sonderflug nach Moskau.
An Bord waren Vietnams Innenminister To Lam, der zuvor einen nur auf knapp eine Stunde angesetzten Besuch bei seinem damaligen slowakischen Amtskollegen Robert Kaliňák absolviert hatte, zwei vietnamesische Vizegeheimdienstchefs, mehrere mutmaßliche Mitentführer und ein Mann namens Trung Vien Luu.
Der konnte laut Augenzeugen nicht ohne Hilfe laufen und soll in seinem Pass keinen Einreisestempel für den Schengenraum gehabt haben, durfte aber dennoch mit dem Regierungsjet ausreisen: Mutmaßlich handelte es sich um das Entführungsopfer Trinh Xuan Thanh mit gefälschtem Pass.
Die Regierung in Hanoi bestreitet weiter eine Entführung
Einen solchen Plot, dass ein Entführungskommando samt seinem Opfer mit dem Regierungsflieger eines EU-Mitgliedsstaats die EU verlässt, hätte sich wohl kein Krimiautor ausdenken können, ohne sich lächerlich zu machen.
In Hanoi sitzt Trinh Xuan Thanh inzwischen eine lebenslange Haftstrafe ab. Die Regierung in Hanoi bestreitet immer noch, dass es je eine Entführung gegeben habe, und spricht von der freiwilligen Rückkehr eines reuigen Straftäters. In Berlin wurde 2018 ein eher unbedeutender Entführungshelfer zu einer Haftstrafe von drei Jahren und zehn Monaten verurteilt.
Die eigentlichen Auftraggeber hingegen hatten entweder diplomatische Immunität oder sie konnten sich nach Vietnam absetzen. Ob die Ermittlungen gegen mutmaßliche Mittäter wie den stellvertretenden Geheimdienstchef Duong Minh Hung überhaupt noch laufen, wollte die ermittelnde Bundesanwaltschaft der taz nicht mitteilen.
Die belastende Rechnung wurde nie bezahlt
In der Slowakei ist die Frage offen, ob die eigene Regierung wusste, wer da an Bord saß. Kaliňák, der Anfang 2018 als Innenminister zurückgetreten war, hatte seine Mitwisserschaft stets dementiert und sogar angeboten, sich einem Lügendetektortest zu stellen.
Die aufgetauchte Rechnung spricht jetzt eine andere Sprache. Die geforderten 17.000 Euro wurden von der Regierung in Hanoi übrigens nie bezahlt. Auf Geheiß von Kaliňák soll die Rechnung dann Ende 2017 storniert worden sein, berichtet Polizeikritiker Matušík der taz.
Das lässt nur zwei Schlüsse zu: Entweder haben die Slowaken den Vietnamesen die Flugkosten erlassen. Das würde gegen slowakisches Recht verstoßen. Oder das Geld war längst in private Kassen geflossen.
Letzteres behaupten slowakische Oppositionspolitiker wie Jozef Rajtar. „Kaliňáks Handlungen lassen sich damit erklären, dass er an der Entführung mitgewirkt hat und persönlich von ihr profitieren kann“, wird er in slowakischen Medien zitiert.
Der Strippenzieher hat sich abgesetzt
Bis heute verschwunden ist zudem derjenige, der den kurzfristig angesetzten Ministerbesuch und das Ausleihen des Regierungsjets organisiert hatte: Le Hong Quang.
Der umtriebige gebürtige Vietnamese mit slowakischer Staatsbürgerschaft war zur Zeit der Entführung Berater des damaligen slowakischen Premiers Robert Fico.
Als das Entführungsthema Mitte 2018 die Slowakei erreichte, wurde Le Hong Quang erst aus dem Staatsdienst entfernt und verschwand danach. Kurz darauf war er auf der Facebook-Seite eines Freundes bei einem Klassentreffen in Vietnam zu sehen. Seitdem fehlt jede Spur. 
Kidnappingfall Trinh Xuan Thanh: Rechnung für Regierungsflug
Marina Mai
—-
Xin tạm tham khảo bản dịch do Google thực hiện: 

Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Hóa đơn cho chuyến bay của chính phủ

Năm 2017, một cựu quan chức Việt Nam đã bị bắt cóc từ Berlin đến Hà Nội. Bây giờ, một hóa đơn được tính cho Bộ trưởng Nội vụ Slovakia khi đó.
Người đàn ông bị hai cảnh sát bắt đi.
Trịnh Xuân Thành bị bắt cóc từ Berlin được đưa ra tòa vào tháng 1 năm 2018 tại Hà NộiẢnh: Đoàn Tân / VNA / AP / dpa
BERLINE taz | Vụ bắt cóc cựu chính trị gia Trịnh Xuân Thành từ Berlin về Hà Nội bởi cơ quan mật vụ Việt Nam đang chuyển chính trị một lần nữa – nhưng không phải ở Đức hay Việt Nam, mà là ở Slovakia. Ở đó, nhà phê bình cảnh sát Ivan Matušík đã đào một tài liệu từ kho lưu trữ của Bộ Nội vụ, khiến giới truyền thông và chính trị nghi ngờ ở đó : một hóa đơn trị giá 17.000 euro của Bộ Nội vụ Slovakia cho Bộ Nội vụ Việt Nam về chi phí chuyến bay tới Moscow vào ngày 26 tháng 7 năm 2017.
Vào ngày hôm đó, ba ngày sau khi Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc ở Tiergarten của Berlin, một máy bay phản lực của chính phủ Slovakia đã thực hiện một chuyến bay đặc biệt tới Moscow trong một thời gian ngắn.
Trên tàu là Bộ trưởng Nội vụ của Việt Nam To Lam, người trước đó đã hoàn thành chỉ sau một giờ tới người đồng cấp Slovakia lúc đó là Robert Kaliňák, hai phó giám đốc dịch vụ bí mật của Việt Nam, một số kẻ bị cáo buộc là đồng phạm và một người đàn ông tên là Trung Viên Lưu.
Theo các nhân chứng, anh ta không thể đi bộ mà không có sự giúp đỡ và lẽ ra không có tem nhập cảnh cho khu vực Schengen trong hộ chiếu của mình, nhưng được phép rời đi bằng máy bay phản lực của chính phủ: có lẽ đó là nạn nhân bắt cóc Trịnh Xuân Thanh với hộ chiếu giả.
Chính quyền ở Hà Nội tiếp tục từ chối một vụ bắt cóc
Một âm mưu như vậy mà một lệnh bắt cóc với nạn nhân của anh ta rời khỏi EU với phi công chính phủ của một quốc gia thành viên EU, có thể nghĩ rằng không có nhà văn tội phạm, mà không tự lừa dối mình.
Tại Hà Nội, Trịnh Xuân Thành hiện đang thụ án chung thân . Chính phủ tại Hà Nội vẫn phủ nhận rằng đã từng có một vụ bắt cóc và nói về sự trở lại tự nguyện của một kẻ phạm tội sám hối. Tại Berlin năm 2018, một kẻ bắt cóc khá tầm thường đã bị kết án tù ba năm mười tháng.
Tuy nhiên, các khách hàng thực tế, có quyền miễn trừ ngoại giao hoặc họ có thể định cư tại Việt Nam. Cho dù cuộc điều tra chống lại các đồng phạm bị cáo buộc như phó giám đốc tình báo Dương Minh Hùng vẫn đang chạy, công tố viên điều tra liên bang không muốn nói với taz.
Hóa đơn nặng nề không bao giờ được thanh toán
Ở Slovakia, câu hỏi là liệu chính phủ của họ có biết ai đang ngồi trên tàu hay không. Kaliňák, người đã từ chức Bộ trưởng Nội vụ vào đầu năm 2018 , đã luôn phủ nhận lòng trung thành của mình và thậm chí đề nghị thực hiện một bài kiểm tra đa giác.
Dự luật đang chờ xử lý nói một ngôn ngữ khác. Ngẫu nhiên, 17.000 euro cần thiết không bao giờ được chính phủ ở Hà Nội trả. Theo lệnh của Kaliňák, dự luật đáng lẽ đã bị hủy vào cuối năm 2017, báo cáo của nhà phê bình cảnh sát Matušík the taz.
Điều này chỉ để lại hai kết luận: hoặc người Slovakia có chi phí chuyến bay của người Việt Nam. Điều đó sẽ vi phạm luật Slovakia. Hoặc tiền từ lâu đã chảy vào các quỹ tư nhân.
Sau này tuyên bố các chính trị gia đối lập Slovakia như Jozef Rajtar. “Hành động của Kaliňák có thể được giải thích bằng việc anh ta tham gia vụ bắt cóc và cá nhân có thể hưởng lợi từ việc này”, anh được trích dẫn trên truyền thông Slovakia.
Vũ nữ thoát y đã rơi ra
Cũng biến mất hôm nay là người đã tổ chức chuyến thăm cấp bộ trưởng ngắn hạn và cho mượn máy bay phản lực của chính phủ: Lê Hồng Quang.
Người Việt bản xứ nhộn nhịp với quốc tịch Slovakia là vào thời điểm cố vấn bắt cóc cho cựu Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
Khi vấn đề bắt cóc đến Slovakia vào giữa năm 2018, Lê Hồng Quang đã bị xóa khỏi dịch vụ của chính phủ và biến mất. Ngay sau đó, anh đã vào trang Facebook của một người bạn trong một cuộc hội ngộ lớp học ở Việt Nam. Kể từ đó, mọi dấu vết đều bị thiếu.


Mời xem lại:

Cảnh sát tiết lộ chi tiết ‘quy trình’ áp tải Trịnh Xuân Thanh ở Slovakia

04/08/2018

Trịnh Xuân Thanh bị áp giải ra tòa án ở Hà Nội vào ngày 8/1/2018.
Trịnh Xuân Thanh bị áp giải ra tòa án ở Hà Nội vào ngày 8/1/2018.
Cảnh sát hộ tống đoàn quan chức cấp cao Việt Nam ở Slovakia tiết lộ với báo Denník N. của Slovakia rằng ông Trịnh Xuân Thanh đã được áp tải lên máy bay trong tình trạng “vô hồn” giống như say rượu và bị đánh, với hai người xốc nách hai bên.
“Họ nói với chúng tôi rằng ông ta bị say rượu và ngã xuống cầu thang”, cảnh sát nói với báo Denník N. của Slovakia.
Những tiết lộ mới của cảnh sát Slovakia, theo Luật sư của ông Thanh, bà Petra Schlagenhauf, là “mảnh ghép cuối cùng của phần hành trình không tự nguyện” của thân chủ của bà từ Slovakia về Việt Nam, trái ngược với khẳng định lâu nay của chính phủ Việt Nam rằng ông Thanh “tự nguyện” về Việt Nam đầu thú.
Bất thường và khả nghi
Theo tường thuật của báo Dennik N, Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) bị Việt Nam truy nã, đã được đưa tới thủ đô Bratislava của Slovakia trên một chiếc xe van thuê ở Praha. Chiếc xe này đậu phía trước khách sạn Bôrik, nơi diễn ra cuộc họp giữa các quan chức Slovakia với phái đoàn quan chức cấp cao Việt Nam, đứng đầu là Bộ trưởng Công an Tô Lâm.
Cảnh sát Slovakia nói rằng có nhiều tình tiết “bất thường” và “khả nghi” trong chuyến thăm của đoàn Việt Nam. Thông thường, Slovakia không cho người nước ngoài mượn máy bay. Vì vậy, xác nhận của Bộ Nội vụ nước này về việc cho phái đoàn Việt Nam mượn chiếc máy bay của chính phủ vào “phút chót” với lý do “thay đổi nghị trình làm việc đột ngột” là chuyện “cực kỳ bất thường” đối với các cảnh vệ vốn vẫn quen nhận lệnh từ nhiều tuần trước.
Luật sư Petra Schlagenhauf nói với VOA rằng lý do Việt Nam mượn máy bay của Slovakia là “để tránh sự kiểm soát ở biên giới khi ra khỏi các quốc gia thuộc khu vực Schengen”.
Vẫn theo tường thuật của Denník N., Bộ trưởng Tô Lâm đã được đưa đến buổi họp bằng một chiếc limousine, theo sau là một chiếc limousine khác chở các thành viên còn lại của phái đoàn. Hộ tống kèm là 5 chiếc mô tô, một con số được cho là “nhiều bất thường” trong mắt các nhân viên cảnh sát.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm.
Bộ trưởng Công an Tô Lâm.
Khi phái đoàn Việt Nam đến nơi họp thì đã có 3 chiếc xe van thuê từ Praha và 1 chiếc Lexus SUV đậu sẵn trong bãi đậu xe của khách sạn, và Trịnh Xuân Thanh được cho là ở trong một trong những chiếc xe này.
“Ông ta bị đánh, bị thuốc, cái nhìn vô hồn. Không một cảnh sát nào biết đến sự hiện diện của ông ấy”, tờ báo của Slovakia tường thuật.
Trong thời gian diễn ra cuộc họp giữa các quan chức Việt Nam và Slovakia, đại diện của Việt Nam đã tiếp cận chỉ huy của đoàn hộ tống, ông Ján H., và yêu cầu ghép thêm một chiếc xe vào đoàn, cũng là một yêu cầu được cho là “bất thường”.
Giải thích chi tiết này, cựu Bộ trưởng Nội vụ Slovakia, Robert Kaliňák nói với báo SME: “Khi một quan chức cấp cao từ một quốc gia châu Á lớn đến thăm, thì điều rất phổ biến là tất cả các quan chức ở các nước láng giềng đều đến bắt tay. Không có gì là khác thường cả. Ngay cả khi có những chiếc xe van ở đó, nó cũng sẽ không gây bất kỳ sự chú ý nào”.
Lúc đầu, phía Slovakia từ chối yêu cầu của Việt Nam, nhưng sau đó đồng ý điều thêm một xe cảnh sát, thay vì ghép chiếc xe khác vào đoàn.
Gây ‘xấu hổ’ vì ‘say rượu’
Khi chiếc xe được điều tới, các cảnh sát hộ tống mới lần đầu tiên trông thấy ông Trịnh Xuân Thanh. Theo báo Denník N, cảnh sát được lệnh chuyển ông Thanh từ chiếc xe thuê ở Czech sang xe cảnh sát, và được cho biết công dân Việt Nam này “bị say và ngã xuống cầu thang” nên “điều quan trọng là phải giữ ông ta khỏi tầm mắt của Bộ trưởng Việt Nam”, vì ông ta đã gây ra tình huống “xấu hổ không thể chấp nhận được khi say xỉn”.
Hai người đàn ông Việt Nam, được cho là mật vụ, lên xe cùng với Trịnh Xuân Thanh và giữ cho ông khỏi ngã.
Đoàn xe ra đến phi trường Slovakia trên đường sang Nga vào lúc 2:29 ngày 26/7/2017 mà không phải qua bất kỳ hệ thống rà soát an ninh nào.
Denník N. cho biết, Bộ trưởng Tô Lâm là người lên máy bay đầu tiên, kế đó là một số người trong phái đoàn, và người cuối cùng là Trịnh Xuân Thanh, được xốc nách đưa lên máy bay trong tình trạng như đang say rượu và cần có người dìu.
Slovakia bác bỏ thông tin
Trong suốt cuộc điều tra vụ bắt cóc ở Đức, một số giới chức Slovakia, trong đó có cựu Bộ trưởng Nội vụ Robert Kaliňák, liên tục bị công luận lên án vì đã “tiếp tay” cho Việt Nam trong vụ bắt cóc.
Lên tiếng trên trang Facebook hôm 31/7, ông Kaliňák nói: “Tôi nhấn mạnh rằng danh sách hành khách [lên máy bay] là do giới hữu trách Việt Nam cung cấp cho chúng tôi, không có tên của công dân phạm tội người Việt, không có một ai bị thương hay bị còng tay”.
Bộ Nội vụ Slovakia nói bài báo của Denník N. là “hoàn toàn vô lý, bịa đặt và dối trá”.
Luật sư Petra Schlagenhauf. Ảnh: thoibao.de
Luật sư Petra Schlagenhauf. Ảnh: thoibao.de
​Trong khi đó, Văn phòng Tổng công tố Slovakia hôm 1/8 nói Đức có quyền tiến thành các thủ tục hình sự liên quan đến vụ bắt cóc, và các cơ quan tư pháp Đức không cung cấp thông tin cho đối tác Slovakia về vụ này.
Là người theo sát những diễn tiến liên quan đến vụ bắt có thân chủ, Luật sư Petra Schlagenhauf nói với VOA: “Những gì cảnh sát Slovakia nói với báo Denník N. đều trùng khớp với tất cả các chi tiết mà các nhà điều tra Đức đã phát hiện cho đến nay. Hơn nữa, lời khai của cảnh sát cho thấy cựu Bộ trưởng Slovakia Kalinak đã không thành thật. Ông ấy chắc hẳn biết chuyện gì xảy ra vào ngày hôm đó (ngày 26 tháng 7) tại khách sạn Borik và sân bay Bratislava”.
Nữ luật sư người Đức của ông Thanh cho đây là một vụ bê bối “gây sốc” vì những gì mà quan chức Slovakia dám làm trong bối cảnh nước này là một thành viên của Liên minh châu Âu. Theo bà, Slovakia nên tiến hành điều tra một cách nghiêm túc để làm rõ trách nhiệm của những người liên quan.
Luật sư Petra Schlagenhauf cũng khẳng định lại phán quyết của Tòa thượng thẩm Berlin hôm 25/7, cho rằng việc ông Trịnh Xuân Thanh bị bỏ tù tại Việt Nam là “bất hợp pháp”. Bà nói bà hy vọng Việt Nam sẽ “cho phép thân chủ của tôi trở về Đức, nơi ông bị bắt cóc” để “xoa dịu” cuộc khủng hoảng quan hệ giữa Việt Nam và Đức vì vụ bắt cóc chấn động này.
Đức đã “tạm ngưng” mối quan hệ đối tác với Việt Nam và trục xuất một số nhà ngoại giao Việt Nam khỏi Đức vì cho rằng vụ bắt cóc vi phạm trắng trợn luật pháp Đức và luật pháp quốc tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.