CỰU TỔNG TRƯỞNG KINH TẾ VNCH PHẠM KIM NGỌC QUA ĐỜI
Ông Phạm Kim Ngọc, cựu Tổng Trưởng Kinh Tế nói chuyện trong buổi hội thảo về Việt Nam Cộng Hòa tại Đại Học Berkeley, năm 2016. (Hình: Bùi Văn Phú/VOA)
Cựu Tổng Trưởng Kinh Tế VNCH Phạm Kim Ngọc qua đời
14-12-2019
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Ông Phạm Kim Ngọc, cựu Tổng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Cộng Hòa, đã qua đời ngày 14 Tháng Mười Hai, 2019, tại Sài Gòn, hưởng thọ 92 tuổi.
Ông Phạm Kim Ngọc là vị tổng trưởng Kinh Tế lâu dài nhất của Việt Nam Cộng Hòa, từ Tháng Mười, 1969, dưới thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu; trước đó ông đã làm thứ trưởng Bộ Kinh Tế vào giữa năm 1966 trong một thời gian ngắn. Năm 1973, ông rời chính phủ và thành lập Ngân Hàng Nông Doanh, hoạt động cho tới Tháng Tư, 1975. Từ năm 1975, ông sống ở tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.
Ông Phạm Kim Ngọc sinh năm 1928 tại Hà Nội, qua Anh năm 1949, tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại Đại Học Southampton vào năm 1952. Ông học thêm các bằng BSc về tiền tệ, ngân hàng tại London School of Economics; đồng thời tập sự ở ngân hàng Chartered Bank. Năm 1955 ông bỏ học bằng MSc về tài chính quốc tế trở về nước, làm việc tại Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín cho tới năm 1967, khi ông tham gia thành lập một công ty đầu tư.
Năm 1969, ông Nguyễn Hữu Hanh, cựu Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia, được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mời làm tổng trưởng Kinh Tế nhưng đã đề cử ông Phạm Kim Ngọc. Tổng Thống Thiệu và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm yêu cầu ông Phạm Kim Ngọc tiến hành một chương trình “khắc khổ” với mục đích chuyển hướng nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa từ tình trạng phụ thuộc vào viện trợ Mỹ qua một nền kinh tế tự lập,
Ông Phạm Kim Ngọc và Tổng Trưởng Tài Chính Nguyễn Bích Huệ đã soạn thảo sắc thuế hơn 200 loại thuế đánh trên hàng nhập cảng, từ các nhu yếu phẩm như đường, xăng và dầu diesel cho đến các xa xỉ phẩm như rượu vang và rượu mạnh nhằm mục đích tăng doanh thu của chính phủ thêm 40 tỷ đồng Việt Nam. Một mình ông Ngọc đã bị Quốc Hội và báo chí chỉ trích, trong khi thi hành một chính sách hợp lý của chính phủ.
Sau này, tại một hội nghị về chế độ Việt Nam Cộng Hòa tại Đại Học Berkeley, năm 2016, ông Phạm Kim Ngọc công nhận chương trình này không thành công, vì thiếu thực tế. Việc áp dụng thuế “khắc khổ” và vượt quá khả năng của guồng máy Bộ Kinh Tế, không đủ để theo dõi số hàng tồn kho của khu vực tư nhân, để có thể tách ra số lượng hàng cũ không bị đánh thuế phải bán với giá cũ khỏi số lượng hàng mới được bán với giá cao hơn vì thuế mới. Cuối cùng, chính phủ chỉ tăng thu được 4 tỷ đồng Việt Nam và thâm thủng ngân sách năm 1969 đã tăng lên 51 tỷ đồng, khi hối suất chính thức là 118 đồng đổi một đô la Mỹ. Trong bài thuyết trình ông nhớ lại, coi đó là “một cơn ác mộng. Nó chỉ cho phép các nhà nhập cảng khôn khéo âm mưu với các quan chức tham nhũng để trốn thuế.”
Trong thời gian Mỹ cắt viện trợ, lạm phát gia tăng, các chương trình kinh tế, tài chính của Việt Nam Cộng Hòa nhằm tiến đến tự lập khiến dư luận càng bất mãn, và ông Phạm Kim Ngọc bất đắc dĩ “đã trở thành người phát ngôn” cho các quyết định của chính phủ, vì những người khác không ai “thích đứng ra trước công chúng.” Ông đã bình thản chấp nhận những búa rìu của dư luận, trở thành một nạn nhân của thời cuộc.
Một thành tích quan trọng của của ông Phạm Kim Ngọc là phát khởi chương trình tìm dầu lửa ở ngoài khơi Biển Đông. Ông đã trình Quốc Hội dự luật về khai thác dầu và được thông qua, thương thuyết với các công ty dầu quốc tế để bắt đầu việc dò tìm và nhờ các chuyên viên dầu lửa Iran cố vấn trong việc thương thuyết này. Chính phủ Iran hỗ trợ công tác này sau khi ông Phạm Kim Ngọc được một người bạn cũ giúp đỡ, vì đã cùng học ở London School of Economics, đang làm bộ trưởng Tài Chính Iran. Khi công ty Shell khám phá ra dấu hiệu có dầu, người dân Việt Nam Cộng Hòa mừng rỡ vì nghĩ sẽ đến ngày không cần viện trợ kinh tế của Mỹ.
Thi hài ông Phạm Kim Ngọc sẽ được hỏa táng tại Trung Tâm Hỏa Táng Bình Hưng Hòa, Việt Nam, vào ngày Thứ Hai, 16 Tháng Mười Hai, 2019. (ĐT)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Ông Phạm Kim Ngọc, cựu Tổng Trưởng Kinh Tế Việt Nam Cộng Hòa, đã qua đời ngày 14 Tháng Mười Hai, 2019, tại Sài Gòn, hưởng thọ 92 tuổi.
Ông Phạm Kim Ngọc là vị tổng trưởng Kinh Tế lâu dài nhất của Việt Nam Cộng Hòa, từ Tháng Mười, 1969, dưới thời Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu; trước đó ông đã làm thứ trưởng Bộ Kinh Tế vào giữa năm 1966 trong một thời gian ngắn. Năm 1973, ông rời chính phủ và thành lập Ngân Hàng Nông Doanh, hoạt động cho tới Tháng Tư, 1975. Từ năm 1975, ông sống ở tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ.
Ông Phạm Kim Ngọc sinh năm 1928 tại Hà Nội, qua Anh năm 1949, tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại Đại Học Southampton vào năm 1952. Ông học thêm các bằng BSc về tiền tệ, ngân hàng tại London School of Economics; đồng thời tập sự ở ngân hàng Chartered Bank. Năm 1955 ông bỏ học bằng MSc về tài chính quốc tế trở về nước, làm việc tại Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín cho tới năm 1967, khi ông tham gia thành lập một công ty đầu tư.
Năm 1969, ông Nguyễn Hữu Hanh, cựu Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia, được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mời làm tổng trưởng Kinh Tế nhưng đã đề cử ông Phạm Kim Ngọc. Tổng Thống Thiệu và Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm yêu cầu ông Phạm Kim Ngọc tiến hành một chương trình “khắc khổ” với mục đích chuyển hướng nền kinh tế Việt Nam Cộng Hòa từ tình trạng phụ thuộc vào viện trợ Mỹ qua một nền kinh tế tự lập,
Ông Phạm Kim Ngọc và Tổng Trưởng Tài Chính Nguyễn Bích Huệ đã soạn thảo sắc thuế hơn 200 loại thuế đánh trên hàng nhập cảng, từ các nhu yếu phẩm như đường, xăng và dầu diesel cho đến các xa xỉ phẩm như rượu vang và rượu mạnh nhằm mục đích tăng doanh thu của chính phủ thêm 40 tỷ đồng Việt Nam. Một mình ông Ngọc đã bị Quốc Hội và báo chí chỉ trích, trong khi thi hành một chính sách hợp lý của chính phủ.
Sau này, tại một hội nghị về chế độ Việt Nam Cộng Hòa tại Đại Học Berkeley, năm 2016, ông Phạm Kim Ngọc công nhận chương trình này không thành công, vì thiếu thực tế. Việc áp dụng thuế “khắc khổ” và vượt quá khả năng của guồng máy Bộ Kinh Tế, không đủ để theo dõi số hàng tồn kho của khu vực tư nhân, để có thể tách ra số lượng hàng cũ không bị đánh thuế phải bán với giá cũ khỏi số lượng hàng mới được bán với giá cao hơn vì thuế mới. Cuối cùng, chính phủ chỉ tăng thu được 4 tỷ đồng Việt Nam và thâm thủng ngân sách năm 1969 đã tăng lên 51 tỷ đồng, khi hối suất chính thức là 118 đồng đổi một đô la Mỹ. Trong bài thuyết trình ông nhớ lại, coi đó là “một cơn ác mộng. Nó chỉ cho phép các nhà nhập cảng khôn khéo âm mưu với các quan chức tham nhũng để trốn thuế.”
Trong thời gian Mỹ cắt viện trợ, lạm phát gia tăng, các chương trình kinh tế, tài chính của Việt Nam Cộng Hòa nhằm tiến đến tự lập khiến dư luận càng bất mãn, và ông Phạm Kim Ngọc bất đắc dĩ “đã trở thành người phát ngôn” cho các quyết định của chính phủ, vì những người khác không ai “thích đứng ra trước công chúng.” Ông đã bình thản chấp nhận những búa rìu của dư luận, trở thành một nạn nhân của thời cuộc.
Một thành tích quan trọng của của ông Phạm Kim Ngọc là phát khởi chương trình tìm dầu lửa ở ngoài khơi Biển Đông. Ông đã trình Quốc Hội dự luật về khai thác dầu và được thông qua, thương thuyết với các công ty dầu quốc tế để bắt đầu việc dò tìm và nhờ các chuyên viên dầu lửa Iran cố vấn trong việc thương thuyết này. Chính phủ Iran hỗ trợ công tác này sau khi ông Phạm Kim Ngọc được một người bạn cũ giúp đỡ, vì đã cùng học ở London School of Economics, đang làm bộ trưởng Tài Chính Iran. Khi công ty Shell khám phá ra dấu hiệu có dầu, người dân Việt Nam Cộng Hòa mừng rỡ vì nghĩ sẽ đến ngày không cần viện trợ kinh tế của Mỹ.
Thi hài ông Phạm Kim Ngọc sẽ được hỏa táng tại Trung Tâm Hỏa Táng Bình Hưng Hòa, Việt Nam, vào ngày Thứ Hai, 16 Tháng Mười Hai, 2019. (ĐT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.