KHÁI QUÁT VỀ ĐẤU ĐÁ NỘI BỘ CỦA ĐSCVN TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI 13.
Phần mở đầu.
Giới thiệu khái quát về cách lựa chọn nhân sự đại hội 13
Chỉ còn hơn 3 tháng nữa, đại hội đảng bộ các cấp của đảng CSVN sẽ tổ chức.
Nói nôm na là như này, các đảng bộ cơ sở cấp dưới ví dụ như xã tổ chức hội nghị bầu ra bí thư, các bí thư xã họp bầu ra bí thư huyện, các bí thư huyện bầu ra bí thư tỉnh. Các bí thư tỉnh lập danh sách đoàn đại biểu tỉnh mình đưa đi đại hội trung ương, ở đó bầu cán bộ cấp trung ương, ban bí thư, bộ chính trị.
Các ban ngành cũng tổ chức na ná như mô hình địa phương.
Nghe thì có vẻ dân chủ, vì nếu đúng trình tự này thì đến giờ không biết ông nào tương lai tới đây sẽ là bí thư tỉnh, bộ trưởng, chủ tịch thành phố....tức cấp trung ương. Bởi còn đang bầu chọn các ông cấp dưới, tức đang xây móng nhà.
Nhưng thực ra thì các cán bộ vào trung ương đã được quy hoạch trước do ban tổ chức trung ương đảng, các ông mãnh được quy hoạch cứ ngồi chờ đến giai đoạn đại hội đảng bộ cấp của mình là được trung ương giới thiệu ra ứng cử, mà trung ương giới thiệu thì là ok. Có trường hợp cá biệt trung ương giới thiệu nhưng bộ sậu cũ ở địa phương ấy mạnh, họ không bầu đủ phiếu cho người do trung ương giới thiệu. Trung ương sẽ bắt họ tổ chức bầu lại đến khi nào người mà trung ương giới thiệu trúng cử mới thôi.
Nhưng đến 98% người trung ương giới thiệu là trúng cử đại hội đảng bộ phía dưới.
Chỉ thị 35 của Ban chấp hành trung ương ĐCSVN do Nguyễn Phú Trọng ký ngày 30 tháng 5 năm 2019 có đoạn sau ở mục Yêu Cầu.
-4. Công tác chuẩn bị nhân sự và bầu cử phải thực hiện đúng Điều lệ, quy chế, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông, dân chủ, công tâm, khách quan, minh bạch; gắn kết chặt chẽ với công tác quy hoạch cán bộ và sắp xếp, bố trí nhân sự lãnh đạo cơ quan nhà nước các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Chú trọng phát hiện, giới thiệu tham gia cấp ủy những nhân tố mới có đức, có tài, có uy tín, có triển vọng thông qua hoạt động thực tiễn, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số. Việc đánh giá cán bộ phải chặt chẽ và thực chất, trên cơ sở đánh giá của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền, đặc biệt coi trọng phẩm chất, uy tín, kết quả cụ thể; chủ động phòng ngừa, cảnh giác, ngăn chặn, đấu tranh, không để tác động, chi phối bởi những thông tin giả, thông tin không chính thức, xấu độc, có dụng ý bịa đặt, xuyên tạc, gán ghép trên Internet, mạng xã hội liên quan đến công tác chuẩn bị nhân sự.
Chúng ta phân ra từng ý đáng bàn trong mục này.
Thứ nhất - Mặc dù nói công tâm, dân chủ nhưng có đoạn '' gắn chặt với công tác quy hoạch cán bộ và sắp xếp, bố trí nhân sự lãnh đạo cơ quan nhà nước. Điều này có nghĩa như đã nói trên, là đảng bộ cơ sở bầu nhưng vẫn phải theo chỉ đạo bầu ai do công tác quy hoạch cán bộ đưa ra.
Thứ hai - những nhân tố qua hoạt động thực tế, nhất là cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc. Cái này ghi nhận là sự tiến bộ trong chỉ thị. Cần phải có cán bộ trẻ, cán bộ qua hoạt động thực tiễn và cán bộ nữ, dân tộc cho công bằng vùng miền.
Thứ ba- Việc đánh giá phải chặt chẽ trên cơ sở đánh giá của cấp uỷ, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan và đơn vị có thẩm quyền. Đoạn này lưu ý từ chặt chẽ và cụm từ đơn vị có thẩm quyền, chặt chẽ có nghĩa là chỉ có một hướng do cấp trên đưa ra đánh giá về cán bộ nào đó , đơn vị thẩm quyền là đơn vị không cần tập thể đảng uỷ nơi người đó ý kiến, cũng quyết định được việc đánh giá cán bộ.
Thứ tư - Đây là điểm mới, rất phù hợp với tình hình diễn ra ở đại hội trước kia và đại hội 13 tới đây, đó là đưa mạng xã hội vào trong chỉ thị văn bản của đảng. Điểm mới này là nói đến tình trạng trong lúc bầu cán bộ, nhân sự cho đại hội đảng, có những thông tin không chính thức, xấu độc, dụng ý bịa đặt, xuyên tạc làm chi phối công tác chuẩn bị nhân sự diễn ra trên internet và mạng xã hội.
Các thông tin gọi là xấu độc, bịa đặt, xuyên tạc thì không cần phải bàn, vì những thứ này quá dễ cho uỷ ban kiểm tra trung đảng, ban tổ chức trung ương đảng kiểm chứng. Nhưng phần '' thông tin không chính thức '' đó chính là phần rất phải đáng bàn. Có nghĩa những thông tin này không phảỉ là bịa đặt, xuyên tạc mà nó là những thông tin chính xác về cán bộ nào đó có sai phạm, nhưng cán bộ này đảng đã quy hoạch vào vị trí tới. Và lãnh đạo đảng CSVN cấp cao không muốn thông tin đó lọt ra ngoài gây mất uy tín về quy hoạch cán bộ của họ. Cho nên họ nhấn mạnh từ đánh gía chặt chẽ, do đơn vị có thẩm quyền ở điểm thư 3.
Phần sau sẽ bàn đến Những Thông Tin Không Chính Thức này.....
.......
Những thông tin không chính thức.
Như ở phần 1 đã đề cập đến việc trong nội dung chỉ thị 35 của bộ chính trị CSVN có đoạn nói đến thông tin xuyên tạc, thông tin không chính thức. Phần 2 này bàn đến cái gọi là thông tin không chính thức.
Thông tin không chính thức, hay còn gọi là thông tin mật về nhân sự của đảng, được đảng gọi là thông tin không chính thức, nhằm hạ thấp sự thật của những thông tin này.
Chẳng hạn trước đây những thông tin về khối tài sản của Huỳnh Đức Thơ, chủ tịch Đà Nẵng được tung ra trên mạng xã hội. Sau đó báo chí có đăng, Thơ là sân sau của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cho nên khi thông tin về Thơ lộ ra, Thơ chẳng bị hề hấn gì. Trái lại cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ của đảng CSVN đặt câu hỏi ai được phép đưa tài liệu thuộc diện trung ương quản lý này ra ngoài, như vậy là phạm tội.
Điều này cho thấy đảng CSVN đều có hồ sơ sai trái của cán bộ trong đảng. Nhưng chỉ kẻ nào được chọn làm vật tế thần, thì những hồ sơ sai phạm của kẻ ấy được mớm cho báo chí tung ra gây sức ép dư luận để sau đó cấp cao của đảng ra tay xử lý. Lúc ấy không ai đặt câu hỏi ai là người đưa ra những tài liệu, văn bản mật ấy ?
Nhưng nếu hồ sơ sai phạm của một kẻ được che chắn như Huỳnh Đức Thơ bị tung ra, ngay lập tức câu hỏi đầy tính buộc tội như ai là kẻ tung hồ sơ ấy ra sẽ ngay lập tức như một lời đe doạ cho ai muốn bàn sâu đến.
Trong đợt vừa rồi quanh vụ AVG, tài liệu mật, thậm chí là tối mật về những công văn trao đổi giữa bộ TTTT và bộ Công An giữa các ông Tô Lâm, Trương Minh Tuấn được tung ra. Phía Tô Lâm định áp dụng bài cũ với lập luận ai là kẻ tung tài liêụ mật này để dòng quy tội đối thủ. Nhưng đối thủ của Tô Lâm đẳng cấp hơn, đã lập luận rằng tại sao những tài liệu này được xếp vào loại mật?
Để có được những văn bản mật ký kết giữa hai bộ với nhau, phải là người cấp trên của hai bộ ấy mới có được. Cấp trên hai bộ này lúc đó là những ông như Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng.
Ông Hùng đã ra ngoài cuộc chơi, ông Dũng tuyên bố đời ông chả kỷ luật ai, ông Trọng mà muốn xử ông Tô Lâm thì việc đã xong từ lâu.
Duy nhất có ông Trương Tấn Sang, người theo đuổi vụ AVG này từ nhiều năm nay, ông Sang chính là người mang những hồ sơ này đi cung cấp cho báo chí viết , như trường hợp Phạm Việt Thắng ở Nghệ An mới đây và nhóm Công Khế, Huy San, Lưu Trọng Văn, Hoàng Hải Vân...trước kia.
Gần đây nhóm kỳ cựu đánh hơi giỏi như Huy San, Công Khế, Hải Vân thấy tình hình có thể khó đánh bật Tô Lâm ra khỏi đại hội 13, nên đã không dám ra mặt công khai. Chỉ có số sau này muốn như Phạm Việt Thắng, Lưu Trọng Văn, Phan Trí Đỉnh và một số nhà báo trẻ tuổi háo danh muốn thể hiện là còn hăng hái.
Tình hình đại hội đảng CSVN khoá 13 này có lẽ sẽ không có sự đấu đá gay cấn như đại hội 12, mọi thứ hình như cơ cấu các phe cũng đã tạm ổn. Duy có phe ông Tư Sang là còn chưa hài lòng. Cái ông Sang muốn là một đàn em của ông phải có một suất trong nhóm tứ trụ, thông qua đó ông còn có ảnh hưởng để đe nẹt các doanh nghiệp lớn phải quỵ luỵ ông.
Một trong hai suất tứ trụ mà ông Tư Sang muốn đệ tử của mình là Trương Hoà Bình, người đồng hương cùng họ Trương lãnh nhận là chức chủ tịch nước hay thủ tướng.
Phe ông Tư Sang tung ra tài liệu đánh Tô Lâm và Nguyễn Văn Bình hai ứng cử viên tiềm năng vào tứ trụ trong đại hội tới dưới những cái tên như Nguyễn Văn Tung, Việt Hoàng. Nhưng đợt tấn công lần này chưa đủ mạnh, vì thiếu sự tham gia của những nhà báo tên tuổi như Công Khế, Huy Đức, Hoàng Hải Vân. Thiếu luôn cả báo chí chính thống ra mặt góp sức.
Nhóm Công Khế, Hải Vân đã tìm được minh chủ khác là Nguyễn Xuân Phúc, tuy họ muốn là những người nổi danh chống quan chức tiêu cực, nhưng chỉ khi nào họ cảm thấy việc chống quan chức nào đó có khả năng thành công lớn thì họ mới nhập cuộc. Huy San cũng mục đích như vậy, nói thêm nếu Huy San có tham gia đánh Tô Lâm, Bình Ruồi lần này mà không thành, chắc chắn ở nhiệm kỳ sau, nơi ở của Huy San là trong B34, vì những lần trước kia đã mạt sát hai gã uỷ viên BCT này.
Nguyễn Văn Bình và Tô Lâm là hai kẻ có tài, hữu ích cho cho chế độ CSVN hiện nay. Bình khá tinh ranh trong việc điều hoà những luồng chảy kinh tế ngầm của chế độ cộng sản độc tài, Tô Lâm thì khỏi nói, cứ nhìn phong trào dân chủ, biểu tình chống Trung Quốc dưới thời ông ta làm bộ trưởng CA thì thấy rõ.
Những gì hữu ích cho chế độ độc tài chẳng phải là điều đáng khen.
Cho những cái tên lạ hoắc như Nguyễn Văn Tung, Hoàng Việt trưng tài liệu mật đánh Tô Lâm lên mạng xã hội là điều sai lầm của ông Tư Sang. Lẽ ra ông phải dùng những bí mật về bọn đàn em báo chí của mình như Công Khế, Huy San...ép chúng phải có những bài mở đường trước về sai phạm của Tô Lâm. Tiếp đến mới cho Văn Tung, Hoàng Việt đưa ra văn bản mật, như thế mới gây được hiệu quả có thể thành công như ý. Cách thức chiến đấu như thế sẽ khiến lòng dân sôi sục, các đại biểu cảm thấy vững tin để chất vất gây mất uy tín đối thủ, cuối cùng dẫn đến ông Trọng phán quyết hình thức kỷ luật để cá nhân ông Trọng được tiếng là người đốt lò vĩ đại.
Chỉ còn dăm ba kỳ họp trung ương đảng nữa là kết thúc nhiệm kỳ khoá 12, thời gian không còn nhiều, rất mong những nước đi tiếp tới, ông Tư Sang có những đòn quyết liệt hơn, huy động được nhiều quân hơn vào cuộc, gây nên những điều kỳ thú trong thời gian tới.
Thanh Hiếu Bùi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.