TRUNG QUỐC ĐÃ SẮP VỠ NỢ !
Các tệp tiền 100 nhân dân tệ trong một ngân hàng Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg
Quy mô vỡ nợ Trung Quốc sắp lên kỷ lục
VNE
Thứ tư, 4/12/2019, 17:49 (GMT+7)
Từ đầu tháng 11, ít nhất 15 vụ vỡ nợ đã diễn ra, nâng tổng quy mô vỡ nợ năm nay lên 120,4 tỷ nhân dân tệ (17,1 tỷ USD).
Con số này đã gần bằng kỷ lục năm ngoái - 121,9 tỷ nhân dân tệ. Dù số vụ vỡ nợ chỉ chiếm phần nhỏ trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp nội địa 4.400 tỷ USD của Trung Quốc, nó cũng làm dấy lên lo ngại tác động lan tràn khi nhà đầu tư khó đánh giá công ty nào sẽ được Bắc Kinh hỗ trợ.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang phải đi trên dây. Họ muốn thu hồi khoản bảo lãnh ngầm từ lâu đã bóp méo thị trường nợ nước này, mà không kéo tụt nền kinh tế vốn đang chịu tác động từ chiến tranh thương mại và tăng trưởng toàn cầu chậm lại. "Giới chức cảm thấy khó khăn khi phải cứu tất cả công ty", Wang Ying - nhà phân tích tại Fitch Ratings cho biết.
Năm nay, sự lo lắng về khối nợ tại Trung Quốc đã lan ra hàng loạt ngành công nghiệp, từ bất động sản, thép đến phần mềm và năng lượng mới. Số doanh nghiệp phải chật vật trả nợ cũng mở rộng từ công ty tư nhân, công ty nhà nước đến mảng kinh doanh của các trường đại học.
Peking University Founder Group thuộc Đại học Bắc Kinh hôm thứ hai không thể hoàn trả 2 triệu nhân dân tệ trái phiếu đáo hạn. Cùng ngày, Tunghsu Optoelectronic Technology không thể trả cả tiền gốc và lãi cho 1,7 tỷ nhân dân tệ trái phiếu.
Các dấu hiệu gần đây trên thị trường nợ quốc tế của Trung Quốc cũng không mấy khả quan. Tewoo Group - một công ty thương mại lớn tại Thiên Tân có thể trở thành công ty quốc doanh lớn nhất Trung Quốc vỡ nợ trái phiếu quốc tế trong hơn 20 năm qua tại đây. Theo các nhà đầu tư, Tewoo Group có thể vỡ nợ 300 triệu USD trái phiếu đáo hạn ngày 16/12.
Dù đối mặt với hàng loạt tin xấu, các nhà phân tích cho rằng rủi ro khủng hoảng nợ có hệ thống tại Trung Quốc vẫn còn xa vời. "Trung Quốc là thị trường lớn với nhiều tổ chức phát hành trái phiếu. Vì vậy, xảy ra một số vụ vỡ nợ cũng là chuyện tự nhiên", Todd Schubert - Giám đốc mảng công cụ trả lãi cố định tại Bank of Singapore nhận xét. Tỷ lệ vỡ nợ nội địa tại Trung Quốc năm nay được dự báo vẫn tương đương năm ngoái, với 0,5%, S&P Global Ratings hồi tháng trước cho biết.
Dù vậy, trong một báo cáo hôm qua, Fitch cho biết tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu của các công ty tư nhân Trung Quốc đã lên kỷ lục 4,5% trong 10 tháng đầu năm. Con số này có thể còn cao hơn nữa, do nhiều công ty thỏa thuận riêng với trái chủ, thay vì qua các trung tâm thanh toán bù trừ. Trong khi đó, tỷ lệ vỡ nợ với các công ty quốc doanh chỉ là 0,2%, nhờ hỗ trợ tài chính từ chính phủ và khả năng tiếp cận vốn ngân hàng tốt hơn.
Từ năm ngoái, khi khối nợ doanh nghiệp lên kỷ lục 165% GDP, giới chức Trung Quốc đã thoải mái hơn với việc để các công ty vỡ nợ, nhằm tăng sức ép tuân thủ quy định với cả tổ chức phát hành và nhà đầu tư. "Vỡ nợ tăng lên là một phần tất yếu trong chu kỳ của thị trường tín dụng", Anne Zhang - Giám đốc Công cụ trả lãi cố định châu Á tại JPMorgan Private Bank cho biết, "Trong dài hạn, điều này có lợi trong việc giúp thị trường hình thành cơ chế định giá rủi ro".
Dù vậy, nhà đầu tư sẽ tránh được nhiều thiệt hại hơn nếu giới chức cải thiện tính minh bạch trong quá trình quản lý vỡ nợ, Cindy Huang - nhà phân tích tại S&P Global Ratings cho biết. "Đến nay, cả việc vỡ nợ và hồi phục đều không đoán trước được. Việc này sẽ làm giảm niềm tin của nhà đầu tư và suy yếu thị trường tín dụng Trung Quốc", Huang kết luận.
Hà Thu (theo Bloomberg)
Thứ tư, 4/12/2019, 17:49 (GMT+7)
Từ đầu tháng 11, ít nhất 15 vụ vỡ nợ đã diễn ra, nâng tổng quy mô vỡ nợ năm nay lên 120,4 tỷ nhân dân tệ (17,1 tỷ USD).
Con số này đã gần bằng kỷ lục năm ngoái - 121,9 tỷ nhân dân tệ. Dù số vụ vỡ nợ chỉ chiếm phần nhỏ trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp nội địa 4.400 tỷ USD của Trung Quốc, nó cũng làm dấy lên lo ngại tác động lan tràn khi nhà đầu tư khó đánh giá công ty nào sẽ được Bắc Kinh hỗ trợ.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang phải đi trên dây. Họ muốn thu hồi khoản bảo lãnh ngầm từ lâu đã bóp méo thị trường nợ nước này, mà không kéo tụt nền kinh tế vốn đang chịu tác động từ chiến tranh thương mại và tăng trưởng toàn cầu chậm lại. "Giới chức cảm thấy khó khăn khi phải cứu tất cả công ty", Wang Ying - nhà phân tích tại Fitch Ratings cho biết.
Năm nay, sự lo lắng về khối nợ tại Trung Quốc đã lan ra hàng loạt ngành công nghiệp, từ bất động sản, thép đến phần mềm và năng lượng mới. Số doanh nghiệp phải chật vật trả nợ cũng mở rộng từ công ty tư nhân, công ty nhà nước đến mảng kinh doanh của các trường đại học.
Peking University Founder Group thuộc Đại học Bắc Kinh hôm thứ hai không thể hoàn trả 2 triệu nhân dân tệ trái phiếu đáo hạn. Cùng ngày, Tunghsu Optoelectronic Technology không thể trả cả tiền gốc và lãi cho 1,7 tỷ nhân dân tệ trái phiếu.
Các dấu hiệu gần đây trên thị trường nợ quốc tế của Trung Quốc cũng không mấy khả quan. Tewoo Group - một công ty thương mại lớn tại Thiên Tân có thể trở thành công ty quốc doanh lớn nhất Trung Quốc vỡ nợ trái phiếu quốc tế trong hơn 20 năm qua tại đây. Theo các nhà đầu tư, Tewoo Group có thể vỡ nợ 300 triệu USD trái phiếu đáo hạn ngày 16/12.
Dù đối mặt với hàng loạt tin xấu, các nhà phân tích cho rằng rủi ro khủng hoảng nợ có hệ thống tại Trung Quốc vẫn còn xa vời. "Trung Quốc là thị trường lớn với nhiều tổ chức phát hành trái phiếu. Vì vậy, xảy ra một số vụ vỡ nợ cũng là chuyện tự nhiên", Todd Schubert - Giám đốc mảng công cụ trả lãi cố định tại Bank of Singapore nhận xét. Tỷ lệ vỡ nợ nội địa tại Trung Quốc năm nay được dự báo vẫn tương đương năm ngoái, với 0,5%, S&P Global Ratings hồi tháng trước cho biết.
Dù vậy, trong một báo cáo hôm qua, Fitch cho biết tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu của các công ty tư nhân Trung Quốc đã lên kỷ lục 4,5% trong 10 tháng đầu năm. Con số này có thể còn cao hơn nữa, do nhiều công ty thỏa thuận riêng với trái chủ, thay vì qua các trung tâm thanh toán bù trừ. Trong khi đó, tỷ lệ vỡ nợ với các công ty quốc doanh chỉ là 0,2%, nhờ hỗ trợ tài chính từ chính phủ và khả năng tiếp cận vốn ngân hàng tốt hơn.
Từ năm ngoái, khi khối nợ doanh nghiệp lên kỷ lục 165% GDP, giới chức Trung Quốc đã thoải mái hơn với việc để các công ty vỡ nợ, nhằm tăng sức ép tuân thủ quy định với cả tổ chức phát hành và nhà đầu tư. "Vỡ nợ tăng lên là một phần tất yếu trong chu kỳ của thị trường tín dụng", Anne Zhang - Giám đốc Công cụ trả lãi cố định châu Á tại JPMorgan Private Bank cho biết, "Trong dài hạn, điều này có lợi trong việc giúp thị trường hình thành cơ chế định giá rủi ro".
Dù vậy, nhà đầu tư sẽ tránh được nhiều thiệt hại hơn nếu giới chức cải thiện tính minh bạch trong quá trình quản lý vỡ nợ, Cindy Huang - nhà phân tích tại S&P Global Ratings cho biết. "Đến nay, cả việc vỡ nợ và hồi phục đều không đoán trước được. Việc này sẽ làm giảm niềm tin của nhà đầu tư và suy yếu thị trường tín dụng Trung Quốc", Huang kết luận.
Hà Thu (theo Bloomberg)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.