Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

Địa chính trị dầu khí

Địa chính trị dầu khí

3-12-2019
Ảnh: internet
Thông tin Nga và Trung Quốc ký thoả thuận xây dựng đường ống dẫn khí trị giá 52 tỷ USD nối vùng viễn Đông Nga vào Đông Bắc Trung Quốc cho thấy sự gắn kết ngày càng nhiều giữa hai nước ở lục địa Á – Âu. Nhưng điều này có nghĩa là gì với từng nước và với địa chính trị khu vực?
1. Đối với nước Nga. Đây hẳn là một tin buồn dù quan hệ giữa Moscow và Ankara đã được cải thiện rất nhiều khi Thổ đã mua S400 của Nga. Nhưng với việc đường ống dẫn khí từ Azerbaijan qua vùng Anatolia của nước này để tới châu Âu, điều đó không chỉ đánh dấu việc các nước Caucasus đã tìm thấy đường bán khí đốt sang châu Âu lần đầu tiên không cần qua Nga, nó có thể mở đường cho cả các nước Trung Á đi qua Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Iran. Và điều đó tương tự như việc chặt hết “lợi thế địa chính trị năng lượng” của nga trải dài từ Trung Á tới Tây Á và Trung Đông.
Nếu Mỹ nối được đường ống bán dầu và khí cho châu Âu qua ngả Đại Tây dương, Nga sẽ chỉ còn dựa vào bán vũ khí để duy trì kinh tế và ảnh hưởng. Trong bối cảnh ấy, Nga sẽ phải tìm cách bán năng lượng cho Trung Quốc và Nhật Bản. Nhưng vị thế đàm phán rõ ràng không còn như năm 2014 khi Nga có thể bán cho Trung Quốc hợp đồng dầu mỏ trị giá 400 tỷ USD với mức 120$/thùng. Vùng Viễn Đông trắng tuyết không người sẽ là vùng chịu ảnh hưởng khi người Trung Quốc từ Hắc Long Giang tràn qua làm ăn ngày càng nhiều và nước Nga có thể sớm cảm nhận được vị thế phụ thuộc, bị thu hẹp ảnh hưởng là như thế nào.
2. Với Trung Quốc. Hợp đồng này có ý nghĩa nhất định về năng lượng bởi nó sẽ giúp miền Bắc Trung Quốc chống chọi tốt hơn khi mùa Đông đến. Cùng với khí đốt nhập từ Turkmenistan, các đường ống Đông Bắc sẽ cung cấp cho Bắc Kinh thêm khoảng 6-8% nhu cầu khí đốt trong tổng cầu. Đó là một con số tương đối khiêm tốn. Ngoài ra, dầu mỏ – thứ cần cho công nghiệp và quốc phòng – vẫn phụ thuộc quá nhiều và nguồn cung qua eo Malacca (chiếm tới 80% nguồn cung vào Trung Quốc). Vì thế, hãy cùng chờ đợi xem khi nào dự án 400 tỷ USD đi vào vận hành.
3. Đối với địa chính trị khu vực. Những gắn kết giữa Moscow – Bắc Kinh – Teheran – Ankara đang ngày càng rõ ràng hơn. Nga đã mất dần ảnh hưởng ở Trung Á vào tay Trung Quốc, ảnh hưởng ở Caucasus vào tay Thổ và Iran. Nhưng quá sớm để nói rằng một liên minh chống Mỹ (do Trung Quốc dẫn đầu) đã hình thành. Lý do đơn giản là không nước nào đủ sức cung cấp sự thay thế về tài chính và công nghệ như Mỹ hoặc như Liên Xô khi chưa sụp đổ năm 1991.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.